Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích Thơ duyên của Xuân Diệu mang đến 2 mẫu dàn ý chi tiết đầy đủ nhất giúp các bạn nhanh chóng nắm được nội dung để biết cách phân tích đánh giá nội dung bài thơ hay nhất.
Thơ duyên là bài thơ cực hay, không chỉ xuất sắc về nội dung mà ở khía cạnh hình thức bài thơ cũng đã làm rất tròn vai của mình. Bên cạnh việc sử dụng các từ láy, phép nhân hóa, các từ ngữ đặc sắc một nét khá đặc biệt trong bài thơ là cách ngắt câu. Vậy sau đây là 2 dàn ý phân tích Trao duyên hay nhất mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm cảm nhận Trao duyên.
Dàn ý phân tích Thơ duyên
I. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về bài Thơ duyên và tác giả Xuân Diệu
II. Thân bài
1. Khổ 1 Thơ duyên
Bài thơ mở đầu bằng mối giao cảm kì diệu của thiên nhiên. Dường như đoạn thơ “duyên” trong từng dao động tinh vi của cảnh vật, của đất trời
“Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên
Cây me ríu rít cặp chim chuyền
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,
Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền”.
– “Chiều” trở thành “chiều mộng”, “nhánh” trở thành “nhánh duyên”. Đặc biệt “nhánh duyên” thể hiện năng lực cảm thụ tinh tế của Xuân Diệu – nó vừa gợi nét thanh thoát vừa gợi sức sống trẻ trung.
– Trên nền không gian ấy, hình ảnh đôi chim hiện ra xiết bao thơ mộng, tình tứ: “Cây me ríu rít cặp chim chuyền”.
→ Tiếng hót ríu rít vui tươi của thiên nhiên cũng là tiếng lòng của tình yêu, tiếng lòng đôi lứa vừa rộn ràng, trong trẻo, vừa xao xuyến, bâng khuâng.
– “Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá”: nghệ thuật đảo ngữ: không phải “trời xanh đổ ngọc” mà là “đổ trời xanh ngọc” tạo nên sức sống cho câu thơ. Trời thu ăm ắp no đầy nghiêng mình rót từng giọt xanh qua muôn ngàn lá biếc. Đó cũng là màu của tuổi trẻ, màu của tâm hồn đang ở độ trẻ trung, rạo rực nhất.
– “Thu đến nơi nơi động tiếng huyền”: đó phải chăng là hợp âm của thiên nhiên, đất trời hay tự chính lòng người. Nếu ở trên Xuân Diệu thành công trong việc miêu tả sắc thu, thì đến đây ông cũng tinh tế nhạy cảm khi cảm nhận thấy hồn thu êm ái, mơ hồ và dịu nhẹ.
2. Khổ 2 Thơ duyên
Khổ thơ tình sau đây là tiêu biểu cho sự tương giao, hòa hợp giữa thiên nhiên, tạo vật và lòng người:
“Con đường nhỏ nhỏ gió siêu siêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều;
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn
Lần đầu rung động nỗi thương yêu”.
– Từ láy toàn phần “nhỏ nhỏ”, “siêu siêu”, “lả lả” vừa khắc họa vẻ đẹp duyên dáng tinh tế của cảnh vật, vừa tạo nên nhạc điệu êm dịu, quyến luyến cho câu thơ mà không từ ngữ nào thay thế được.
– Con đường “nhỏ nhỏ” chứ không phải “nho nhỏ”, không miêu tả cụ thể mà thiên về cảm giác, khiến con đường trở nên xinh xắn, thơ mộng hơn.
– Hai tiếng “xiêu xiêu” đã hữu hình ngọn gió vô hình, và cành cây thành “cành hoang” mơ hồ, huyền ảo, tô đậm cái “nắng trở chiều” đang thưa nhạt dần của mùa thu.
– Từ đó, ý niệm về hạnh phúc cũng khơi lên và lan tỏa trong lòng người.
“Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn
Lần đầu rung động nỗi thương yêu”.
→ Chính sự sóng đôi của thiên nhiên không chỉ xui khiến lòng người vang ngân, rung động mà còn thức dậy trong tâm hồn niềm khát khao giao cảm, gắn bó.
Những rung động tih vi trong đoạn thơ là biểu hiện của một sức sống nội tâm mãnh liệt trong hồn thơ Xuân Diệu.
3. Khổ 3 Thơ duyên
“Em bước điềm nhiên không vướng chân,
Anh đi lững đững chẳng theo gần
Vô tâm – nhưng giữa bài thơ dịu
Anh với em như một cặp vần”.
