Bạn đang xem bài viết Ung thư thanh quản tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ung thư thanh quản là gì?
Thanh quản là gì?
Thanh quản trong tiếng Hán Việt nghĩa là ống phát ra âm thanh, Quản nghĩa là ống và thanh là âm thanh.
Thanh quản là phần trên của đường hô hấp nối liền miệng và khí quản, nằm phía trước thực quản.
Thanh quản có 3 vùng:
– Vùng trên dây thanh âm
– Vùng dây thanh âm
– Và vùng dưới dây thanh âm
Ung thư thanh quản có thể xuất hiện từ bất cứ vùng nào của dây thanh quản.
Thanh quản trong cơ thể có các chức năng:
– Bảo vệ đường thở khi đang ăn, không cho thức ăn lọt vào khí quản
– Là nơi đưa không khí lưu thông từ mũi miệng vào phổi
– Phát âm giúp con người giao tiếp
Triệu chứng của ung thư thanh quản
Ung thư thanh quản phát hiện càng sớm càng dễ điều trị. Do đó, bệnh nhân cần được đi khám và thực hiện các xét nghiệm phát hiện sớm ung thư. Một vài triệu chứng cần chú ý như:
Khàn tiếng hoặc thay đổi giọng nói
Đây là dấu hiệu sớm thường gặp nhất của ung thư thanh quản. Tuy nhiên, nhiều bệnh lý không ác tính khác cũng gây ra khàn tiếng như cảm lạnh, sử dụng quá mức thanh quản trong những nghề nghiệp cần giao tiếp liên tục.
Nếu một người xuất hiện khàn tiếng trên 3 tuần. Rất có thể đây là dấu hiệu của ung thư thanh quản.
Ngoài ra các nguyên nhân gây khàn tiếng khác bao gồm:
– Trào ngược dạ dày thực quản
– Di ứng
– Bướu giáp
– Chấn thương
Khó nuốt
Khó nuốt có nhiều mức độ từ cảm giác nuốt vướng ở họng cho đến bệnh nhân hoàn toàn không thể nuốt thức ăn. Ngoài ra bệnh nhân còn có thể có cảm giác đau hoặc rát họng khi nuốt. Hoặc chỉ có cảm giác thức ăn dính ở cổ.
Khó nuốt cũng có thể do các nguyên nhân lành tính gây hẹp thực quản, nhưng cũng có thể do nguyên nhân bướu ở vùng thanh quản. Do đó, khi có bất kỳ dấu hiệu khó nuốt nào, bệnh nhân cũng cần khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và phát hiện sớm ung thư.
Sụt cân.
Sụt cân là dấu hiệu phổ biến ở nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư thanh quản. Sụt cân là do bệnh tiến triển làm bệnh nhân ăn uống kém. Cần đi khám bác sĩ khi sụt cân trên 10% trọng lượng cơ thể trong thời gian nhắn dưới 3 tháng.
Nguyên nhân mắc bệnh ung thư thanh quản
Người ta không biết chính xác nguyên nhân gây ung thư thanh quản, nhưng những đối tượng sau đây có nguy cơ mắc ung thư thanh quản cao hơn so với dân số chung:
Hút thuốc và uổng rượu
Hút thuốc và uống rượu làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư, trong đó có ung thư thanh quản. Khói thuốc và rượu mang nhiều chất gây ung thư tiếp xúc với thanh quản sẽ tác động lên bề mặt cơ quan này và gây bệnh. Người nghiện rượu có nguy cơ mắc ung thư thanh quản gấp 3 lần người không uống rượu.
Nhiễm HPV
HPV là virus gây u nhú ở người. Khoảng 1/10 số ca ung thư thanh quản có nhiễm HPV.
Tiếp xúc chất sinh ung thư
Một số nghề nghiệp tiếp xúc với những chất gây hại. Khi tiếp xúc với nồng độ cao và trong thời gian dài sẽ gây ung thư thanh quản:
Bụi gỗ
Mùi sơn
Bụi than.
Điều trị ung thư thanh quản
Phát hiện và chẩn đoán
Khi có bất kỳ dấu hiệu nào của ung thư thanh quản, bệnh nhân cần đi khám ở bệnh viện đa khoa gần nhất. Nếu nghi ngờ ung thư thanh quản, bác sĩ sẽ làm thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán đúng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
Các xét nghiệm cần làm:
Để chẩn đoán, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp soi thanh quản gián tiếp. Bác sĩ dùng một cái gương có cán dài để nhìn vào cổ họng, dùng ống soi thanh quản mỏng có nguồn sáng đưa thông qua mũi hoặc miệng để soi cổ họng. Khi phát hiện bất thường, bác sĩ sẽ dùng phương pháp sinh thiết để xác định có phải tế bào ung thư hay không.
Ung thư thanh quản cần được phân giai đoạn để xem mức độ lan rộng của bệnh. Phương tiện chẩn đoán hình ảnh hỗ trợ chẩn đoán là chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc cộng hưởng từ (MRI).
Cách điều trị
Phương pháp điều trị bao gồm phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Phẫu thuật cắt thanh quản có thể là toàn phần (cắt toàn bộ thanh quản) hoặc bán phần (cắt một phần thanh quản). Đôi khi, bác sĩ sẽ nạo bỏ hạch bạch huyết trong quá trình điều trị. Sau phẫu thuật, bác sĩ có thể tạo cho bạn một đường dẫn khí mới ở phía trước cổ (mở khí quản).
Xạ trị sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Có thể sử dụng xạ trị đơn lẻ để tiêu diệt khối u nhỏ, thu nhỏ khối u lớn trước phẫu thuật hoặc kèm với hóa trị.
Hóa trị dùng thuốc để giết chết tế bào ung thư, có thể được dùng trước hoặc sau phẫu thuật hoặc xạ trị.
Chế độ sinh hoạt phù hợp:
– Chế độ ăn uống lành mạnh.
– Rèn luyện thân thể.
– Dùng thuốc và tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Phòng ngừa ung thư thanh quản
– Chế độ dinh dưỡng hợp lý
– Hạn chế bia rượu
– Không hút thuốc lá
– Tránh tiếp xúc hóa chất
– Kiểm tra sức khỏe định kì
(Hình ảnh tổng hợp từ scalar.usc.edu, compiko.info, Google,…)
Bác sĩ chuyên khoa 1 Lê Văn Lộc
Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ung thư thanh quản tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.