Bạn đang xem bài viết Ung thư da: Nguyên nhân, dấu hiệu và biến chứng bạn nên biết tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ung thư da là bệnh hay gặp ở các nước nhiệt đới và hoàn toàn có thể phát hiện được bằng sự theo dõi các dấu hiệu từ da. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu về các nguyên nhân và dấu hiệu của ung thư da trong bài viết sau đây nhé!
Ung thư da là gì?
Ung thư da là sự tăng trưởng bất thường của các tế bào da. Bình thường các tế bào da phát triển theo trình tự: các tế bào mới đẩy các tế bào trưởng thành ra các lớp ngoài, khi bị đẩy lên đến lớp trên cùng, các tế bào già sẽ chết đi và bị bong ra.
Ung thư da là hiện tượng các tế bào biểu bì trong cơ thể phát triển lệch lạc không theo trình tự trên, dẫn đến hình thành khối u.
Các loại ung thư da thường gặp là:
- Ung thư da không phải Mêlanôm (bao gồm ung thư tế bào đáy và Ung thư tế bào vảy)
- Mêlanôm ác (ung thư tế bào hắc tố).
Ung thư da là sự tăng trưởng bất thường các tế bào da
Nguyên nhân gây ra ung thư da
Nguyên nhân chính của ung thư da là do tác động của tia cực tím gây tổn thương da. Nguồn tạo ra tia cực tím xuất phát từ mặt trời hoặc từ nguồn nhân tạo (giường tắm nắng nhân tạo,…).
Tia cực tím gồm 2 loại:
- UVA: xuyên qua da sâu hơn tia UVB, gây ung thư lớp sâu của da (tế bào hắc tố).
- UVB: khả năng xuyên qua da kém hơn, chủ yếu gây bỏng nắng và các loại ung thư lớp nông (tế bào sừng, tế bào đáy).
Các chuyên gia nhận thấy những người như nhân viên văn phòng ít tiếp xúc với ánh nắng gắt mặt trời hoặc chỉ tiếp xúc với trong khoảng thời gian ngắn có nguy cơ bị ung thư tế bào hắc tố cao hơn so với người nông dân hay công nhân làm việc thường xuyên dưới ánh nắng mặt trời.
Tia cực tím gây tổn thương trên da
Dấu hiệu của ung thư da
Dấu hiệu của ung thư biểu mô tế bào đáy
Ung thư biểu mô tế bào đáy hay gặp ở các vùng cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như cổ, mặt. Các dấu hiệu thường thấy của ung thư biểu mô tế bào đáy là:
- Vết sưng như sáp dính thẳng vào da.
- Tổn thương sẹo phẳng, màu nâu.
- Vết loét chảy máu, nhanh đông nhưng dễ chảy máu lại ngay tại vết loét.
Ung thư biểu mô tế bào đáy thường xảy ra ở mặt và cổ
Dấu hiệu của ung thư biểu mô tế bào vảy
Ung thư biểu mô tế bào vảy hay xảy ra ở vùng cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như mặt, tai, tay,… và những người có làn da sẫm màu. Các tế bào vảy lại hay phát triển ở vùng da không thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Các đặc điểm hay gặp của ung thư biểu mô tế bào vảy là:
- Nốt sần nổi lên trên bề mặt da, cứng, đỏ.
- Trên nốt sần xuất hiện vảy.
Ung thư biểu mô tế bào vảy
Dấu hiệu của khối u ác tính
Khối u ác tính có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Ở nữ, các khối u loại này thường xuất hiện ở cẳng chân. Ở nam, các khối u lại hay xuất hiện ở mặt hoặc thân mình.
Các đặc điểm nhận biết khối u ác tính có thể kể đến như:
- Các đốm sẫm màu kích thước lớn trên da.
- Nốt ruồi mới xuất hiện hoặc nốt ruồi xuất hiện lâu ngày nhưng dạo gần đây thay đổi kích thước và màu sắc.
- Đường viền xung quanh khối u nham nhở, không phân rõ được tính chất với vùng da lành xung quanh.
- Tổn thương sẫm màu trên da hoặc niêm mạc.
Khối u ác tính
Dấu hiệu của các dạng ít phổ biến
Kaposi sarcoma: xuất hiện trên các mạch máu của da, tạo thành các mảng màu đỏ hoặc tím trên da. Loại ung thư này thường xuất hiện ở người suy giảm hệ miễn dịch như người mắc bệnh AIDS, người dùng thuốc chống thải ghép, người sử dụng corticoid liều cao, dài ngày.
Ung thư biểu mô tế bào Merkel: các nốt cứng, sáng bóng xuất hiện ở vùng thượng bị của da hoặc các lỗ chân lông. Ung thư này hay gặp ở đầu, cổ và thân.
Ung thư biểu mô tuyến bã nhờn: xuất hiện ở các tuyến dầu trên da, tạo thành các nốt cứng, không đau, hay gặp ở mí mắt nên có thể nhầm lẫn với các bệnh về mắt.
