Bạn đang xem bài viết Vắc xin đậu mùa khỉ đã có chưa? Nên tiêm hay không? Hiệu quả thế nào? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Virus đậu mùa khỉ đang khiến cả thế giới phải cảnh giác vì mức độ nguy hiểm và khả năng lây lan của bệnh. Sử dụng vắc xin là một phương pháp kiểm soát bệnh hiệu quả. Vậy vắc xin đậu mùa khỉ đã có chưa, có nên tiêm hay không và hiệu quả của vaccine như thế nào? Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Đậu mùa khỉ là gì?
Đậu mùa khỉ (monkeypox) là bệnh truyền nhiễm cấp tính có nguồn gốc từ châu Phi, do virus đậu mùa khỉ gây ra và có khả năng gây dịch.
Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ điển hình là xuất hiện phát ban (các nốt mụn nước chứa đầy mủ) đi kèm với sốt, đau đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng, ớn lạnh, sưng hạch bạch huyết và các triệu chứng về đường hô hấp (như đau họng, nghẹt mũi hoặc ho).
Virus đậu mùa khỉ có thể lây truyền từ động vật sang người hoặc từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với các nốt phát ban, dịch cơ thể, giọt bắn đường hô hấp, qua quan hệ tình dục, vật dụng của người bị nhiễm và lây truyền từ mẹ sang con.
Hiện tại đã có vaccine đậu mùa khỉ hay chưa?
Hiện nay đã có 1 loại vaccine phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt là MVA-BN (còn gọi là Imvamune, Imvanex hoặc Jynneos). Loại vaccine này được dùng dưới dạng 2 mũi tiêm dưới da cách nhau 4 tuần.
Do vaccine chỉ vừa được phê duyệt vào năm 2019 để sử dụng trong phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ nên vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Vì vậy, Tổ chức y tế thế giới (WHO) hiện đang làm việc với nhà sản xuất để nâng cao khả năng tiếp cận vaccine phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ này cho cộng đồng.
Hiện nay đã có vaccine phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ
Có nên tiêm vaccine đậu mùa khỉ hay không?
Theo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ của Bộ Y tế, việc có nên tiêm vaccine đậu mùa khỉ hay không phụ thuộc vào bạn đang có đang nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh này hay không.[1]
Cụ thể, những đối tượng này bao gồm:
- Người tiếp xúc với bệnh nhân hoặc sống trong vùng dịch: Cần được tiêm phòng sau phơi nhiễm.
- Người hỗ trợ các trường hợp mắc bệnh: Tiêm chủng chủ động cho nhóm này để phòng ngừa lây bệnh gồm nhân viên y tế, nhân viên làm việc tại các phòng xét nghiệm.
Theo WHO, hiện nay chưa cần tiêm đại trà vaccine này bởi vì bệnh đậu mùa khỉ không dễ lây lan khi chúng ta thực hiện đúng các biện pháp phòng ngừa được khuyến cáo. Bên cạnh đó, vaccine vẫn còn ở giai đoạn sơ khai và cần được tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới.
Do đó nếu bạn không thuộc nhóm nguy cơ cao thì không cần thiết phải tiêm vaccine đậu mùa khỉ.
Nhân viên y tế là đối tượng có nguy cơ cao cần tiên vaccine đậu mùa khỉ
Có thể sử dụng vaccine bệnh đậu mùa để ngăn bệnh đậu mùa khỉ không?
Vì virus đậu mùa khỉ và đậu mùa giống nhau về mặt di truyền, nên các loại vaccine được phát triển để bảo vệ chống lại virus đậu mùa có thể được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.
Do đó, những người đã được tiêm phòng bệnh đậu mùa trước đây sẽ có khả năng phòng bệnh ở mức độ nhất định đối với bệnh đậu mùa khỉ.
Tuy nhiên, do đậu mùa đã được “xóa sổ” từ những năm 1980, vì vậy vaccine phòng bệnh đậu mùa hiện không còn được cung cấp cho cộng đồng. Những người dưới 40 – 50 tuổi hầu như chưa được tiêm phòng đậu mùa do công tác tiêm phòng đã chấm dứt sau khi bệnh đậu mùa đã chấm dứt trên toàn cầu.
