Bạn đang xem bài viết Ung thư gan: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ung thư gan là ung thư đặc biệt nguy hiểm, tỷ lệ bệnh nhân tử vong xấp xỉ số người mắc. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu về ung thư gan quá bài viết dưới đây nhé!
Ung thư gan là gì?
Ung thư là sự tăng trưởng mất kiểm soát của các tế bào ở mô hoặc cơ quan, tạo nên khối u. Ung thư gan là sự tăng sinh không kiểm soát của các tế bào gan tạo nên khối u trong gan, hủy hoại các tế bào gan khiến gan không thể hoạt động bình thường.
Vào năm 2018, ung thư gan là ung thư có tỷ lệ mắc mới cao nhất nước ta [1].
Dựa vào nguồn gốc tế bào, ung thư gan được chia thành 2 loại chính:
- Ung thư gan nguyên phát: phát triển từ các tế bào gan bao gồm ung thư biểu mô tế bào gan (hay gặp nhất), ung thư biểu mô đường mật và u nguyên bào gan (Hepatoblastoma).
- Ung thư gan thứ phát: các tế bào từ vùng khác di căn đến gan.
Ung thư gan là sự tăng sinh không kiểm soát của các tế bào gan
Dấu hiệu của ung thư gan
Ung thư gan giai đoạn đầu thường tiến triển thầm lặng, không có triệu chứng đặc trưng, rất khó nhận biết. Ung thư gan giai đoạn muộn có biểu hiện rầm rộ như:
- Sụt cân không rõ nguyên nhân (không do chế độ ăn uống hay luyện tập, không bị bệnh lý cấp tính nào).
- Chán ăn, ăn không ngon.
- Buồn nôn, nôn.
- Đau âm ỉ, có cảm giác tức nặng vùng hạ sườn phải (bụng trên bên phải, dưới xương sườn).
- Luôn cảm thấy mệt mỏi.
- Luôn có cảm giác ngứa.
- Trướng bụng, cổ trướng (bụng bè ra hai bên).
- Xuất hiện vàng da, vàng mắt.
- Nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu.
Ung thư gan có dấu hiệu đau ở vùng gan (hạ sườn phải)
Nguyên nhân gây ra ung thư gan
Gan bị tổn thương
Gan bị tổn thương, ảnh hưởng lớn đến cấu trúc của gan, làm cho các tế bào gan tăng sinh để bù lại các tế bào đã mất. Điều này có thể làm cho các tế bào gan tăng sinh mất kiểm soát.
Gen
Sự thay đổi cấu trúc của DNA do đột biến gen sẽ ảnh hưởng đến sự phân chia và chết theo chương trình của các tế bào gan.
Nếu gen kiểm soát sự chết theo chương trình bị đột biến các tế bào gan sẽ tăng sinh mất kiểm soát.
Các chất hóa học
Các chất hóa học hoàn toàn có thể làm đứt gãy, đổi đoạn, chuyển đoạn các gen thuộc DNA gây phá hủy các gen kiểm soát chức năng tế bào làm cho tế bào tăng sinh mất kiểm soát, hình thành khối u.
Yếu tố nguy cơ của ung thư gan
Tiểu đường
Người mắc đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường típ 2 thường thừa cân và béo phì. Tình trạng này rất dễ xảy ra các bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, xơ gan,…
Xơ gan
Khi các tế bào gan bị phá hủy, gan sẽ tăng sản xuất mô xơ để bù đắp cho các tế bào ấy. Các mô xơ này ngăn chặn dòng máu đến gan, tạo điều kiện hình thành ung thư.
Tiếp xúc với Aflatoxin B1
Aflatoxin B1 trong nấm mốc có thể gây phá hủy gen ức chế ung thư TP53. Điều này làm cho các tế bào tại gan phát triển mà không có tín hiệu dừng lại.
Viêm gan mạn tính do virus
Trên thế giới, yếu tố nguy cơ gây ung thư chủ yếu là viêm gan do virus viêm gan B và C [2]. Viêm gan dễ chuyển thành xơ gan và sau đó là ung thư gan.
Sử dụng rượu bia nhiều
Sử dụng rượu bia có thể gây xơ gan. Mặt khác, theo số liệu thống kê, người nghiện rượu có tỷ lệ mắc ung thư gan cao gấp 10 lần người không nghiện rượu [2].
Hút thuốc lá
Các chất độc trong thuốc lá có thể hủy hoại các tế bào gan làm cho gan bị tổn thương. Mặt khác, các chất trong thuốc lá có thể tác động vào tế bào làm thay đổi bộ gen gây ra sự phát triển không kiểm soát của các tế bào gan.
Gan nhiễm mỡ
Các chất béo tích tụ trong gan làm tăng nguy cơ mắc xơ gan, từ đó có thể dẫn tới ung thư gan. Mặt khác các chất béo chứa nhiều trong gan cũng làm gan hoạt động quá nhiều có thể gây suy gan.
Yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ ung thư gan
Biến chứng của bệnh ung thư gan
- Thiếu máu: gan là nơi tổng hợp các yếu tố đông máu. Khi cấu trúc gan thấy đổi, các yếu tố đông máu sản xuất không đủ làm cho máu dễ chảy trong thành mạch gây thiếu máu.
- Khó cầm máu: do các yếu tố đông máu giảm dễ dẫn tới chảy máu không cầm.
- Tắc nghẽn đường dẫn mật: khối u ảnh hưởng đến các cấu trúc đường dẫn mật trong gan, khiến cho dịch mật không lưu thông gây nên tình trạng vàng da, vàng mắt.
