Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Mùa hoa mận của Chu Thùy Liên mang đến 3 dàn ý chi tiết, đầy đủ nhất. Qua dàn ý phân tích bài thơ Mùa hoa mận giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều tài liệu học tập, nắm được các luận điểm, luận cứ quan trọng để biết cách viết bài văn phân tích bài thơ hay đầy đủ các ý.
Bài thơ Mùa hoa mận đã khắc họa thành công bức tranh núi rừng Tây Bắc đầy thơ mộng với gam màu chủ đạo là màu trắng tinh khôi làm xao xuyến kẻ đến người đi. Vậy dưới đây là 3 dàn ý Mùa hoa mận hay nhất, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Dàn ý phân tích Mùa hoa mận
1. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm
– Nêu cảm nhận chung về tác phẩm.
2. Thân bài
2.1. Phân tích, đánh giá về chủ đề, nội dung:
a. Chủ đề và cảm hứng chủ đạo:
– Chủ đề: tình cảm dành cho con người, quê hương và đất nước.
– Cảm hứng chủ đạo: nỗi nhớ thương da diết về thiên nhiên, cảnh sắc và con người vùng Tây Bắc.
b. Bức tranh thiên nhiên: nổi bật là hình ảnh hoa mận trắng muốt bung nở ở đầu cành.
c. Cuộc sống sinh hoạt của con người vùng Tây Bắc:
* Hình ảnh lũ trẻ chơi đùa trong mùa hoa mận:
– Bầu không khí náo nức, vui tươi:
- Con trai háo hức chơi cù.
- Con gái rộn ràng khăn áo.
– Hình ảnh “bóng bay”: gửi gắm, thể hiện ước mơ của lũ trẻ vùng cao.
* Hình ảnh người lớn trong mùa hoa mận:
- Mẹ chuẩn bị lá, gạo.
- Cha căng nỏ.
- Người già khẩn trương làm đu.
=> Bầu không khí có sự hối hả.
d. Hình ảnh ngôi nhà và tâm trạng của nhân vật trữ tình:
– Ngôi nhà hiện lên chân thực, mang nét đặc trưng của lối nhà ở nơi vùng cao:
- Tường được làm bằng bất nện.
- Bếp lửa ở giữa nhà với ánh sáng rực hồng.
– Nhân vật trữ tình: luôn hướng lòng mình về người thân, quê hương yêu dấu.
2.2. Phân tích, đánh giá nghệ thuật:
– Biện pháp điệp cấu trúc “Cành mận bung trắng muốt”.
– Hình ảnh thơ gần gũi, mang đậm màu sắc Tây Bắc.
– Ngôn ngữ trong sáng, mộc mạc, dễ hiểu.
3. Kết bài:
Khẳng định lại giá trị tác phẩm.
Dàn ý bài Mùa hoa mận
1. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm
– Nêu cảm nhận chung về tác phẩm.
2. Thân bài
a. Trẻ con trong mùa hoa mận nở
– Khung cảnh đùa vui, náo nức
- Con trai háo hức chơi cù
- Con gái rộn ràng khăn áo
=> Trẻ con vui đùa với những niềm vui thơ ngây dưới cành hoa mận
– Ước mơ của con trẻ
– Nhân hóa “bóng bay nâng ước mơ”
=> Những quả bóng bay bình thường chất chứa bao khát vọng của những đứa trẻ Tây Bắc
b. Người lớn trong mùa hoa mận nở
– Không gian gia đình ấm áp
- Mẹ chuẩn bị lá gạo
- Cha căng nỏ
– Người già làm đu
=> Gia đình đầy đủ mẹ cha và người già, mỗi người một công việc, hối hả bộn bề lo cho tổ ấm của mình.
c. Thiên nhiên, cảnh vật trong mùa hoa mận nở
– Không gian gần gũi, ấm áp, mang đậm hương vị Tây Bắc
- Nhà ủ nếp hương
- Lửa hồng trong bếp
=> Biện pháp nhân hóa nhà “ủ” và lửa hồng “nở hoa” gợi tả không gian núi rừng gần gũi, ấm áp
– Nỗi nhớ của người đi xa
- Người đi xa luôn nhớ da diết về quê hương
- Hoa mận như dẫn lối họ trở về với quê hương
=> Điệp ngữ “Cành mận bung trắng muốt” xuyên suốt cả bài thơ gợi một không gian trữ tình đậm hương vị Tây Bắc. Có lẽ bởi vì hoa mận là loài hoa đặc trưng của Tây Bắc, đặc biệt mỗi dịp xuân về. Chính vì vậy, không gian con người Tây Bắc sinh hoạt dưới màu hoa mận là nỗi nhớ khôn nguôi cho những người con đi xa.
3. Kết bài
Đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, liên hệ bản thân (nếu có), khẳng định tài năng, tấm lòng của tác giả…
Lập dàn ý phân tích Mùa hoa mận
1. Mở bài
Giới thiệu các thông tin liên quan đến tác phẩm như tên, tác giả, hoàn cảnh sáng tác, đề tài, chủ đề…. nêu ấn tượng cảm xúc chung khi đọc bài thơ.
2. Thân bài
Lần lượt phân tích theo từng khổ thơ
– Khổ 1 “Cành mận bung cánh muốt……Bóng bay nâng ước mơ con trẻ”: Mùa hoa mận bung nở là tín hiệu báo mùa xuân về
- Hoa mận trắng muốt mang không khí, sắc đẹp rộn ràng của mùa xuân.
- Hoa mận nở báo hiệu mùa xuân với lũ trẻ rộn ràng khăn áo, háo hức chơi cù.
- Màu hoa mận gợi lên bao ước mơ, kỷ niệm gắn liền với tuổi ấu thơ.
– Khổ thứ 2: “Cành mận bung cánh muốt……Giục người già bản hối hả làm đu.”: Dưới cành mận trắng xóa là bức tranh sinh hoạt tấp nập, nhộn nhịp của dân làng để chờ để mùa xuân về
- Người mẹ xốn xang với lá, gạo để nấu xôi, làm bánh chuẩn bị cho mâm cỗ cúng tổ tiên
- Người cha căng cánh nỏ, người già trong bản làm đu, phục vụ cho những trò chơi dân gian của buôn làng khi xuân về
- Màu hoa mận trắng muốt là tín hiệu báo mùa xuân về trên quê hương
– Khổ thứ ba: “Cành mận bung cánh muốt… Cho người đi xa nhớ lối trở về”: Mùa hoa mận nở trong tâm tư của người xa quê hương, là hình bóng , tín hiệu của quê hương.
- Màu trắng của cánh mận được lặp lại liên tục trong ba câu đầu của ba khổ thơ, dấu hiệu báo mùa xuân về, tạo tính nhạc và sự liên kết cho khổ thơ.
- Dưới tán mận không khí chuẩn bị cho mùa xuân mới càng rộn ràng với các phong tục truyền thống
- Đặc biệt màu trắng của hoa mận, mùi thơm nhẹ nhàng của cánh mận như là dẫn lối để con người trở về quê hương.
3. Kết bài
Đưa ra nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, liên hệ bản thân (nếu có), khẳng định tài năng, tấm lòng của tác giả…
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Mùa hoa mận của Chu Thùy Liên (3 Mẫu) Phân tích Mùa hoa mận của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.