Bạn đang xem bài viết Ung thư máu nên ăn gì và kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư máu tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ung thư máu là một căn bệnh nguy hiểm, khá phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em. Để có sức khỏe tốt trong quá trình điều trị bệnh, hãy cùng tìm hiểu ung thư máu nên ăn gì và kiêng ăn gì nhé!
Ung thư máu là bệnh gì?
Ung thư máu hay còn gọi là bệnh máu trắng, thuộc các bệnh lý huyết học ác tính, xảy ra khi quá trình phát triển tế bào bạch cầu bình thường bị gián đoạn do sự phát triển không kiểm soát của tế bào bạch cầu bất thường, theo thời gian bệnh sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn. Bệnh ung thư máu bắt đầu trong tuỷ xương, nơi sản sinh ra các tế bào máu.
Ung thư máu là căn bệnh ung thư thường gặp nhất ở trẻ em, đặc biệt ở lứa tuổi từ 3 – 4 tuổi.
Chế độ ăn lành mạnh giúp người ung thư máu như thế nào?
Chế độ ăn lành mạnh giúp cung cấp năng lượng và nguyên liệu để cơ thể nhanh chóng tái tạo các tế bào bị ảnh hưởng trong quá trình điều trị ung thư, hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giúp người bệnh duy trì và hồi phục lại sức khỏe, giảm nguy cơ mắc biến chứng.
Bốn thành phần chính nên có trong một bữa ăn gồm: đạm, tinh bột, chất béo, chất xơ.
Chế độ ăn dinh dưỡng bao gồm các thành phần chính: đạm, tinh bột, chất béo, chất xơ
Tại sao cần có chế độ dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân ung thư máu?
Chế độ ăn là điều cần thiết trong điều trị ung thư, dùng đúng loại thức ăn trước, khi đang điều trị và sau đó sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn.
Trước khi điều trị
Sụt cân là dấu hiệu thường thấy ở bệnh nhân ung thư máu, thậm chí nó diễn ra trước khi mắc bệnh. Chế độ ăn giàu protein và calo sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân ung thư như:
- Giúp bạn cảm thấy khỏe trong quá trình điều trị.
- Phòng ngừa các mô bình thường trong cơ thể bạn bị ảnh hưởng do điều trị.
- Nhanh chóng tái tạo mô mới trong cơ thể.
- Phòng chống nhiễm trùng.
- Nâng cao khả năng chịu đựng của cơ thể với các phương pháp điều trị.
Một số loại thực phẩm giàu protein và calo: trứng, cá, các loại đậu, quả hạch, thịt gà, kem, bơ, mật ong, mứt,…
Trước khi điều trị, người bệnh ung thư máu thường có dấu hiệu sụt cân.
Trong thời gian điều trị
Trong thời gian điều trị, bệnh nhân ung thư máu phải dùng thuốc, hoặc thực hiện các phương pháp hóa trị, xạ trị. Điều này làm tăng nhu cầu về calo và protein của cơ thể bệnh nhân. Do đó chế độ ăn giàu các chất dinh dưỡng sẽ có vai trò hỗ trợ:
- Thay thế các tế bào máu bệnh lý bằng các tế bào khỏe mạnh.
- Giúp bệnh nhân cảm thấy khỏe và giàu năng lượng.
- Duy trì trọng lượng cơ thể.
- Tăng khả năng chịu đựng của cơ thể với tác dụng phụ khi sử dụng các phương pháp điều trị.
- Giảm thấp nguy cơ nhiễm trùng.
- Quá trình phục hồi cơ thể diễn ra nhanh hơn.
Chế độ ăn dinh dưỡng giúp người bệnh duy trì cân nặng khi đang điều trị.
Sau điều trị
Lợi ích của một chế độ ăn dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh sau điều trị ung thư:
- Tái xây dựng các mô bị ảnh hưởng trong điều trị.
- Thúc đẩy quá trình tự sửa chữa và phát triển của tế bào máu mới.
- Tăng cường miễn dịch, phòng chống nhiễm trùng.
- Ngăn chặn quá trình sụt cân, lấy lại cân nặng mà bạn đã mất trong quá trình điều trị.
- Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng giúp bạn có thêm năng lượng để trở lại cuộc sống bình thường, tránh sự tái phát bệnh.
Sau khi điều trị chế độ ăn dinh dưỡng giúp cơ thể nhanh phục hồi.
Nguyên tắc chế độ ăn cho người bệnh ung thư máu
Áp dụng những nguyên tắc sau vào chế độ ăn sẽ giúp người bệnh ung thư có sức khỏe tốt hơn trong quá trình điều trị:
- Không thực hiện chế độ ăn kiêng trong thời gian điều trị vì cơ thể cần duy trì đủ năng lượng cần thiết cho quá trình tái tạo tế bào mới và chống nhiễm trùng.
- Ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên trong ngày giúp người bệnh giảm cảm giác buồn nôn thường gặp, có thể chia làm 5-6 bữa ăn trong ngày, mỗi bữa cách nhau khoảng 3 giờ.
- Chọn thực phẩm giàu protein như thịt gà, cá, trứng, sữa, các loại đậu,…
- Ăn nhiều trái cây giúp tăng khả năng chống lại bệnh ung thư, do trong trái cây có chứa nhiều chất chống oxy hóa.
- Chọn nguồn chất béo lành mạnh như dầu ô liu, bơ, quả hạch, các loại hạt, hạn chế các món ăn chiên rán thay vào đó là dùng các món nướng.
- Uống đủ nước rất quan trọng với người bệnh ung thư, hạn chế dùng cà phê, rượu vì có thể làm người bệnh bị mất nước.
- Giữ an toàn thực phẩm bằng cách rửa sạch tay trong khi chế biến thức ăn cho người bệnh ung thư, nấu chín kỹ thức ăn vì giai đoạn này người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng cao.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng các loại thực phẩm bổ sung, vì một số vitamin và khoáng chất có thể tương tác với thuốc bạn đang dùng.
Bị ung thư máu nên ăn gì?
Trái cây và rau quả
Trái cây và rau quả nên chiếm 50% khẩu phần ăn. Theo một nguyên cứu cho thấy, thành phần Sulforaphane có trong rau cải làm chậm sự lây lan của một số bệnh bạch cầu, đặc biệt là ở các cây họ Cải như bông cải xanh, cải thìa, bắp cải, cải xoăn,…
Liều lượng khuyến cáo của Sulforaphane là 35 – 60 mg mỗi ngày và hầu như ít có tác dụng phụ nào nhưng người bệnh không nên quá lạm dụng các loại thực phẩm chứa hợp chất này.
Trái cây và rau quả cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho người bệnh.
Carbohydrate (thực phẩm giàu tinh bột)
Tinh bột là nguồn thực phẩm chính cung cấp năng lượng cho cơ thể. Sử dụng chế độ ăn với một phần ba lượng tinh bột mỗi ngày giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh. Một số loại thực phẩm chứa tinh bột bao gồm: gạo, khoai tây, bánh mì, mì ống,…
Các loại thực phẩm giàu tinh bột giúp cung cấp năng lượng cho người bệnh.
Thực phẩm chứa protein
Thực phẩm giàu protein hay còn gọi là thực phẩm giàu đạm có vai trò quan trọng trong quá trình sửa chữa tế bào của bệnh nhân ung thư máu.
Protein sau khi vào cơ thể sẽ được phân giải thành các acid amin, cơ thể sẽ sử dụng acid amin như nguồn nguyên liệu để tổng hợp nên tế bào mới.
Một số thực phẩm giàu chất đạm bao gồm thịt, cá, trứng và các sản phẩm từ sữa, đậu phụ,…
Các loại thực phẩm chứa nhiều loại protein.
Sữa hoặc sản phẩm thay thế sữa
Sữa và các sản phẩm thay thế sữa thường chứa canxi (rất quan trọng đối với sức khỏe của xương), kẽm (một loại khoáng chất có nhiều chức năng khác nhau, bao gồm giúp vết thương mau lành) và protein, điều này phù hợp với dinh dưỡng của người bệnh ung thư máu.
Với những người ăn chay thì nước cốt dừa, sữa đậu nành, đậu phụ là những lựa chọn thay thế đạm động vật phù hợp, giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất trong quá trình điều trị bệnh.
Các sản phẩm từ đậu nành cung cấp protein phù hợp với người ăn chay.
Chất xơ
Chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp người bệnh phòng tránh nguy cơ táo bón, khó tiêu. Chất xơ thường có nhiều trong rau xanh, các loại khoai, trái cây dùng cả vỏ (như táo, kiwi, đào,…). Bạn nên bổ sung 30g chất xơ mỗi ngày vào chế độ ăn của người bệnh để đảm bảo dinh dưỡng trong quá trình điều trị bệnh.
Một số loại thực phẩm cung cấp chất xơ cho cơ thể.
Bổ sung chất béo
Trong chế độ dinh dưỡng của người bị ung thư máu, người thân nên ưu tiên lựa chọn các loại chất béo có lợi cho cơ thể như Omega 3, Omega 6. Đây là những acid béo thiết yếu, cơ thể không tự tổng hợp được cần được cung cấp từ bên ngoài, có vai trò quan trọng trong hoạt động của não, tim, mắt.
Omega 3 và Omega 6 là những chất béo thiết yếu cần cung cấp cho người bệnh.
