Bạn đang xem bài viết Tư vấn chọn mua ống kính (lens) máy ảnh tốt nhất để làm phim tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Độ dài tiêu cự khác nhau sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh mà bạn quay phim. Vì thế, đừng bỏ qua một số mẹo chọn mua ống kính (lens) máy ảnh tốt nhất mà Pgdphurieng.edu.vn muốn gợi ý cho bạn khi làm phim ngay sau đây!
Chọn mua ống kính máy ảnh phù hợp để làm phim
Ống kính góc rộng
- Độ dài tiêu cự: Cảm biến Full – frame khoảng 24 – 40mm; APS-C khoảng 15 – 24 mm; Four – third khoảng 10 – 17 mm.
Những ống kính này phù hợp để quay những shot toàn cảnh, cận cảnh cũng như quay trong không gian bị hạn chế. Người quay phim sẽ dễ dàng nắm giữ thiết bị để có được hình phối cảnh ấn tượng và có độ sâu trường ảnh tốt (vì rất nhiều cảnh quay được lấy nét cùng lúc).
Tuy nhiên, những ống kính này vẫn có mặt hạn chế lớn là hình ảnh quay cận cảnh sẽ bị bóp méo.
Ống kính tầm trung
- Độ dài tiêu cự: Full – frame khoảng 50 mm; APS-C khoảng 35 mm; Four – third 20 – 25 mm.
Với những ống kính tầm trung sẽ mang lại cho bạn hình ảnh trông có vẻ tự nhiên. Ống kính này phù hợp cho cảnh quay có hai người và góc máy ngang hông (hip level shot). Tuy nhiên, nếu bạn tận dụng nó để chụp cận cảnh thì dễ mang lại hình ảnh bị méo.
– Các ống kính một tiêu cự 50mm thường có kích thước nhỏ và cho tốc độ màn chập nhanh.
– Ống kính tiêu cự f/1.8 nhỏ gọn mang lại chất lượng hình ảnh tuyệt vời, phù hợp với túi tiền.
– Ống kính tiêu cự f/1.4 hoặc 1.2, thì kích thước lớn hơn và giá thành đắt hơn.
Hãy nhớ, khẩu độ tối đa rộng làm cho độ sâu trường ảnh nông. Nếu bạn sử dụng lấy nét một cách sáng tạo, thì ống kính khẩu độ rộng sẽ tốt, còn nếu bạn muốn lấy hình ảnh sắc nét thì nên chọn ống kính khẩu độ hẹp hơn.
Ống kính tele tầm trung, hoặc ống kính chân dung (portrait)
- Độ dài tiêu cự: Full – frame khoảng 85 – 100 mm; APS-C khoảng 50 – 60 mm; Four – third 35 -50 mm.
Loại ống kính này sẽ cho bạn hình ảnh quay cận cảnh không bị biến dạng. Chúng có khẩu độ tối đa rộng, hoạt động tốt trong điều kiện ánh sáng yếu. Tuy nhiên, những loại ống kính này khiến người quay phim rất khó nắm giữ thiết bị, họ thường đặt lên tripod.
Không những thế, ống kính loại này dường như làm cho phối cảnh được tràn đều (bố cục đồ hoạ mạnh mẽ), để bạn dễ dàng thêm các hiệu ứng trường ảnh sâu nông đẹp mắt.
Nếu máy ảnh của bạn có cảm biến APS-C hoặc Super 35, và ống kính 50 mm f/1.8 (là ống kính tiêu chuẩn trên thân máy full – frame), sẽ trở thành bộ máy ảnh ống kính tuyệt vời với giá cả phải chăng.
Ống kính tele
- Độ dài tiêu cự: Full-frame từ 135 mm trở lên; APS-C từ 85mm trở lên; Four – third từ 60 mm trở lên.
Các ống kính tele này rất tốt cho việc làm phẳng phối cảnh, cách ly đối tượng ra khỏi nền và đưa các vật ở xa trở lại gần hơn. Thế nhưng, các loại ống kính này thường có kích thước to, dài, trọng lượng nặng nên khó di chuyển bằng tay, nhà quay phim thường đặt nó trên chân máy.
Ống kính góc siêu rộng
- Độ dài tiêu cự: Full-frame dưới 24 mm; APS-C dưới 16 mm; Four – third dưới 10 mm.
