Bạn đang xem bài viết Trồng cây trong nhà bếp – Có nên hay không? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cây xanh xuất hiện mọi nơi xung quanh cuộc sống thường nhật của con người. Chúng là nguồn cung khí oxi quan trọng đồng thời được xem là thú tiêu khiển của nhiều người, đặc biệt là thế hệ trung niên.
Để mang cây xanh phủ sóng khắp nơi, các bà các mẹ còn đặt cả cây trong không gian nấu nướng, nhưng điều này có thật sự nên hay không? Nếu có thì nên trồng những loại cây nào? Pgdphurieng.edu.vn sẽ giúp bạn tìm đáp án ngay trong bài viết sau.
Có nên dùng cây trồng trang trí trong nhà bếp?
Câu trả lời chính xác nhất còn phụ thuộc vào sở thích và loại cây bạn trồng trong bếp. Tuy nhiên, trồng cây trong nhà bếp từ lâu đã trở thành một thói quen của nhiều người vì nó mang lại những lợi ích tuyệt vời sau:
Khử mùi hôi hiệu quả
Đặc thù của khu vực nấu nướng chính là khói và vô số mùi hương khó chịu lan tỏa trong không khí. Trước khi nấu, ta có mùi tanh “nồng nàn” của cá, thịt,…tươi. Trong khi nấu, ta có thêm hương thơm “quyến rũ” từ khói và thức ăn, đặc biệt là những món nặng mùi như mắm, tương,…
Nếu những mùi hương này là nguyên nhân lớn nhất khiến bạn chùn chân mỗi khi vào bếp thì bạn nên đặt ngay những chậu cây xanh quanh bếp lò nhé. Một số loại cây có khả năng hút mùi, hút bụi nhanh chóng và hiệu quả không ngờ. Thêm vào đó, cây xanh quang hợp cung cấp khí O2 hoạt động như chiếc máy lọc không khí giúp căn bếp được trong lành hơn.
Xua đuổi côn trùng và muỗi
Một không gian thiếu sáng, ẩm thấp, thức ăn dồi dào như nhà bếp chính là “căn nhà chung” lý tưởng của nhiều loài côn trùng, bọ gậy và cả muỗi. Chúng là những loài động vật có khả năng sinh sản cao, làm tổ khuất trong góc nên đôi khi gia chủ sẽ rơi hoàn cảnh “lực bất tòng tâm” nghĩa là muốn diệt cũng diệt không được.
Những chậu cây xanh sẽ giúp bạn làm điều này. Các loài cây trồng trong bếp sở hữu một số hương thơm đặc biệt và tính kháng khuẩn có thể xua đuổi côn trùng. Ngoài ra, cách này cũng tiết kiệm được cho bạn kha khá tiền khi không cần mua các bình xịt côn trùng độc hại và nặng mùi khác.
Bảo vệ sức khỏe gia đình
Căn bếp chính là không gian chứa “tất tần tật” các loại mùi hôi, khí thải và rác thải sinh hoạt trong gia đình. Những loại phát thải này, nếu như con người hít phải trong thời gian dài thì sẽ dễ dàng mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, da, mắt,…
Do đó, để ngăn ngừa khả năng mắc bệnh và nâng cao sức khỏe các thành viên trong gia đình trước hết là “người nội trợ”, bạn nên trang bị ngay cây xanh trong nhà bếp. Chỉ cần một hành động nhỏ là sắp xếp đặt cây trong bếp, bạn đã có thể mang đến những thay đổi lớn trong việc bảo vệ sức khỏe gia đình mình.
Tăng tính thẩm mỹ và hứng thú đối với việc làm bếp
Một lý do phổ biến khiến người trẻ không hứng thú khi vào bếp đó là: tẻ nhạt. Thế hệ gen Z hầu như không tìm thấy bất kỳ sự thú vị nào ở căn bếp hay những món ăn do chính mình làm ra. Vậy tại sao bạn không biến nó thành một thế giới của riêng mình?
Có nhiều cách để làm điều này, trong đó dễ dàng nhất là trồng cây trong bếp. Mỗi loại cây có vẻ đẹp, ý nghĩa và sức hấp dẫn khác nhau phù hợp với nhu cầu và sở thích của mọi đối tượng. Biết đâu thông qua việc trang trí bếp bằng cây xanh, bạn sẽ vô tình khám phá được tài năng nấu nướng của mình, đúng không nào?
Ý nghĩa phong thủy
Đối với những người thích phong thủy thì gian bếp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong ngôi nhà. Bếp lửa chính là nơi giữ ấm và gắn kết các thành viên, là nơi các bà các mẹ chăm chút và tảo tần để nuôi đàn con. Do đó, gian bếp nguội lạnh, hiu hắt là điều cấm kỵ của nhiều gia đình Việt.
Ngoài tính thẩm mỹ và chức năng khử mùi, cây xanh còn có giá trị về mặt phong thủy. Bạn hãy lưu ý lựa chọn cây hợp mệnh với mình để rước tài lộc và mang lại may mắn cho gia đình nhé.
>> Những loại cây cảnh phong thủy trong phòng khách vừa đẹp vừa lọc không khí
>> 4 loại cây, hoa chớ nên đặt trong nhà kẻo phá nát phong thủy, vận xui kéo đến liên tục
Những loại cây nào NÊN trồng trong nhà bếp?