Bổ sung vi khuẩn có lợi
Vi khuẩn có lợi thường có nhiều trong các sản phẩm lên men. Loại thực phẩm này ngoài giúp hệ tiêu hóa người bệnh hoạt động tốt còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Bổ sung các sản phẩm giàu lợi khuẩn giúp người bị ung thư luôn thấy đủ năng lượng, nhanh phục hồi sau điều trị.
Thực phẩm lên men cung cấp vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
Thịt
Thịt là nguồn cung cấp protein chủ yếu cho cơ thể. Có hai loại thịt chính là thịt đỏ (như thịt bò, thịt heo, thịt bò) và thịt trắng (như thịt gà, thịt cá). Ngoài cung cấp acid amin, thịt đỏ còn cung cấp sắt, kẽm cho cơ thể.
Tuy nhiên, người thân không nên chuẩn bị cho người bệnh ung thư máu một bữa ăn có quá nhiều thịt vì sẽ gây khó tiêu, chỉ cần khoảng 70g mỗi ngày là đủ. Ngoài ra, ưu tiên các món được chế biến từ thịt mềm, dễ nuốt giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn.
Không nên ăn quá nhiều thịt đỏ trong cùng một bữa ăn.
Nước
Nước có vai trò quan trọng trong các hoạt động chuyển hóa của cơ thể, giúp duy trì huyết áp, vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng. Vì vậy, người bị ung thư máu cần được cung cấp đủ nước (khoảng 2l nước mỗi ngày) để đảm bảo sức khỏe trong suốt quá trình điều trị và hồi phục.
Bạn có thể sử dụng nước trái cây, nước dừa tươi vừa cung cấp nước, vừa cung cấp vitamin và các chất điện giải cần thiết cho cơ thể.
Nước dừa tươi cung cấp nước và chất điện giải cho cơ thể người bệnh.
Các loại ngũ cốc
Người bệnh ung thư máu ưu tiên dùng ngũ cốc nguyên hạt vì loại thực phẩm này chứa nhiều nhiều sắt, magie, mangan, phospho, selen, vitamin B và chất xơ. Một số món ăn được chế biến từ ngũ cốc nguyên hạt như: cháo yến mạch, cơm gạo lứt, bắp rang bơ, bánh mì nguyên cám,…
Nên ưu tiên sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt.
Ung thư máu kiêng ăn gì?
Thức ăn đóng hộp
Trong thức ăn đóng hộp có chứa nhiều muối, đường, chất bảo quản,…Người bị ung thư máu khi dùng nhiều loại thực phẩm này dễ gặp vấn đề về tiêu hóa. Vì vậy, bạn nên sử dụng các loại thực phẩm tươi thay cho thức ăn đóng hộp.
Thức ăn đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản không phù hợp với người đang bị bệnh.
Thực phẩm chứa nhiều caffein
Người bệnh ung thư không nên dùng thức uống chứa nhiều caffeine như cà phê, trà,… Vì caffein sẽ làm cho bạn thấy khó ngủ, mất nước, hồi hộp, tăng nhịp tim,… Điều này không có lợi cho sức khỏe của người đang điều trị ung thư ảnh hưởng đến khả năng hồi phục sau điều trị.
Thức uống chứa nhiều caffein gây khó ngủ cho người bệnh ung thư máu.
Một số câu hỏi thường gặp
Ung thư máu có lây qua đường ăn uống không?
Ung thư máu không lây qua đường ăn uống, nên bạn không cần quá thận trọng khi sinh hoạt chung với người bệnh. Điều này có thể làm người bệnh mặc cảm, tự ti, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Ung thư máu là bệnh chuyển hóa nên không lây nhiễm qua đường ăn uống.
Ung thư máu nên ăn hoa quả gì?
Hầu hết các loại hoa quả người bệnh ung thư máu đều có thể sử dụng được. Tuy nhiên bạn cần sử dụng lượng vừa đủ, cân bằng với những thành phần khác trong khẩu phần ăn như chất béo, tinh bột, protein.
Trừ những loại trái cây giàu kali và phospho, người bị ung thư máu có thể dùng hầu hết các loại hoa quả khác.
- Các phương pháp ghép tế bào gốc điều trị ung thư máu
- 8 triệu chứng bệnh bạch cầu giúp bạn kịp thời phát hiện ra bệnh
Chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng giúp người bệnh duy trì được sức khoẻ trong quá trình điều trị bệnh ung thư máu. Việc bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, uống đủ nước sẽ đẩy nhanh sự phục hồi của cơ thể, giúp bệnh nhân mau khoẻ mạnh hơn và trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.
Nguồn: Lalpathlabs, Pearlpoint, Medicalnewstoday, Everydayhealth, Lymphoma
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ung thư máu nên ăn gì và kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư máu tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.