Chọn ống kính góc siêu rộng phù hợp với nhà làm phim khi quay nhiều cảnh. Nó vừa dễ cầm giữ, vừa có độ sâu trường ảnh tốt.
Bên cạnh đó, loại ống kính này phù hợp cho việc quay phim tài liệu, vì lấy nét hình ảnh thực tế, gần gũi. Tuy nhiên, nếu bạn quay cận cạnh thì dễ mang lại hình ảnh bị méo đấy.
Các tính năng cần thiết trên ống kính để quay phim
Khi chọn ống kính để quay phim, bạn cần chú ý đến một số tính năng sau:
Ổn định hình ảnh
Điều này rất quan trọng nếu bạn cần quay phim mà đối tượng di chuyển tốc độ nhanh. Các ống kính hiện đại mang lại hình ảnh quay ổn định hơn, và cho phép bạn tiện cầm trên tay mà không cần chân máy, tiện cho việc quay phim.
Lấy nét tự động (điện tử) hoặc lấy nét thủ công (cơ khí)
Chọn ống kính có khả năng lấy nét tự động hoặc lấy nét thủ công, sẽ giúp nhà quay phim dễ dàng thao tác nhanh trên máy, bắt trọn khoảnh khắc của đối tượng trong khung hình.
Mỗi cách lấy nét ảnh sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau mà nhà làm phim có thể tận dụng cho bối cảnh quay.
Tiêu cự ống kính
Tiêu cự ống kính là yếu tố mà bạn không thể bỏ qua khi chọn ống kính làm phim. Nó giúp bạn thu nhỏ và phóng to hình ảnh tùy theo ý đồ quay phim của bạn.
Hoạt động “thở” (breathing)
Breathing được xem là hoạt động “thở” trong thuật ngữ nhiếp ảnh, nó thể hiện thao tác thay đổi tiêu cự ống kính để lấy nét.
Với một số ống kính, hiện tượng breathing có thể tác động rất ít khi bạn điều chỉnh tiêu cự. Nó sẽ không trở thành rào cản nếu như bạn chụp ảnh tĩnh.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận nó cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc lấy nét hình ảnh của bất kì nhà quay phim nào dù sử dụng loại ống kính prime hay zoom.
Độ dài tiêu cự và kích thước cảm biến
Chất lượng hình ảnh quay phim đều chịu ảnh hưởng của độ dài tiêu cự ống kính với kích cảm biến của máy ảnh.
Cảm biến full-frame:
- Có cùng kích thước với phim camera 35mm, chúng được sử dụng trên một số máy ảnh chuyên nghiệp như Canon 5D và Sony A7S.
- Các cảm biến nhỏ hơn mức này đôi khi được gọi là cảm biến crop. Hệ số crop có nghĩa là cảm biến nhỏ hơn bao nhiêu so với khung hình máy ảnh tĩnh full – frame 35mm. Điều này cho phép bạn so sánh các ống kính trên các cảm biến khác nhau. Vì vậy, ống kính 18 mm trên máy ảnh có hệ số crop 1.6 sẽ có cùng trường nhìn với ống kính 29 mm trên máy ảnh tĩnh 35mm toàn khung hình. (18 x 1.6 = 29).
Cảm biến APS-C:
- Được sử dụng trên nhiều máy ảnh DSLR tầm trung như Canon T5i/700D. Chúng có kích thước tương đương với khung máy ảnh phim 35mm.
- Máy ảnh Canon APS-C có hệ số crop khoảng 1.6, và Nikon, Sony, Fujifilm hệ số crop 1.5.
Cảm biến Super 35:
- Có cảm biến lớn hơn một chút so với hệ số crop 1,4 – 1,5, như Canon Cinema EOS.
- Nhà quay phim có thể sử dụng các ống kính được thiết kế cho APS-C.
Cảm biến MFT (Micro Four Thirds):
- Đây là kích thước cảm biến nhỏ hơn được sử dụng trên máy ảnh Olympus và Panasonic.
- Hệ số crop thay đổi từ 2.2-2.6 tùy thuộc vào máy ảnh của bạn và bạn có quay phim HD hay 4K hay không.
Như vậy, Pgdphurieng.edu.vn đã chia sẻ cho bạn một vài thông tin để chọn được ống kính (lens) máy ảnh quay phim tốt nhất. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tư vấn chọn mua ống kính (lens) máy ảnh tốt nhất để làm phim tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.