Dấu hiệu ung thư da giai đoạn đầu: thường là khối u nhỏ, không gây đau và ngứa. Khối u phát triển chậm, kích thước ít biến đổi.
Dấu hiệu ung thư da giai đoạn cuối: dễ loét, dễ chảy máu và đóng vảy, bờ cao, hình thành nốt sần.
U biểu mô tuyến bã nhờn
Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư da
Da trắng: do người da trắng có ít tế bào melanin nên sẽ bảo vệ da khỏi tia cực tím yếu hơn so với những người da sẫm màu. Da có nhiều tàn nhang cũng là yếu tố nguy cơ mắc ung thư da.
Tiền sử cháy nắng: nếu có những vết cháy nắng đặc biệt là những vết xuất hiện khi còn nhỏ dễ dẫn đến ung thư da hơn.
Phơi nắng quá thời gian: phơi nắng trong thời gian dài có thể gây nên tổn thương cho da (hay còn gọi là rám nắng) cũng làm tăng nguy cơ ung thư da.
Nốt ruồi: các nốt ruồi lớn hơn các nốt ruồi bình thường dễ chuyển thành ung thư da.
Tổn thương da tiền ung thư: các tổn thương có thể bao gồm da bị dày sừng, các mảng sần sùi trên da, xuất hiện vảy từ nâu đến hồng đậm.
Tiền sử gia đình có người mắc ung thư da: nếu cha, mẹ mắc ung thư da có thể tăng nguy cơ mắc bệnh này.
Người suy giảm miễn dịch: những người nhiễm HIV/AIDS, người ghép tạng có sử dụng thuốc chống thải ghép, người dùng corticoid thời gian dài, liên tục với liều cao có nguy cơ mắc ung thư da cao hơn.
Tiếp xúc với bức xạ: người bệnh được điều trị chàm, mụn trứng cá,… có thể là yếu tố nguy cơ mắc ung thư da.
Tiếp xúc với các chất: ví dụ như asen làm tăng nguy cơ mắc ung thư da.
Các nốt ruồi thay đổi kích thước có nguy cơ ung thư da cao
Biến chứng nguy hiểm
Với các ung thư da không phải tế bào ác tính người bệnh sau khi khỏi sẽ dễ mắc khối u tế bào ác tính.
Nếu ung thư da mắc trong thời gian dài có thể khiến cho các tế bào ung thư vỡ vào máu và hệ bạch huyết, làm cho chúng đi đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Da có thể xuất hiện tình trạng loét và chảy máu, khó lành. Đây là “miền đất hứa” của những vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể.
Cách chẩn đoán bệnh
Bác sĩ sẽ dựa vào các đặc điểm về sự thay đổi màu sắc, nốt ruồi,… hoặc bất kỳ điều gì bất thường trên da của bạn để đưa ra những chẩn đoán sơ bộ xem các thay đổi này có phải là ung thư da hay không.
Nếu bác sĩ nghi ngờ người bệnh mắc ung thư da sẽ được yêu cầu sinh thiết da để xác định bản chất tế bào vùng da bị tổn thương xem có phải thật sự là ung thư hay không.
Với ung thư tế bào vảy, cần tiến hành kiểm tra toàn bộ các vùng khác bằng các xét nghiệm như chụp cắt lớp vi tính (CT-scanner), siêu âm,… để xác định có di căn hay không.
Dựa vào các kết quả thu được như ung thư gì, có biến chứng hay di căn không, giúp các bác sĩ xác định được giai đoạn ung thư da để tiến hành điều trị thích hợp.
Dựa vào các đặc điểm trên da các bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định tiếp theo
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Bất kỳ các dấu hiệu nào khác thường trên da không mất đi đặc biệt là các khối u, loét, hoặc tổn thương đổi màu da sau 4 tuần nên đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Nơi khám chữa bệnh ung thư da
Đến ngay các cơ sở chuyên khoa uy tín để được chẩn đoán kịp thời ung thư da và các biến chứng có thể có của loại ung thư này. Tham khảo một số bệnh viện uy tín như:
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Da liễu TP.HCM, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Da liễu Trung Ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K,…
Các phương pháp chữa bệnh
Dùng nitơ lỏng (Cryotherapy)
Dùng nitơ lỏng để đóng băng các tế bào ung thư da (cung cấp môi trường không thuận lợi cho tế bào), sau đó các tế bào chết và bong ra tạo thành lớp vảy. Sau 1 tháng, các tế bào vảy này bong ra để lại sẹo màu trắng.
Phương pháp này được áp dùng cho những loại ung thư da được giới hạn, kích thước nhỏ nằm trên da.
