Bạn đang xem bài viết Từ A-Z kinh nghiệm nuôi chó dành cho người mới bắt đầu tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Một khi các bạn đã nắm rõ được tất tần tật các công đoạn cũng như kỹ thuật trong nuôi dạy và huấn luyện chó thì chú chó của bạn sẽ luôn khỏe mạnh, phát triển nhanh và cao lớn. Vậy đối với những ai chưa từng nuôi chó thì cần chuẩn bị những gì từ khâu chọn giống đến chăm sóc chúng? Cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu từ A-Z kinh nghiệm nuôi chó dành cho người mới bắt đầu nhé!
Lựa chọn giống chó và địa chỉ mua tin cậy
Lựa chọn giống chó
Tiêu chí đầu tiên khá quan trọng trong việc chọn giống chó là đẹp, các giống chó đảm bảo tiêu chí này có thể kể đến là: Border Collie, Rough Collie, mini Collie, dòng chó Collie này rất thông minh, dễ huấn luyện và quấn chủ.
Các giống chó kéo xe như Samoyed, Alaska, Husky bề ngoài đồ sộ, ấn tượng, khá nghịch ngợm nhưng hiền lành. Các giống chó thuộc dòng Toy nhỏ như Phốc, Poodle nhỏ xinh và rất dễ thương.
Ngoài những tiêu chí về các dòng chó trên, lúc đến trại mua chó bạn cần phải để ý xem sức khỏe hiện tại của nó thế nào, ngoại hình ra sao, có giống như những thông tin được rao bán không. Điều này là vô cùng quan trọng, bởi nó sẽ quyết định xem chú chó đó mạnh khỏe hay ốm đau sau khi bạn sở hữu nó.
Nên mua chó ở đâu?
Tốt hơn hết, bạn nên mua chó ở những trang trại thú cưng lớn có uy tín hoặc mua trực tiếp ở nhà của các chủ nuôi có chó mẹ đẻ. Ngoài ra, bạn có thể nhập ngoại các giống chó mà mình yêu thích, đảm bảo nguồn gốc, lý lịch rõ ràng.
Kiểm tra sức khỏe trước khi mang chó về
Trước khi mang chó về nhà, bạn nên đưa chúng đến các cơ sở thú y gần đó để tiến hành kiểm tra tổng quát về sức khỏe cũng như được bác sĩ tư vấn trực tiếp về cách chăm sóc cho chú cún của bạn.
Kinh nghiệm cho chó ăn uống
Để chú chó của bạn không bị rối loạn tiêu hóa khi phải thích nghi với chế độ ăn mới, bạn nên từ từ điều chỉnh khẩu phần và cân bằng dinh dưỡng cho nó một cách hợp lý. Cụ thể, nên đảm bảo những điều sau:
Khẩu phần ăn phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và năng lượng: Protein, chất béo, tinh bột và các Vitamin từ tự nhiên. Đặc biệt, nên hạn chế thức ăn tổng hợp và sữa, đồ ăn có nhiều dầu mỡ và nội tạng động vật vì nguy cơ chứa nhiều chất độc dễ gây ung thư.
Một ngày nên chia ra làm 3-4 bữa nhỏ, mỗi bữa ăn nên kèm theo nước uống để giúp chó dễ tiêu hóa hơn. Lưu ý thường xuyên vệ sinh dụng cụ đựng thức ăn cho chó và nước uống để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho chú chó của bạn.
Trong những trường hợp chó gặp vấn đề về sức khỏe và có biểu hiện khác thường trong sinh hoạt như bỏ ăn, ủ rũ, tiêu chảy cả ngày, nôn ói,… thì bạn cần ngừng cho chúng ăn và đưa đến các cơ sở thú ý gần nhất để được hỗ trợ.
Lưu ý không cho chó ăn thức ăn bị ôi thiu hoặc những thức ăn thừa như nước rác, phân người và các động vật khác.
Tuyệt đối không để chó ăn phải socola, vì có nghiên cứu cho rằng, khi ăn phải socola, chó sẽ có nguy cơ tử vong vì trong thành phần socola có chất Theobromine – chất kích thích có tác động trực tiếp đến thần kinh, huyết áp và cơ tim một cách nhanh chóng và đột ngột.
Kinh nghiệm chăm sóc vệ sinh cho chó
Cắt tỉa lông chó thường xuyên
Bộ lông chính là vẻ bề ngoài quan trọng mà mỗi chú chó cần được chăm chút kỹ lưỡng. Bạn nên chải lông thường xuyên cho chúng để loại bỏ được các lông rụng, bụi bẩn cũng như những con vật ký sinh trong bộ lông của chúng.
Đầu tiên, bạn chuẩn bị một chậu nước ấm và làm ướt toàn bộ lớp lông chó, thoa một ít sữa tắm dành cho chó lên và tắm gội sạch sẽ từng “chân tơ kẽ tóc” cho chúng. Sau đó, dùng khăn bông lau khô toàn thân cho chó và gỡ rối từ từ bộ lông, đồng thời chải chuốt kỹ càng cho bộ lông của chú cún nhà mình.
Khám phá top sữa tắm cho chó được nhiều người tin dùng trên Pgdphurieng.edu.vn nhé!