– “Em” và “anh” cùng dạo bước trên đường. “Em” bước đi “điềm nhiên”, trông tự nhiên, hồn nhiên, duyên dáng. Anh cũng đang say sưa ngắm cảnh đất trời, bước chân “lững đững” – thong thả, ung dung. Cuộc ngẫu gặp của đôi lứa thanh tân, tưởng “vô tâm” mà hình như đã có cái “duyên” trời sắp sẵn.
– Một cặp vần ở đây là sư hòa hợp giữa hai tâm hồn, hòa hợp trọn vẹn đến độ hoàn toàn. Xuân Diệu còn nhấn mạnh đây là sự hòa hợp của một cặp vần trong “một bài thơ dịu”. Sự hòa hợp ấy được nâng lên đến độ tuyệt đối.
4. Khổ 4 Thơ duyên
“Mây biếc về đâu bay gấp gấp
Con cò trên ruộng cánh phân vân
Chim nghe trời rộng dang thêm cánh
Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần”.
– Dáng bay gấp gấp không chỉ gợi vẻ mềm mại tinh tế mà còn đầy duyên dáng uyển chuyển chất chứa trong đó là thoáng nghi ngại ngập ngừng của một cái tôi luôn bị ám ảnh về thời gian trôi chảy và ý thức được cái hữu hạn của đời người.
– Bằng tất cả sự tinh tế, Xuân Diệu đã cảm nhận được cái ngập ngừng băn khoăn trong gân cốt cánh cò không biết nên sà xuống cánh đồng rộng lớn mênh mông hay vút lên khoảng trời thăm thẳm bao la. Chỉ một từ “phân vân” nhưng nó đã níu cả sắc xanh của nền trời xuống gần với màu xanh của cánh đồng để cánh cò trắng vút lên trở thành gam màu chủ đạo, trở thành điểm nhấn trong không gian.
→ Cái “phân vân” của cánh cò, cái “gấp gấp” của làn mây chính là nét tâm trạng điển hình của thơ Mới mà ta chưa hề gặp trong thơ cổ.
– Chiều thu tàn, bầu trời như trải rộng thêm ra. Cảm nhận ấy được diễn tả qua hai câu thơ tuyệt bút:
“Chim nghe trời rộng giang thêm cánh,
Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần”.
– Lấy cái hữu hạn, cô đơn, bé nhỏ (cánh chim) để diễn tả cái vô hạn, mênh mông (bầu trời) là một nét vẽ tài hoa. “Chim nghe…” – nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đầy thi vị. Cánh chim nhỏ nhoi, bay miết, in dáng trên nền trời chiều bao la. Hoàng hôn buông xuống, sương thu chớm lạnh. Hoa khép cánh dần…
5. Khổ 5 Thơ duyên
“Ai hay tuy lặng bước thu êm
Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm
Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy,
Lòng anh thôi đã cưới lòng em”.
– Thời gian nhẹ nhàng trôi “bước thu êm”, con người bước đi êm ả giữa mùa thu. Trong khung cảnh ấy, mọi tâm hồn sẽ tự tìm đến với nhau mà chẳng cần băng nhân.
– “Lòng anh thôi đã cưới lòng em”: từ “cưới” mà Xuân Diệu dùng ở đây, độc đáo đến lạ lùng. Lòng anh cưới lòng em, đó là sự hòa hợp hai tấm lòng, hai tâm hồn đến độ trọn vẹn. tuyệt đối, sự hòa hợp trong mức độ cao nhất của cảm nhận về hạnh phúc. Từ “thôi” trong câu thơ này cũng rất lạ. Thôi nghĩa là đành vậy, đành phải chấp nhận như vậy, không còn cách nào khác, không thể từ chối được. Như vậy, cái việc lòng anh cưới lòng em, cái việc lòng anh hòa hợp với lòng em là việc tự nhiên, như của trời đất, con người không thể tạo ra, con người không thể chối bỏ.
III. Kết bài
– Khái quát lại nội dung của Thơ duyên.
– Nhận xét, nêu cảm nghĩ về bài thơ.
Dàn ý phân tích Thơ duyên của Xuân Diệu
I. Mở bài
– Hồn thơ Xuân Diệu không bao giờ khép kín mà luôn luôn rộng mở đối với thiên nhiên và con người.
– Niềm khao khát được hòa hợp, giao cảm với cuộc đời thể hiện rõ nét qua một bài thơ thật hồn nhiên của nhà thơ: Thơ duyên (ghi lại bài thơ).
– Chuyển mạch.