Phẫu thuật cắt bỏ
Phương pháp cắt bỏ các vùng da bị bệnh và các vùng da lành xung quanh để loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư. Phẫu thuật cắt bỏ đôi khi sẽ tiến hành ghép da vào vùng đã cắt bỏ tại các vùng buộc phải có da như vùng da mặt, da đầu. Da được ghép thường lấy từ bụng hoặc đùi.
Phẫu thuật Mohs
Phẫu thuật thường được sử dụng cho những khối u không có tính chất ác tính. Bác sĩ sử dụng dao mổ để loại bỏ từng lớp, từng lớp mỏng ở vị trí da bị ung thư. Sau đó, soi từng lớp này trên kính hiển vi, khi soi không còn tế bào ung thư trên diện cắt thì dừng lại.
Phẫu thuật này thường được áp dụng với các vùng da yêu cầu cắt lọc tiết kiệm như da bàn tay, da mặt, da dầu, da vùng sinh dục,…
Phẫu thuật Mohs
Nạo và đốt điện
Bác sĩ dùng dao cạo vùng da có chứa tế bào ung thư, sau đó đốt da để loại bỏ các tế bào còn sót lại cũng như kết hợp cầm máu. Phương pháp này chỉ dùng với những khối u kích thước nhỏ và giới hạn.
Hóa trị và liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp tìm và phá huỷ tế bào ung thư. Hoá trị là phương pháp dùng thuốc tiêm vào tĩnh mạch để tiêu diệt các tế bào ung thư. Việc kết hợp giữa hoá trị và hệ thống miễn dịch có thể điều trị ung thư kể cả ung thư đã di căn.
Xạ trị
Xạ trị là phương pháp sử dụng liều lượng phóng xạ thấp để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị được áp dụng trong điều trị ung thư tế bào vảy và ung thư tế bào đáy trong các trường hợp không thể phẫu thuật được như khối u ở các vị trí khó phẫu thuật, khối u lan rộng hoặc mục đích ngăn cho khối u không phát triển thêm.
Liệu pháp quang động
Liệu pháp quang động học sử dụng một chất nhạy cảm ánh sáng bôi lên da, sau đó chiếu ánh sáng thích hợp để tiêu diệt các tế bào ung thư. Liệu pháp này có thể để gây ra rát da và để lại sẹo.
Liệu pháp nhắm trúng đích
Sử dụng các thuốc hướng đến gen gắn vào tế bào ung thư nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Thông thường, các thuốc này sẽ nhắm tới một số gen nhất định nên điều kiện tiên quyết là tế bào ung thư được điều trị phải có gen này.
Điều trị bằng thuốc
Sử dụng các loại thuốc để điều trị các tế bào ung thư là phương pháp được nhiều bác sĩ sử dụng. Có ba đường dùng cơ bản là đường uống, đường tĩnh mạch và đường bôi trực tiếp trên da. Với trường hợp bôi trực tiếp trên da chỉ là những khối u nhỏ và giới hạn. Hai đường dùng còn lại, có thể sử dụng trong bất kỳ giai đoạn nào của ung thư.
Biện pháp phòng ngừa
Tránh ánh nắng gắt của mặt trời: tránh ánh nắng gắt của mặt trời để tránh tác hại xấu của tia cực tím. Không nên ra ngoài vào khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều để hạn chế tác hại này.
Thoa kem chống nắng: giúp bảo vệ cơ thể tránh tác hại xấu của ánh nắng mặt trời, nên sử dụng các sản phẩm kem chống nắng phổ rộng với chỉ số SPF ít nhất là 30, bôi trên vùng da hở, bao gồm cả môi, chóp tai, mu bàn tay và cổ.
Mặc quần áo bảo hộ: do kem chống nắng không thể bảo vệ hoàn toàn cơ thể khỏi tác hại xấu của tia cực tím nên cần phải bảo vệ các phần của cơ thể bằng quần áo bảo hộ.
Nhận biết các loại thuốc nhạy cảm với ánh nắng mặt trời: nên trình bày tiền sử ung thư da với bác sĩ để bác sĩ cân nhắc xem các loại thuốc mà bạn dùng có nhạy cảm ánh sáng hay không.
Kiểm tra da của bạn thường xuyên: phát hiện kịp thời những thay đổi bất thường trên da như nốt ruồi, tàn nhang, vết sưng và vết bớt trên da mới.
Bôi kem chống nắng
Xem thêm
- Độ tuổi nào da bắt đầu lão hoá và cách nhận biết
- Bệnh chàm, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị hiệu quả
- Mụn cóc là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn các kiến thức cơ bản xoay quanh ung thư da như nguyên nhân, phương pháp điều trị và biện pháp phòng chống. Nếu bạn thấy bài viết này hay và hữu ích hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!
Nguồn: Cleveland Clinic, Mayo Clinic, NHS.
Thạc sĩ Lê Thị Huỳnh Trang
Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ung thư da: Nguyên nhân, dấu hiệu và biến chứng bạn nên biết tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.