Vệ sinh tai cho chó thường xuyên
Đầu tiên, bạn làm ẩm đầu bông ngoáy tai, từ từ làm sạch vùng ngoài và xung quanh tai trước khi ngoáy sâu vào trong, tránh làm ảnh hưởng tới màng nhĩ của chúng. Bạn nên để ý, nếu thấy chó có dấu hiệu gãi tai thường xuyên thì có thể có ký sinh trùng bám vào tai của chúng, vì vậy nên đưa chó đến bác sỹ thú y để được khám và chữa trị.
Tham khảo thêm cách trị ve chó hiệu quả trên Pgdphurieng.edu.vn nhé!
Đánh răng cho chó
Vệ sinh răng miệng cũng giúp cho chó có một hàm răng chắc khỏe, rạng ngời. Bạn nên chọn loại bàn chải có nang mềm để hạn chế tổn thương cho niêm mạc miệng. Rất đơn giản, bạn mở miệng của chú chó ra từ từ, vén hai mép miệng của chúng lên và nhẹ nhàng chải lần lượt khắp hai hàm răng của chó.
Bạn có thể tham khảo cách chọn bàn chải cũng như kem đánh răng cho chó phù hợp ở các cửa hàng chuyên cung cấp dịch vụ cho thú cưng trên địa bàn.
Kinh nghiệm huấn luyện chó
Huấn luyện chó là một quá trình đòi hỏi rất nhiều công sức và sự kiên trì, bền bỉ. Về cơ bản, bạn có thể dễ dàng tự mình huấn luyện chó với các bài tập đơn giản tại nhà.
Huấn luyện chó ngồi
Bạn chuẩn bị sẵn một phần nhỏ thức ăn yêu thích của chú cún, sau đó bạn cầm phần dĩa này trên tay, di chuyển nó lên cao vừa tầm đỉnh đầu của cún để chú dễ dàng nắm bắt.
Bạn hô to hiệu lệnh “Ngồi xuống” đồng thời kết hợp vỗ tay vào mông của chú để chú có thể tự hiểu và ngồi xuống. Bạn nhớ để ý tư thế của cún, chỉnh lại sao cho đúng và giữ tầm 10-15s.
Huấn luyện chó đứng lên
Bạn hô to mệnh lệnh “Đứng lên” mỗi khi chú cún đang nằm, kết hợp việc ôm tay qua eo của chúng đỡ lên nâng nhẹ chuyển thành tư thế đứng. Duy trì việc tập luyện này mỗi ngày nhiều lần sẽ tạo thành phản xạ cho chúng mỗi khi nghe mệnh lệnh.
Huấn luyện chó nằm xuống
Giống như ngồi xuống và đứng lên, chúng ta cũng hô to mệnh lệnh “Nằm xuống” và kết hợp nhấn nhẹ mông và vai của chú cún xuống, dần dần chú chó của bạn sẽ hiểu sau nhiều lần tập luyện đấy.
Huấn luyện chó di chuyển lại phía mình
Bạn có thể dùng thức ăn yêu thích để dụ chúng lại phía mình, hoặc đơn giản hơn là việc cho chó đeo một chiếc vòng cổ xinh xắn, bạn vừa hô “Lại đây” vừa kéo sợi dây lại gần hơn phía mình.
Ở trình độ chuyên nghiệp và lâu năm hơn, bạn có thể huấn luyện chó những nguyên tắc cơ bản như: nhặt đồ, đi bằng hai chân, bắt tay, giữ thăng bằng khi ngồi xe máy, cách tấn công và bảo vệ chủ.
Ngoài ra, bạn cũng nên huấn luyện cho thú cưng của mình biết đi vệ sinh đúng chỗ tại khay vệ sinh cho chó.
Những điều cấm kỵ khi nuôi chó
Trong quá trình nhận chó về và nuôi dạy chúng, bạn cần lưu ý những điều kiêng kỵ sau
Những thức ăn không tốt cho chó
– Thức ăn ôi thiu, nguội lạnh, là nguồn thức ăn lấy từ thức ăn thừa, không rõ nguồn gốc.
– Hạn chế cho chó ăn nội tạng động vật như gan gà, gan heo, trứng gà sống, thịt mỡ lợn.
– Tránh các đồ ngọt và thức ăn kích thích như Socola.
Những lưu ý trong sinh hoạt và sức khỏe
Sau khi đưa chó về, bạn phải đảm bảo sức khỏe cho chúng và mang chúng đi tiêm phòng các căn bệnh nguy hiểm như bệnh Care, bệnh Parvo. Đặc biệt, bạn nên thường xuyên đưa chó đi dạo để tăng cường vận động, giúp cho quá trình phát triển và hấp thu chất dinh dưỡng thêm hiệu quả.
Trên đây là tất tần tật từ A-Z kinh nghiệm nuôi chó dành cho những ai lần đầu nuôi cún cưng. Hy vọng, bạn sẽ trang bị cho mình đầy đủ kiến thức để có một chú chó ưng ý và khỏe mạnh cho riêng mình.
Xem thêm:
>> Hướng dẫn cách nuôi, chăm sóc chó Nhật đúng kỹ thuật
>> Tìm hiểu về giống chó Bull: Nguồn gốc, đặc điểm, cách nuôi, bảng giá
>> Cẩm nang cách nuôi chó Poodle hiệu quả, mau lớn dành cho người mới
Kinh nghiệm hay Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Từ A-Z kinh nghiệm nuôi chó dành cho người mới bắt đầu tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.