II. Thân bài
A. Sự giao hòa tuyệt diệu trong thiên nhiên
– Duyên chỉ sự ràng buộc quấn quýt. Đây là cuộc gặp gỡ tình cờ không hẹn trước. “Thơ duyên” là thơ để làm duyên, để bắc nhịp cầu cảm thông.
– Cũng có thể hình tượng thơ cho thấy nhưng xúc cảm tinh tế của nhà thơ trước sự hòa hợp tuyệt diệu giữa con người và thiên nhiên, giữa “anh” và “em” trong không khí của thơ và mộng, trong âm hưởng của nhạc (tiếng huyền) và trong tình yêu mến (nỗi thương yêu).
1. Chiều mộng vừa hiện thực vừa lãng mạn. Một buổi chiều mùa thu với không gian êm đềm, cảnh vật như đang giao hòa trên nhánh duyên.
– Hình ảnh gợi cảm, thơ mộng:
- Đôi chim hót ríu rít, chuyền trên những cành me.
- Nền trời trong xanh màu ngọc bích đổ ánh sáng qua muôn lá.
– Dường như khắp nơi, thiên nhiên đều dạo lên khúc nhạc chào đón mùa thu:
Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền.
2. Cảnh vật trở nên nhẹ nhàng, duyên dáng:
– Con đường nho nhỏ với những làn gió xiêu xiêu nhẹ, những cành hoang lả lá dưới ánh nắng chiều…
– Những đám mây biếc bay gấp gấp, làm cho cánh cò trên ruộng cũng phân vân.
“Từ con cò của Vương Bột lặng lẽ bay với ráng chiều (Lạc hà dữ cô lộ tề phi: Thu Thủy cộng trường thiên nhất sắc, dịch là: Ráng chiều và cánh cò đơn chiếc lặng bay: Nước mùa thu cùng trời mùa thu một sắc) đến con cò của Xuân Diệu không bay mà cánh phân vân, có sự cách biệt của hơn một ngàn năm và của hai thế giới” (Hoài Thanh). Vì Vương Bột quan sát, còn Xuân Diệu vừa quan sát vừa cảm nhận nên có sự cách biệt ấy.
Chim nghe trời rộng giang thêm cánh
Hoa lạnh chiều thưa sương xuống đầu.
Như nêu bật cảm giác rợn ngợp của cánh chim trước bầu trời cao.rộng, và cảm giác dịu lạnh của một loài hoa dưới những giọt sương chiều rơi nhẹ.
3. Thiên nhiên trong buổi chiều hôm qua bài thơ thật êm đềm, thơ mộng. Tất cả dường như có duyên với nhau, giao hòa trong một sự vận động vốn có. Nét đặc sắc nhất của những câu thơ ở đây là “cảnh như muốn theo lời thơ mà tan ra. Nó chỉ mất một tí rõ ràng để được thêm rất nhiều thơ mộng” (Hoài Thanh).
Hơn nữa, thiên nhiên như đang chuẩn bị cho những cảm xúc trìu mến để con người đón nhận những tình cảm thương yêu.
B. Sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn
Lần đầu rung động nỗi thương yêu.
Nhân vật trữ tình ở đây là ta, là anh, một chàng thanh niên mới lần đầu rung động con tim nên cảm thấy tràn ngập tình cảm thương yêu.
Anh đi dưới đất trời – như giữa bài thơ dịu trên con đường nho nhỏ thoảng làn gió xiêu xiêu trong âm vang của khúc nhạc thu êm ái, lòng chợt rung động bởi một tình cảm mới lạ, cứ nhịp bước theo em. Tâm hồn anh hòa điệu với em như một cặp vân, dù ta chẳng quen biết nhau, không có băng nhân mai mối:
Ai hay tuy lặng bước thu êm
Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm
Nhân vật trữ tình đang lắng nghe lòng mình hòa điệu với vạn vật, cùng lúc khao khát giao cảm với cuộc đời, khao khát yêu thương và được thương yêu.
3. Tình cảm yêu thương trong bài thơ gây ấn tượng sâu đậm, như một niềm hạnh phúc chính đáng mà con người được hưởng, và thơ mộng như trong truyện thần tiên:
Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy
Lòng anh thôi đã cưới lòng em.
III. Kết bài
Khái quát cảm nghĩ của em về bài thơ
Thơ duyên cho thấy bao nét đẹp của một chiều thu quê hương qua những chi tiết được quan sát, chủ yếu là được cảm nhận thật tinh tế. Đây là một trong số rất ít bài thơ trong sáng, hồn nhiên của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám 1945.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích Thơ duyên của Xuân Diệu Phân tích bài Thơ duyên của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.