Bạn đang xem bài viết Tuyển chọn 15 truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, nhân văn tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Kể truyện cho trẻ nghe là một trong những cách tuyệt vời để giúp trẻ cải thiện kỹ năng nghe, nói, tăng tư duy, vốn từ và tính sáng tạo. Truyện cổ tích thế giới với những câu chuyện lý thú, truyện cổ tích Việt Nam đầy nhân văn hay những mẩu truyện bác Ba Phi hài hước sẽ luôn khiến trẻ thích thú. Sau đây hãy cùng Pgdphurieng.edu.vn điểm qua 15 truyện cổ tích Việt Nam hay nhất với những bài học ý nghĩa phù hợp cho các bé nhé.
Tham khảo: Tuyển tập 5 truyện Bác Ba Phi hay nhất miền Tây sông nước
Tấm Cám
Tóm tắt nội dung truyện
Tấm Cám kể về câu chuyện của một cô gái tên Tấm, cha mẹ mất sớm, cô phải sống cùng dì ghẻ và người em cùng cha khác mẹ là Cám. Trong khi Tấm là cô gái hiền lành, tốt bụng thì Cám lại là người tham ăn lười làm, luôn cùng dì ghẻ tìm cách hãm hại, đối xử bất công với Tấm.
Mặc dù bị mẹ con Cám ngăn cấm đi chơi hội, thế nhưng với sự giúp đỡ của Bụt, Tấm đã đến có quần áo đến lễ hội và nhờ chiếc giày được ban cho, Tấm trở thành hoàng hậu. Trải qua bao khó khăn bởi bị mẹ con Cám hãm hại, cuối cùng Tấm đã được đoàn tụ với vua và sống hạnh phúc.
Ý nghĩa nhân văn của truyện
Truyện đề cao những phẩm hạnh tốt của con người như lòng vị tha, sự chăm chỉ và nỗ lực, đồng thời truyện cũng là minh chứng cho câu “ở hiền thì gặp lành”.
Tấm Cám dạy cho trẻ phân biệt phải trái, đúng sai, cho trẻ thấy những điều tốt đẹp trong cuộc sống và nhắc nhở trẻ rằng hãy luôn tốt bụng, giúp đỡ bạn bè và luôn chăm chỉ.
Tham khảo thêm: Tuyển chọn 15 truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, nhân văn
Sọ Dừa
Tóm tắt nội dung truyện:
Ngày xưa có hai vợ chồng nghèo sống rất hiền lành, tốt bụng, chăm chỉ nhưng lại mãi không có con. Một hôm người vợ ra đồng nhìn thấy một cái sọ dừa đầy nước thì bưng lên uống, sau đó thì liền có thai và sinh ra một đứa trẻ không tay không chân tròn như quả dừa.
Sau khi lớn lên Sọ Dừa chăn bò cho phú ông, hai cô con gái lớn của phú ông luôn hắt hủi Sọ Dừa, duy chỉ cô con gái út luôn đối đãi tốt với cậu và đem lòng yêu Sọ Dừa. Sọ Dừa nhờ mẹ đến hỏi vợ và cưới được cô út, hiện nguyên hình là cậu thanh niên tuấn tú.
Sọ Dừa chăm chỉ thi đỗ trạng nguyên, tuy nhiên người vợ thì bị hai cô chị hãm hại. Tuy nhiên may sao vợ chồng Sọ Dừa được đoàn tụ và sống hạnh phúc về sau.
Ý nghĩa nhân văn của truyện
Truyện Sọ Dừa đề cao vẻ đẹp từ bên trong, không nên “nhìn mặt mà bắt hình dong” để cư xử với người khác. Truyện cho bé thấy rằng vẻ đẹp tâm hồn là quan trọng nhất, không nên đánh giá bề ngoài mà đối xử với người khác.
Link Youtube truyện Sọ Dừa:
Cây tre trăm đốt
Tóm tắt nội dung truyện
Một anh chàng mồ côi nghèo là Khoai tính tình hiền lành, chất phác đi làm thuê cho một phú ông. Một hôm, phú ông gọi cậu đến và muốn gả con gái cho với điều kiện phải làm việc chăm chỉ ngày đêm. Phú ông trở nên giàu có và đến ngày cưới, ông lại thách cậu phải tìm được cây tre trăm đốt mới gả con gái cho.
Chàng trai vào rừng đi tìm kiếm và được Bụt giúp đỡ. Cuối cùng cậu đem theo cây tre trở về, chỉ sau tiếng hô “khắc nhập” một cây tre trăm đốt đã xuất hiện. Lão phú ông đành phải gả con gái cho và từ đó họ sống hạnh phúc bên nhau.