Cây thanh lọc không khí
Phòng bếp ám mùi hôi chính là nỗi khổ tâm của nhiều bà nội trợ. Vì vậy, nên chọn những loại cây có tác dụng hấp thụ “cường độ cao” khí cacbonic, khí gas, khí độc,… trả lại không gian thoáng mát cho căn bếp của bạn. Những loài cây lọc khí điển hình như: dương xỉ, lưỡi hổ, trầu bà, thường xuân, lan ý,…
>> 15 loại cây cảnh tốt trong phong thủy lại có tác dụng lọc sạch không khí, nhà nào cũng nên có 1 cây
Cây thảo mộc
Các loại cây thảo mộc hay thuốc dùng trong Đông Y chính là cây xanh trồng trong bếp được nhiều người yêu thích. Những cây này ngoài công dụng làm gia vị giúp các món ăn thêm hấp dẫn, chúng còn là phương thuốc cổ truyền chữa được một số loại bệnh thông thường như cảm, khó tiêu, lợi tiểu,… thậm chí cây rau tần còn có khả năng cầm máu kỳ diệu.
Một số cây thảo mộc còn có giá trị phong thủy lớn. Ví dụ như cây húng quế bản to và dài có thể hút tài lộc, đem đến sự may mắn lớn cho gia chủ. Hay cây hương hhảo tượng trưng cho sự gắn kết, trung thành, luôn che chở cho nhau, đặt cây này trong nhà giúp các thành viên thêm yêu thương, hòa thuận với nhau.
Cây ăn được
Sẽ chẳng còn gì tuyệt vời hơn khi tận tay chăm bón, thu hoạch và chế biến những loại cây xanh, rau, củ ‘chuẩn nhà trồng’ đúng không nào? Một số loại cây, rau củ dễ sống như gừng, nghệ, hành tây, tỏi, sả, ớt, chanh,… có thể được trồng ngay trong chính căn bếp nhà bạn. Vừa tiết kiệm công sức và tiền bạc, vừa an toàn và đảm bảo dinh dưỡng, ngại gì mà không thử trồng ngay các bạn nhỉ?
Cây dễ sống
Không như các loại cây kiểng khác được gia chủ chăm bón thường xuyên, những loại cây đặt trong bếp thường nhận được ít sự quan tâm hơn. Cho nên, để tiết kiệm thời gian bạn có thể “chốt đơn” ngay những loài cây dễ sống, không cần bạn chăm chút nhiều mà vẫn phát triển tốt.
Một số loài cây “sống dai” đó là: Lô hội (nha đam), trầu bà, lan chi, lan ý,…
Cây hương sắc
Để biến gian bếp thành một nơi lý tưởng thu hút bạn lui tới thường xuyên, ngoài hương thơm thì còn cần cả sắc đẹp. Một số loại cây hội tụ đủ hai yếu tố này chính là: Oải hương, hoa nhài, hương thảo, tùng thơm, bạc hà,…
Những loại cây nào KHÔNG NÊN trồng trong nhà bếp?
Cây có chứa chất độc
Một số loại cây có khả năng lọc không khí tốt, có giá trị phong thủy cao, vừa có hương có sắc tuy nhiên lại chứa chất độc thì nhất định không được trồng trong bếp. “Điểm mặt” các loại cây đó là: Cây thuộc dòng môn trường sinh (như vạn niên thanh), lan quân tử, đỗ quyên, trúc đào, hồng môn, …
Cây leo dễ rụng lá và cây chứa gai nhọn
Bạn chắc chắn không muốn biến gian bếp của mình thành đường phố Hà Nội vào mùa thu lá rụng đúng không nào? Hãy tránh xa những loại cây leo dễ rụng lá như: trúc nhật, mai vạn phúc, hoa giấy,… để không khiến không gian nấu nướng thành không gian dọn lá nhé.
Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý không trồng những loài cây có gai nhọn ở thân, lá, cành để tránh làm bị thương bản thân và các thành viên trong gia đình.
Không gian xanh mát với vườn cây mini trong nhà bếp
Có rất nhiều cách để tận hưởng cuộc sống, tại sao bạn không thử thiết kế một “vườn địa đàng” cho mình ngay trong căn bếp quen thuộc. Nếu khéo léo biết kết hợp các loại cây và sắp xếp chúng theo ý thích và phong cách riêng, bạn đã có ngay một không gian tươi mát thân thiện với môi trường rồi.
Cây xanh trồng trong bình thủy tinh chính là công thức được nhiều người ưa chuộng nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt cây trong chậu gỗ để tạo cảm giác ấm áp, thâm trầm hay trong chậu nhựa màu sắc cho không gian thêm tươi vui và kích thích thị giác. Hãy nhớ đặt chúng cạnh bậu cửa hay những nơi đón nắng để cây xanh quang hợp và phát triển xanh tốt hơn.
Trồng cây trong nhà bếp thật ra không khó như nhiều người lầm tưởng và đây là hoạt động nên có trong căn bếp của mỗi hộ gia đình. Với những chia sẻ trên, Pgdphurieng.edu.vn hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích để biến gian bếp tẻ nhạt thành không gian xanh mát và hấp dẫn nhé.
Có thể bạn quan tâm
>> 10 loại cây trồng trong nhà giúp khử mùi bếp và đuổi côn trùng siêu hiệu quả
>> Mẹo trồng cây cherry đơn giản tại nhà, cho trái cực nhiều
>> Công dụng bất ngờ của bã cà phê với cây trồng
>> Các loại cây đuổi muỗi bạn nên trồng quanh nhà
Kinh nghiệm hay Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Trồng cây trong nhà bếp – Có nên hay không? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.