Bạn đang xem bài viết U máu tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
U máu là gì?
U máu hay còn có nhiều tên gọi khác như bướu mạch máu, bớt, birthmark, henangioma. U máu xảy ra khi có sự tăng sinh các tế bào nội mô mạch máu bất thường trong da hoặc các cơ quan nội tạng. Thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là các bé gái sinh đôi, người da trắng.
U máu là một bướu lành tính, thường sẽ tự teo đi theo thời gian. U máu thường xuất hiện tại các vị trí trên cơ thể như mặt, đầu cổ, mông, đùi, một số ít có thể bắt gặp ở gan, hầu họng, tim, cột sống. U máu nội tạng thường xảy ra ở người lớn và phần lớn là ở gan.
U máu được chia làm 3 loại, phân biệt dựa vào hình dạng:
– U máu mao mạch có hình dạng một vết hay một mảng có màu son hoặc màu rượu chát, cùng mặt phẳng với da, khi ấn không mất màu.
– U máu dạng hang thường có kích thước lớn, nhô lên khỏi mặt phẳng da, thường lan rộng và xâm lấn các mô dưới da, cơ, thậm chí có thể gây biến dạng cơ thể. U máu dạng hang có thể xuất hiện ở các cơ quan nội tạng, thậm chí ở não.
– U hỗn hợp gồm cả 2 dạng trên, thường xuất hiện nhiều nhất ở vị trí tuyến mang tai gây tổn thương trong da và dưới da.
Các vị trí trên cơ thể thường xuất hiện u máu:
– Người bệnh có thể bị lão thị hoặc lác, thậm chí sụp mí mắt và chèn ép thần kinh thị giác nếu u máu xuất hiện ở vùng mí mắt và hốc mắt.
– U máu thường xuất hiện như là một khối lớn ở tuyến mang tai, hay gặp ở các bé gái. Thường phát hiện sớm sau sinh và có thể làm gương mặt bị biến dạng, tuy nhiên không gây ảnh hưởng đến dây thần kinh mặt.
– U máu ở hàm trên hay hàm dưới thường hiếm xảy ra nhưng nếu đã được chẩn đoán và không được điều trị thích đáng sẽ có thể gây chảy máu nhiều ở niêm mạc quanh một răng bị sưng phù và đau. Tuy nhiên, nếu nhổ có thể gây chảy máu dữ dội, thậm chí tử vong.
– U máu ở vị trí dưới sụn nắp thanh quản hiếm gặp nhưng nguy hiểm vì có thể gây tử vong. Trong 3 tháng đầu sau sinh có thể xuất hiện các triệu chứng như khò khè, khó thở thanh quản, thường kèm theo U máu trên da.
– U máu ở cơ tứ đầu đùi gây đau và làm thay đổi vùng da trên u.
– U máu nội tạng thường xuất hiện ở các vị trí như gan, lách, dạ dày, ruột, não.
Triệu chứng của u máu
Khối u màu đỏ hay màu tím, thường không đau, xuất hiện trên da.
Chẩn đoán
– Bác sĩ có thể hỏi bệnh sử và khám lâm sàng.
– U máu nội tạng có thể không có triệu chứng hoặc gây đau, ngứa, xuất huyết.
– Chẩn đoán U máu nội tạng bằng chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).
Nguyên nhân gây u máu
Có nhiều giả định về nguyên nhân gây U máu:
– Yếu tố gia đình: nguy cơ 50% U máu ở bố hoặc mẹ đã thoái triển nhưng U máu ở trẻ có thể tiến triển nặng hơn.
– Rối loạn hormon.
– Rối loạn miễn dịch.
– Có các bất thường về mạch máu.
– Do tác động của hoá chất hay các chất độc hại khác.
– Trong quá trình mang thai, người mẹ bị nhiễm khuẩn hay nhiễm virus.
– Sau khi có chấn thương.
Điều trị u máu
– Tùy thuộc vào vị trí u máu, người bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị hợp lý giúp khỏi bệnh, không gây bất lợi cho sự phát triển của cơ thể hay thẩm mỹ.
– Các phương pháp điều trị U máu tế bào nội mạc mạch máu: steroid sử dụng đường uống, tiêm xơ, phẫu thuật, nút mạch, laser.
– Sử dụng steroid đường uống: hiệu quả điều trị chỉ khoảng 30%.
– Liều dùng: 2 mg/kg/ngày liên tục trong 4 tuần và giảm liều sau từng tuần. Sử dụng thuốc 1 tháng, ngưng 15 ngày, sau đó, sử dụng tiếp 1 tháng. Các biểu hiện toàn thân cần được theo dõi để phát hiện sớm các biến chứng do dùng steroid dài ngày: bộ mặt Cushing, thay đổi tính cách, nấm miệng, chậm phát triển tinh thần, đái tháo đường, tăng huyết áp.
– Tiêm xơ: rất hiệu quả.
– Cần có bác sĩ có kinh nghiệm tiến hành tiêm xơ scleremo hoặc trombovard 1%, 3% (thuốc của Pháp) nhất là các vị trí đặc biệt như vùng đầu, mặt, cổ.
– Sử dụng interferon 2b (Heberon) trong điều trị U máu cho trẻ em độ tuổi 1,5 tháng đến 14 tuổi thì cho thấy U máu ở trẻ từ 1 đến 5 tuổi đạt tỉ lệ thoái triển U máu cao theo nghiên cứu của Juan Manuel Marquer – Bệnh viện Nhi Trường Đại học Lahabana (Cu Ba).
– Cách dùng: 3 triệu UI/ngày, pha thuốc với 1 ml nước cất, tiêm dưới da mỗi ngày, tiến hành liên tục trong tối thiểu 6 tháng.
– Tác dụng không mong muốn: Sốt trong 1-2 ngày đầu tiên dùng thuốc, cần tiếp tục theo dõi và xử lý kịp thời các dấu hiệu nôn, sốt, chán ăn,…
– Phẫu thuật: tùy từ đối tượng người bệnh cụ thể cũng như đặc điểm của khối u. Các phương pháp khác: Ngoài ra, còn có các biện pháp khác như phương pháp nút mạch và laser.
– Các phương pháp điều trị u dị dạng mạch máu: nút mạch, laser, phẫu thuật.
– Trong các trường hợp thông thường có thể cân nhắc chọn lựa phương pháp laser, nút mạch nhưng nếu dị dạng động mạch lớn cần nhanh chóng tiến hành kết hợp nút mạch và phẫu thuật. Đối với các trường hợp u dị dạng mạch bạch huyết hoặc u dị dạng tĩnh mạch có thể phải phẫu thuật.
Phòng ngừa u máu
Hiện nay chưa có biện pháp phòng ngừa U máu đặc hiệu.
Triệu chứng thường là có khối u màu đỏ hay màu tím, thường không đau, xuất hiện trên da.
Các giả định về nguyên nhân gây u máu: yếu tố gia đình, rối loạn hormon, rối loạn miễn dịch,…
Tùy thuộc vào vị trí u máu, người bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị hợp lý giúp khỏi bệnh, không gây bất lợi cho sự phát triển của cơ thể hay thẩm mỹ.
Hiện nay chưa có biện pháp phòng ngừa u máu đặc hiệu.
(Hình ảnh tổng hợp từ Sức khỏe Đời sống, Mayaclinic, Google,…)
Thạc sĩ Lê Thị Huỳnh Trang
Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM
Cảm ơn bạn đã xem bài viết U máu tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.