- Suy gan: khi các tế bào bất thường tăng sinh quá nhiều, phá hủy tế bào lành, gan không còn thực hiện được chức năng.
- Di căn: ung thư gan di căn theo đường bạch huyết và đường máu di chuyển đến các cơ quan khác để gây bệnh như ung thư trực tràng, ung thư đại tràng,…
Ung thư gan có thể di căn gây ung thư đại tràng
Các chẩn đoán phát hiện ung thư gan
- Khám lâm sàng: khám và phát hiện u ở vùng hạ sườn phải, các dấu hiệu, biến chứng liên quan. Khai thác tiền sử bệnh và thuốc đang sử dụng.
- Xét nghiệm chức năng gan: men gan (AST,ALT), đông máu, nồng độ protein để đánh giá tình trạng của gan.
- Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u AFP: nồng độ AFP tăng trong các trường hợp: ung thư gan, xơ gan và viêm gan. Tuy nhiên AFP lớn vẫn là gợi ý ung thư gan.
- Siêu âm: đánh giá sơ bộ tình trạng của gan, giúp phát hiện các thay đổi về nhu mô, đường dẫn mật trong gan. Đây là phương pháp không xâm lấn, chi phí thấp, được thực hiện nhanh chóng.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT-scanner), chụp cộng hưởng từ (MRI): thu được hình ảnh trực quan của gan, nhằm phát hiện các tổn thương nhỏ trong gan.
- Chụp PET: sử dụng chất phát xạ để tìm khu vực sử dụng nhiều đường bất thường trong cơ thể, xem xét có phải là ung thư hay không.
- Sinh thiết gan: chọc một kim vào vùng gan để thu được mô bệnh học. Sinh thiết gan là thủ thuật xâm lấn, nên chỉ được sử dụng khi tất cả các phương tiện chẩn đoán khác không thể chẩn đoán xác định được ung thư.
Chụp cắt lớp vi tính để phát hiện hình ảnh bất thường của gan
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ
Khi gặp các dấu hiệu của ung thư gan nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Dưới đây là một số dấu hiệu cần lưu ý:
- Sụt cân không rõ nguyên nhân (giảm nhiều hơn 6kg/tháng).
- Chán ăn, ăn không ngon, luôn trong trạng thái mệt mỏi.
- Buồn nôn, nôn.
- Đau âm ỉ, có cảm giác tức nặng vùng hạ sườn phải (bụng trên bên phải, dưới xương sườn).
- Luôn có cảm giác ngứa.
- Trướng bụng, cổ trướng (bụng bè ra hai bên).
- Xuất hiện vàng da, vàng mắt.
- Nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu.
Khi có dấu hiệu vàng da, vàng mắt nên đến các cơ sở y tế để thăm khám
Nơi khám chữa bệnh uy tín
Khi có dấu hiệu của ung thư gan hoặc có các yếu tó nguy cơ mắc ung thư gan nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa Gan mật để được thăm khám. Tham khảo một số bệnh viện đa khoa uy tín:
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Gia An 115, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện K, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,…
Tham khảo một số bệnh viện điều trị ung thư uy tín
Phương pháp điều trị ung thư gan
- Theo dõi: nếu kích thước u , theo dõi 3 tháng/lần về kích thước khối u và thay đổi chỉ số AFP để đánh giá xem có tiến hành phẫu thuật hay không.
- Phẫu thuật: cắt bỏ một phần của gan để loại bỏ khối u, đảm bảo phần gan còn lại vẫn đủ đảm bảo chức năng.
- Ghép gan: trong trường hợp khối u quá lớn phải cắt bỏ toàn bộ gan thì phải tiến hành ghép gan để đảm bảo chức năng.
- Nút động mạch: nút các động mạch cấp máu cho khối u để ngăn cản khối u phát triển.
- Liệu pháp nhắm đích: sử dụng các thuốc tấn công các tế bào ung thư mà không tấn công các tế bào khỏe mạnh khác. Một số thuốc thường được sử dụng là bevacizumab,…
- Liệu pháp miễn dịch: sử dụng các tế bào nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, giúp chống lại tế bào ung thư.
- Xạ trị: sử dụng nguồn phóng xạ năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư.
Phẫu thuật là phương pháp loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư
Phương pháp phòng ngừa ung thư gan
- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên theo khuyến cáo của bác sĩ. Đặc biệt các trường hợp viêm gan B, viêm gan C, xơ gan, người nghiện rượu cần phải kiểm tra đều đặn.
- Tiêm phòng virus viêm gan B, viêm gan C để giảm nguy cơ mắc viêm gan.
- Sử dụng thuốc bổ gan đã được chứng minh lâm sàng để nâng cao chức năng gan.
- Tiệt trùng các vật dụng có khả năng dính máu.
- Không dùng chung bơm kim tiêm hoặc các đồ dùng cá nhân.
- Hạn chế rượu, bia, bỏ hẳn thuốc lá.
- Có biện pháp quan hệ tình dục an toàn, không được sử dụng ma tuý.
- Tập thể dục thường xuyên, duy trì ít nhất 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 lần/tuần.
Tiêm phòng viêm gan B để tránh mắc viêm gan B
XEM THÊM:
- 12 loại nước uống mát gan trị mụn hiệu quả, dễ làm và lưu ý khi uống
- Ăn gì giải độc gan? 18 thực phẩm tiêu độc gan cho ngày hè nóng bức
- Viêm gan B nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Ung thư gan là ung thư rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức về ung thư gan, cũng như những biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!
Nguồn: NIH, Mayo Clinic, Cleveland Clinic, WebMD
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ung thư gan: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.