Ý nghĩa nhân văn của truyện
Truyện cho ta thấy rằng, người hiền lành, chăm chỉ sẽ luôn được giúp đỡ vượt qua mọi khó khăn, còn những người ích kỷ, toan tính sẽ nhận được quả báo thích ứng. Truyện còn giúp trẻ phân biệt những điều đúng sai, đối xử công bằng với mọi người.
Link Youtube truyện Cây tre trăm đốt:
Cậu bé thông minh
Tóm tắt nội dung truyện
Vì để tìm ra hiền tài cho đất nước, nhà vua ra lệnh cho quan viên dò ra khắp cả nước và đặt ra những câu hỏi hóc búa nhằm thử tài. Hai cha con đang làm ruộng được quan viên thách đố với câu hỏi hóc búa, đứa bé đã có thể trả lời thoăn thoắt. Cậu bé còn dùng “gậy ông đập lưng ông” để giải câu hỏi và giúp dân làng thoát tội khiến vua nể phục.
Sau đó cậu bé còn thử thách với những câu hỏi khó hơn và trả lời được cả câu hỏi của vua láng giềng, tránh chiến tranh cho đất nước. Nhà vua bèn xây dinh thự cho cậu cạnh hoàng cung và phong cậu làm Trạng nguyên.
Ý nghĩa nhân văn của truyện
Truyện đề cao trí thông minh và sự nhanh nhẹn của con người, đồng thời ca ngợi những người sáng dạ, biết vận dụng vào cuộc sống.
Link Youtube Cậu bé thông minh:
Thạch Sanh
Tóm tắt nội dung truyện
Thạch Sanh vốn là Thái tử, được Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng nông dân nghèo. Mất cha mẹ từ sớm, cậu sống dưới một gốc cây đa và được dạy đủ phép thần thông, võ nghệ.
Lý Thông lợi dụng Thạch Sanh về sống chung để thay mình cống nạp cho Chằn Tinh. Thạch Sanh đã dũng cảm diệt trừ Chằn Tinh, tuy nhiên lại bị Lý Thanh cướp công trắng trợn. Cuối cùng Thạch Sanh cũng đã được giải oan và cưới công chúa còn Lý Thông đã bị trừng trị thích đáng.
Ý nghĩa nhân văn của truyện
Truyện cổ tích Thạch Sanh đề cao công lý và lẽ phải, ca ngợi những hành động cao cả để bảo vệ người dân là đất nước. Thạch Sanh cũng là một hình tượng người anh hùng dân gian với tinh thần bất khuất, tấm lòng cao thượng và dũng cảm.
Link Youtube Thạch Sanh:
Ăn khế trả vàng
Tóm tắt nội dung truyện
Một gia đình nọ có hai anh em cha mẹ mất sớm, được kế thừa một khối gia sản lớn. Vợ chồng người anh tham giam tranh giành hết nhà cửa, của cải chỉ để lại cho người em một cây khế. Bỗng một ngày có một con chim đến ăn khế và đưa cho người em một chiếc túi ba gang lấy vàng để trả ơn.
Người anh thấy vậy liền đổi cả gia tài của mình lấy cây khế nhằm lấy vàng. Vì tham lam may túi quá to chứa nhiều vàng nên người anh rơi xuống biển và chết.
Ý nghĩa nhân văn của truyện
Qua câu chuyện, ta có thể rút ra bài học là không nên tham lam, sống phải ngay thẳng, chính trực. Đặc biệt, truyện nhắc nhở anh em phải luôn biết yêu thương nhau, không tranh giành, ganh đua.
Link Youtube Cây khế trả vàng:
Cậu bé Tích Chu
Tóm tắt nội dung truyện
Cậu bé Tích Chu vì ba mẹ mất sớm nên sống cùng với người bà của mình. Vì quá ham chơi, cậu bỏ mặc người bà bị bệnh của mình. Bà của cậu hóa thành chim và bay lên trời.
Khi biết mình đã sai, cậu khóc òa và được một bà Tiên chỉ dẫn cách cứu bà trở lại. Mặc dù đường đi qua thử thách rất khó khăn và nguy hiểm nhưng cậu vẫn không ngần ngại. Cuối cùng, bà đã trở lại thành người và từ đó cậu luôn hết lòng yêu thương bà.
Ý nghĩa nhân văn của truyện
Truyện đã cho thấy tình yêu cao cả của bà dành cho Tích Chu, luôn hết lòng yêu thương Tích Chu dù cậu bé luôn ham chơi, không nghe lời. Qua đó, ta cũng có thể thấy được cậu bé Tích Chu vừa đáng khen vừa đáng trách, tuy nhiên cậu đã ân hận và sửa sai.
Câu chuyện Cậu bé Tích Chu dạy cho các bé phải biết quan tâm, yêu thương mọi người trong gia đình, nghe lời người lớn, không vì ham chơi mà bỏ mặc người khác khi bệnh hoạn.
