Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi mang đến mẫu chi tiết nhất. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo trau dồi kiến thức để nhanh chóng biết cách viết bài văn phân tích tác phẩm hay, đầy đủ các ý.
Đất rừng phương Nam là tác phẩm rất hay của Đoàn Giỏi. Qua tác phẩm chúng ta càng hiểu thêm về cuộc sống của con người Nam Bộ, về thế giới bên ngoài, về những con người phóng khoáng, giàu tình cảm. Vậy dưới đây là dàn ý phân tích Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi mời các bạn cùng đón đọc. Ngoài ra các bạn xem thêm kết bài Đất rừng phương Nam, mở bài Đất rừng phương Nam.
Dàn ý phân tích Đất rừng phương Nam
A. Mở bài
– Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm.
– Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.
B. Thân bài
1. Khái quát chung về thể loại tiểu thuyết
– Khái niệm: là thể loại tự sự có dung lượng lớn, thông qua hoàn cảnh, sự việc, nhân vật để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và mang những đặc trưng riêng biệt.
– Đặc trưng thể loại.
2. Phân tích, đánh giá
2.1. Phân tích, đánh giá nội dung của tác phẩm
+ Trích đoạn “Đất rừng phương Nam” đã thuật lại hành trình An theo tía nuôi và thằng Cò đi “ăn ong” – đi lấy mật.
+ Vẻ đẹp đầy chất thơ, hoang dã của rừng U Minh, đồng thời là sự sống đa dạng, phong phú của các loài sinh vật.
+ Tía nuôi của An – một người đàn ông với vẻ đẹp mạnh mẽ, vững chãi của một người lao động từng trải, chất phác, can đảm.
+ Cò – cậu bé hiện thân của núi rừng.
2.2. Phân tích, đánh giá nghệ thuật của tác phẩm
+ Những từ ngữ, câu văn giàu hình ảnh.
+ Ngôi kể thứ nhất, “tôi” là người dẫn truyện.
+ Ngôn ngữ tự nhiên, đậm chất Nam Bộ.
C. Kết bài
– Khẳng định lại những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
– Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc tác phẩm.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài Đất rừng phương Nam Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.