Có thể sử dụng vaccine bệnh đậu mùa để ngăn bệnh đậu mùa khỉ
Hiệu quả của vaccine đậu mùa khỉ ra sao?
Theo BSCK II Nguyễn Trung Cấp – Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW cho biết những người được tiêm vaccine đậu mùa được bảo vệ ít nhất 85% với bệnh đậu mùa khỉ.
Cụ thể, việc tiêm chủng vắc xin phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ có thể ngăn ngừa bệnh nếu người bị nhiễm virus được tiêm trong vòng 4 ngày kể từ ngày tiếp xúc đầu tiên.
Trường hợp được tiêm vaccine phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ trong vòng 2 tuần kể từ khi tiếp cúc gần với người bệnh thì vaccine giúp hạn chế các triệu chứng nguy hiểm của căn bệnh này.
Cách phòng chống bệnh đậu mùa khỉ
Để phòng ngừa nhiễm bệnh đậu mùa khỉ, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Tránh tiếp xúc gần với động vật có thể nhiễm virus (động vật bị bệnh hoặc đã chết ở khu vực xảy ra đậu mùa khỉ), không buôn bán động vật hoang dã.
- Giữ khoảng cách với người nghi nhiễm hoặc đang mắc bệnh đậu mùa khỉ. Tránh tiếp xúc trực tiếp với vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn, các vật dụng và đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn, nước sạch.
- Thực hiện lối sống lành mạnh: Ăn chín uống sôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng cường thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe.
- Sử dụng các đồ bảo hộ y tế khi tiếp xúc, chăm sóc người bệnh.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Liên hệ với bác sĩ hoặc trung tâm y tế nếu bạn có các dấu hiệu dưới đây:
- Mệt mỏi kèm theo sốt, đau nhức cơ thể, sưng hạch bạch huyết.
- Xuất hiện phát ban hoặc vết loét mới.
- Đã tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh.
Chẩn đoán
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, bệnh đậu mùa khỉ được chẩn đoán xác định qua xét nghiệm sinh học phân tử (PCR) với bệnh phẩm là dịch hầu họng (giai đoạn khởi phát) hoặc dịch nốt phỏng (giai đoạn toàn phát) đối với các ca bệnh nghi ngờ.
Ca bệnh nghi ngờ đậu mùa khỉ khi có các triệu chứng lâm sàng nghi nhiễm hoặc có một hoặc nhiều yếu tố dịch tễ sau:
-
Trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, có tiếp xúc trực tiếp với da hoặc tổn thương da (bao gồm cả quan hệ tình dục) với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ hoặc tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm như quần áo, giường tủ, đồ cùng cá nhân của người bệnh.
-
Có dịch tễ đi du lịch đến các quốc gia đang lưu hành đậu mùa khỉ trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng.
Ca bệnh xác định là ca bệnh có kết quả xét nghiệm sinh học phân tử (PCR) dương tính với virus đậu mùa khỉ.
Xét nghiệm sinh học phân tử để chẩn đoán xác định đậu mùa khỉ
Tham khảo một số bệnh viện uy tín
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, Viện Pasteur TP.HCM, Khoa Nội nhiễm – Bệnh viện Thống Nhất,…
- Tại thành phố Hà Nội: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương, Khoa truyền nhiễm – Bệnh viện Bạch Mai, Khoa nội truyền nhiễm – Bệnh viện trung ương Quân đội 108,…
Xem thêm:
- Các bệnh thường gặp vào mùa mưa và cách phòng tránh
- Lịch tiêm chủng trẻ 1 – 10 tuổi
- Tiêm phòng ung thư cổ tử cung HPV và những điều bạn cần biết
- Các loại vaccine HPV? Độ tuổi, đối tượng tiêm phòng vaccine HPV
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về vắc xin phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ. Hãy chia sẻ bài viết cho người thân và bạn bè để cùng nhau chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân và mọi người xung quanh.
Nguồn: Hcdc, Cdc, Suckhoedoisong, Moh.gov.
Nguồn tham khảo
-
Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ ở người
https://vncdc.gov.vn/bo-y-te-ban-hanh-huong-dan-chan-doan-dieu-tri-va-phong-benh-dau-mua-khi-o-nguoi-nd17032.html
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Vắc xin đậu mùa khỉ đã có chưa? Nên tiêm hay không? Hiệu quả thế nào? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.