Link Youtube Cậu bé Tích Chu:
Trí khôn của ta đây
Tóm tắt nội dung truyện
Ngày xửa ngày xưa có một bác nông dân chăm chỉ ngày ngày dắt trâu đi cày. Một hôm khi đang nghỉ ngơi, có một con cọp đến là hỏi rằng muốn xem trí khôn của con người.
Bác nông dân suy nghĩ rồi bảo với cọp đã để trí khôn ở nhà. Cọp để cho bác nông dân trói mình vào cột cây để yên tâm về nhà lấy trí khôn mà không sợ cọp ăn mất trâu. Thế nhưng bác đã lấy rơm chất xung quanh cọp và đốt cháy.
Trâu thấy vậy cười lớn làm răng va vào đá gãy không còn cái nào. Lửa cháy làm dây thừng đứt, cọp vùng ra chạy vào rừng, từ đó nó mang trên mình những vằn đen dài.
Ý nghĩa nhân văn của truyện
Truyện mang đến bài học nhân văn sâu sắc cho các em nhỏ về trí khôn và sự vượt trội hơn của con người với những loài vật khác. Trí khôn phải được sử dụng đúng chỗ, đúng mục đích để xử lý các tình huống khó khăn, nguy hiểm.
Ngoài ra truyện còn cho trẻ thấy những ý đồ của những kẻ xấu luôn rình rập và phải luôn dùng trí khôn để cẩn thận với chúng.
Link Youtube Trí khôn của ta đây:
Chú Cuội cung trăng
Tóm tắt nội dung truyện:
Ngày xửa ngày xưa có một tiều phu tên là Cuội. Vào một lần vào rừng Cuội vô tình phát hiện hổ mẹ mớm cho hổ con một loại lá khiến hổ con sống lại sau khi bị đánh ngất. Cuội đào gốc cây thuốc kia rồi mang về.
Từ đó, Cuội cứu sống được rất nhiều người nhờ lá của cây đó. Tuy nhiên vào một ngày vì quên mất, vợ của Cuội đã đem nước giải tưới cho cây thuốc khiến nó bay lên trời. Cuội túm lấy rễ cây và bay theo cây thuốc lên cung trăng.
Ý nghĩa nhân văn của truyện
Câu chuyện thể hiện những ước mơ to lớn về việc khám phá những vùng đất mới. Thông qua đó, câu chuyện cũng đem đến cho trẻ những góc nhìn sáng tạo, thú vị về hiện tượng mặt trăng có dạng lõm giống như người đang ngồi dưới gốc cây đa.
Link Youtube Chú Cuội cung trăng:
Sự tích Mai An Tiêm
Tóm tắt nội dung truyện
Sự tích quả dưa hấu gắn liền với hình ảnh Mai An Tiêm là một hoàng tử được vua yêu thương hết mực. Vì cho rằng “của biếu là của lo, của cho là của nợ”, nhà vua đã cho đày cả gia đình chàng ra đảo hoang.
Với sự thông minh, tháo vát, Mai An Tiêm đã tìm thấy và trồng được một loại quả có vỏ xanh thẩm, ruột đỏ tươi mọng nước, vị ngọt, thơm mát. Chàng đổi loại quả này lấy gạo và muối cho cả gia đình.
Vua rất ngạc nhiên và khâm phục tinh thần của Mai An Tiêm nên cho đón gia đình chàng về. Từ đó loại quả này trở thành phần không thể thiếu trong đời sống của người Việt Nam.
Ý nghĩa nhân văn của truyện
Qua sự tích Mai An Tiêm, ta có thể thấy rằng sự cố gắng, nỗ lực không bao giờ là vô ích. Dù phải trải qua bao nhiêu khó khăn, đối mặt với nghịch cảnh, chăm chỉ cần cù sẽ luôn hái được quả ngọt.
Link Youtube Sự tích Mai An Tiêm
Ba lưỡi rìu
Tóm tắt nội dung truyện
Truyện kể về có một anh tiều phu nghèo nọ chỉ có một chiếc rìu bằng sắt là tài sản quý giá nhất. Trong một lần đi đốn củi, anh vô tình làm rơi chiếc rìu xuống sông và không thể tìm thấy.
Mặc dù nhận được sự giúp đỡ của Bụt và có thể lấy được cây rìu bằng vàng và bạc, thế nhưng anh vẫn chọn trung thực, chỉ nhận cây rìu bằng sắt vốn thuộc về mình. Bụt đã quyết định tặng cả cây rìu bằng vàng và bạc cho anh vì sự thật thà.
Ý nghĩa nhân văn của truyện
Câu chuyện trên dạy cho trẻ rằng sống trên đời phải biết trung thực, thật thà, không được lừa dối. Người hiền lành luôn sống bằng thành quả lao động của mình sẽ nhận được những điều may mắn còn những người tham lam, dối trá sẽ phải nhận quả báo.
