Bạn đang xem bài viết Triệu chứng và các dấu hiệu của đái tháo nhạt ở trẻ em tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Theo thống kê tại Hoa Kỳ, đái tháo nhạt là bệnh hiếm chiếm tỷ lệ 1/25000 người và xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, kể cả trẻ em. Đây là dạng rối loạn hệ nội tiết khiến cơ thể thường gặp hai biểu hiện chính: tiểu nhiều và khát nước dữ dội. Vậy bệnh này nguy hiểm như thế nào với trẻ em và nguyên nhân chính của bệnh đến từ đâu? Hãy cùng Pgdphurieng.edu.vn theo dõi bài viết bên dưới nhé!
Nguyên nhân gây đái tháo nhạt
Đái tháo nhạt trung ương thứ phát
Khi bạn bị tổn thương tuyến yên hoặc vùng dưới đồi do phẫu thuật, chấn thương sọ não, khối u, viêm tuyến yên lympho bào u,… có thể dẫn đến bệnh đái tháo nhạt trung ương. Ngoài ra, các bệnh di truyền do việc tổng hợp hormone vùng não nội tiết cũng góp phần gây ra tình trạng bệnh này.
Đái tháo nhạt trung ương nguyên phát
Những rối loạn cơ chế điều tiết khát ở vùng dưới đồi là nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo nhạt. Bên cạnh đó, các đột biến bất thường di truyền của gen vasopressin trên nhiễm sắc thể (NST) số 20 cũng có thể dẫn đến bệnh này. Bệnh thường khởi phát ngay từ khi trẻ sinh ra và xuất hiện chủ yếu ở nam giới. Tuy nhiên, nếu nữ giới có chứa gen đột biến gây bệnh cũng có khả năng truyền sang cho con mình. Một số ít trường hợp khác xuất phát từ các bệnh lý thần kinh tác động đến nhận thức trong hoạt động của bệnh nhân.
Đái tháo nhạt do thận
Nếu các xét nghiệm cho thấy hormone chống lợi tiểu (ADH) vẫn bài tiết bình thường nhưng thận vẫn đào thải quá nhiều nước tiểu thì chứng tỏ ống thận đang gặp vấn đề. Ngay khi ống thận có dấu hiệu bị tổn thương sẽ khiến người bệnh dễ mắc tình trạng đa niệu. Từ đó, cơ thể luôn trong trạng thái khát nước.
Đái tháo nhạt do thuốc
Ở những người mắc bệnh tâm lý như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực,… thường sử dụng thuốc lithium và có một số tác dụng phụ như tiêu chảy, đổ mồ hôi,.. Hiện tượng này gây ra rối loạn tại thận và có thể dẫn đến bệnh đái tháo nhạt. Ngoài ra, thuốc kháng virus như Foscavir cũng có tác dụng tương tự như trên.
Triệu chứng và các dấu hiệu của đái tháo nhạt
Bệnh đái tháo nhạt biểu hiện rõ nhất là đi tiểu nhiều và khát nước cùng cực. Đôi khi, trẻ thường mắc tiểu đêm liên tục và buồn tiểu không kiểm soát. Thông thường, bệnh nhi sẽ uống rất nhiều nước và bài tiết một lượng nước tiểu pha loãng.
Ngoài những triệu chứng ở trên, trẻ còn còn rơi vào trạng thái như sốt, rối loạn giấc ngủ, chậm lớn, buồn nôn, táo bón, quấy khóc vô cớ, tã thường ướt nặng, da khô hoặc thích đồ uống lạnh.
Các biến chứng của đái tháo nhạt
Bệnh đái tháo nhạt nếu không được can thiệp kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Một số trường hợp nặng buộc bệnh nhi phải uống tới 20 lít nước mỗi ngày. Từ đó, hệ bài tiết làm việc nhiều và đào thải một lượng nước lớn ra ngoài. Khi đó, bệnh nhi sẽ có biểu hiện nặng như khát khô cổ, khô miệng, mệt mỏi, đuối sức, thậm chí nguy cơ tử vong do mất nước.
Mặt khác, bệnh đái tháo nhạt là nguyên nhân gây mất cân bằng điện giải khiến lượng kali, natri bị thiếu hụt. Lúc này, cơ thể dễ bị chuột rút, co cứng cơ, nôn ói, rối loạn nhịp tim và có thể dẫn đến đột tử.
Lời khuyên đến từ chuyên gia
Đối với đái tháo nhạt trung ương
Nguyên nhân chính của đái tháo nhạt trung ương chính là thiếu hụt hormone chống lợi tiểu (ADH) và thường được điều trị bằng thuốc hormone desmopressin. Thuốc có thể ở dạng uống, xịt hoặc tiêm. Đây là thuốc có đặc tính co mạch rất nhẹ hỗ trợ loại bỏ sự gia tăng đi tiểu nhiều.
Lưu ý, nếu sử dụng desmopressin quá liều lượng sẽ dẫn đến hạ natri máu gây ra một số biểu hiện như đau đầu, buồn nôn, co giật,…
Đối với đái tháo nhạt do thận
Đái tháo nhạt do thận thì không thể sử dụng desmopressin để điều trị. Thông thường, các bác sĩ sẽ điều chỉnh chế độ ăn ít muối và đảm bảo uống đủ nước để tránh cho thận làm việc quá tải. Ngoài ra, một số loại thuốc như thuốc nội tiết, thuốc không hormone,… cũng có thể được chỉ định trong quá trình điều trị đái tháo nhạt.
Đối với trẻ em khi mắc đái tháo nhạt
Bù nước chính là việc cần làm đầu tiên để đối phó với chứng bệnh đái tháo nhạt. Theo đó, bệnh nhi cần được theo dõi chỉ số sau:
- Natri máu > 150 mmol/l: Bù dịch trong 48 giờ;
- Natri máu > 170 mmol/l: Điều trị ở khoa Điều trị tích cực.
Các chuyên gia khuyên rằng khi dùng desmopressin điều trị bệnh đái tháo nhạt ở trẻ nên căn cứ vào từng lứa tuổi. Chẳng hạn như:
- Trẻ em dưới 1 tuổi: Theo chỉ định của bác sĩ nội tiết nhi;
- Trẻ em dưới 2 tuổi: Dùng 2 – 5 mcg đường mũi;
- Trẻ em từ 2 tuổi trở lên: Dùng liều lượng tương tự người lớn là 5 – 10 mcg/ ngày.
Ngoài ra, bệnh nhi có dấu hiệu nôn ói hoặc tiêu chảy cần bù dung dịch loãng như nước, sữa, nước ép trái cây để tránh tình trạng mất nước.
Nếu có giấy hẹn tái khám, bạn nên đưa trẻ đi đúng ngày thăm khám để kịp thời làm các xét nghiệm và có hướng điều trị tối ưu nhất cho trẻ.
Trên đây là tổng hợp các triệu chứng và dấu hiệu đái tháo nhạt ở trẻ em. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với quý phụ huynh trong hành trình chăm sóc sức khỏe cho con trẻ. Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Nguồn: Báo Sức Khoẻ & Đời Sống
Mua sữa bột các loại cho bé tại Pgdphurieng.edu.vn:
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Triệu chứng và các dấu hiệu của đái tháo nhạt ở trẻ em tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.