Link Youtube Ba lưỡi rìu:
Câu chuyện bó đũa
Tóm tắt nội dung truyện
Một gia đình nọ có ông bố sống cùng bốn người con. Vì buồn các con không yêu thương lẫn nhau, ông ra một thử thách cho bốn người con nếu dùng tay bẻ gãy được bó đũa sẽ được thưởng lớn.
Tuy cố gắng nhưng lần lượt bốn anh em không ai có thể bẻ gãy bó đũa đó cả. Thấy vậy ông bố liền tách bó đũa ra và bẻ gãy từng cây đũa một một cách dễ dàng.
Ý nghĩa nhân văn của truyện
Bài học rút ra từ câu chuyện là khi chúng ta chỉ có một mình thì rất dễ bị lung lay, đàn áp, thế nhưng nếu hợp lực lại thì sẽ luôn mạnh mẽ, vững chãi. Đặc biệt với anh em trong cùng một nhà phải luôn biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ và luôn đoàn kết với nhau trước mọi khó khăn hoạn nạn.
Link Youtube Câu chuyện bó đũa:
Thánh Gióng
Tóm tắt nội dung truyện
Vào thời Hùng Vương thứ 6, có một cặp vợ chồng không có con, vào một lần bà vợ vô tình ướm vào một dấu chân ngoài đồng thì liền có thai và sinh ra một bé trai khôi ngô tuấn tú. Thế nhưng đến ba tuổi cậu vẫn chưa biết đi, cũng chẳng biết nói, cười.
Khi đó giặc n xâm lược bờ cõi, cậu bé đã cất tiếng nói đầu tiên và xin đi đánh giặc. Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, thoáng chốc ra trận đánh giặc tan tác. Sau đó Thánh Gióng một mình phi ngựa lên đỉnh núi rồi bay lên trời.
Ý nghĩa nhân văn của truyện
Câu chuyện trên cho ta thấy rõ tinh thần yêu nước bất khuất chảy trong máu người dân Việt Nam ta từ thời xa xưa. Yêu nước, yêu dân tộc luôn là một phẩm chất tốt cần được phát huy và tuyên truyền.
Link Youtube Thánh Gióng:
Sự tích cây vú sữa
Tóm tắt nội dung truyện
Ngày xưa có một cậu bé được mẹ nuông chiều nên rất ham chơi. Một ngày nọ vì bị mẹ mắng mà cậu la cà khắp nơi không chịu về nhà. Vì mong ngóng con, mẹ cậu gục xuống và hóa thành gốc cây bên cạnh. Khi trở về nhà không thấy mẹ đâu, cậu bật khóc nức nở.
Cậu gục xuống và ôm gốc cây đó thì bất ngờ cây vỗ về, rơi một loại quả vào tay cậu. Loại quả này tuy vỏ ngoài chát nhưng bên trong ngọt thơm như sữa mẹ. Từ đó người đời gọi loại cây này là cây vú sữa.
Ý nghĩa nhân văn của truyện
Không chỉ giải thích một cách sáng tạo sự tích của cây vú sữa, câu chuyện này còn dạy cho trẻ rằng phải biết hiếu thảo với cha mẹ. Bởi dù đi đâu về đâu, vòng tay âu yếm của mẹ vẫn mang tình yêu bao la, vĩnh cửu không nơi nào có.
Link Youtube Sự tích cây vú sữa:
Sự tích bông hoa cúc trắng
Tóm tắt nội dung truyện
Một cô bé sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát, không may mẹ cô bé mắc bệnh nặng. Vì không có tiền mua thuốc, cô bé buồn bã ngồi khóc nức nở.
Thấy vậy một ông lão chỉ cho cô bé đi tìm bông hoa cúc trắng duy nhất trên gốc cây cổ thụ để cứu mẹ. Số cánh hoa trên bông cũng là số ngày còn sống của mẹ cô bé.
Thấy bông cúc trắng chỉ có bốn cành, cô bé nhanh trí xé nhỏ từng cánh hoa ra đến nỗi không thể đếm nổi.
Ý nghĩa nhân văn của truyện
Câu chuyện cho thấy lòng hiếu thảo và yêu thương mẹ vô bờ bến mặc kệ mọi khó khăn.
Link Youtube Sự tích bông hoa cúc trắng:
Tham khảo thêm: 15 truyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới
Vừa rồi là tuyển chọn 15 truyện cổ tích Việt Nam hay nhất với đầy ý nghĩa nhân văn mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng rằng những câu chuyện trên sẽ giúp trẻ hứng thú thêm về thế giới bên ngoài, học được những bài học mới đầy ý nghĩa cùng cha mẹ.
Mua sữa bột cho bé tại Pgdphurieng.edu.vn để bổ sung dinh dưỡng cho bé:
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tuyển chọn 15 truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, nhân văn tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.