Bạn đang xem bài viết Triệu chứng trẻ bị sốt xuất huyết và cách chăm sóc trẻ tại nhà tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Triệu chứng của sốt xuất huyết ở trẻ rất dễ nhầm lẫn với các căn bệnh cảm sốt thông thường, để nhanh chóng phát hiện và có biện pháp chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà kịp thời, bạn hãy xem bài sau.
Các bé còn nhỏ rất khó diễn đạt các triệu chứng bệnh mà mình mắc phải nên bố mẹ cần chủ động để nhận ra sớm tình trạng bệnh sốt xuất huyết của trẻ để có cách chăm sóc phù hợp nhất.
Các triệu chứng khi trẻ bị sốt xuất huyết
Khi trẻ bị sốt xuất huyết các triệu chứng ban đầu là sốt cao đột ngột, liên tục. Vài ngày sa đó, khi bệnh nặng hơn sẽ có triệu chứng chảy máu dưới da, các đốm xuất huyết màu đỏ nổi lên dưới da, chảy máu cam, tiểu hoặc nôn ra máu.
Tuy vậy có nhiều trẻ mắc sốt xuất huyết nhưng không có các biểu hiện xuất huyết mà chỉ dừng lại ở biểu hiện ho, sốt, đau họng.
Sốt xuất huyết có diễn biến phức tạp, nếu bạn cứu chữa kịp thời có thể dẫn tới nhiều triệu chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.
Các bác sĩ chia bệnh này thành 4 cấp độ cho gia đình dễ theo dõi:
Cấp 1: Chỉ sốt, chưa có dấu hiệu xuất huyết.
Cấp 2: Đã xuất hiện các triệu chứng xuất huyết như chảy máu cam, xuất huyết dưới da, khạc ra máu, chảy máu chân răng, nôn/tiểu ra máu, trẻ đã có kinh nguyệt thì kinh nguyệt kéo dài.
Cấp 3: Có dấu hiệu sốc (gồm nhiều triệu chứng, trong đó có triệu chứng thân nhiệt giảm xuất dưới mức bình thường).
Cấp 4: Dấu hiệu sốc nặng hơn.
Lưu ý, bệnh có thể diễn biến từ cấp 1 thẳng đến cấp 3, 4 mà không cần có triệu chứng xuất huyết hay nói cách khác triệu chứng xuất huyết không là dấu hiệu bắt buộc. Sốc được xem là biến chứng nguy hiểm nhất của căn bệnh này và rất nhiều trẻ đã tử vong khi mắc bệnh đến cấp 4.
Khi bị sốc, thân nhiệt nếu hạ cùng lúc với thời điểm thuốc hạ nhiệt đang có tác động mạnh thì càng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ, lúc này bé sẽ có tinh thần cực kém, người lờ đờ, mê sảng, giảm tri giác, tụt huyết áp.
Cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà
Nhận ra trẻ đang có các dấu hiệu sốt xuất huyết, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhà nhất để được chẩn đoán chính xác, nhận tư vấn chăm sóc của bác sĩ và thực hiện chăm sóc trẻ đúng chỉ dẫn.
Nếu trẻ sốt xuất huyết ở cấp 1 thì cần điều trị theo đơn của bác sĩ tại nhà và hẹn ngày tái khám.
Trẻ sốt xuất huyết ở cấp 2 vẫn có thể điều trị tại nhà nhưng cần theo dõi sát sao 24/24, nhập viện khi thấy cần thiết. Khi theo dõi cần kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ bằng cặp kẹp nách, khóe miệng, hậu môn sau mỗi vài giờ.
Khi dùng nhiệt kế điện tử cần kiểm tra trước cho người bình thường để xác định tính chính xác của nhiệt kế rồi mới dùng cho trẻ, nếu thấy nhảy số đáng ngờ cần chuyển lại dùng nhiệt kế thủy ngân.
Chăm sóc trẻ bệnh, bố mẹ không để trẻ chơi đùa nhiều, không mặc đồ dày, nhiều lớp, nhiệt độ nếu hơn 38.5 độ C, cần dùng thuốc hạ nhiệt Paracetamol hàm lượng từ 10 đến 15 mg/kg (khối lượng cơ thể trẻ), cho uống mỗi 6 tiếng/lần khi trẻ vẫn sốt cao. Uống thuốc sau 1 tiếng thì cần đo lại nhiệt độ để kiểm tra sốt đã hạ chưa.
Bố mẹ không sử dụng Aspirin vì thuốc có chứa chất gây rối loạn đông máu, chảy máu kéo dài, cực kỳ nguy hiểm cho tình hình sức khỏe của trẻ lúc này.
Trường hợp thân nhiệt trẻ hơn 37 độ, dưới 38.5 độ thì không cần cho trẻ dùng thuốc hạ nhiệt, chỉ cần làm mát cơ thể với khăn ấm (nhúng nước ấm lau người trẻ phải là nước có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thẻ của trẻ vài độ).
Trẻ sốt cao trên 39 độ dễ làm trẻ mất nước, điện giải, dễ dẫn đến tình trạng rối loạn thần kinh, co giật cần bù nước bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, bù nước bằng cách cho trẻ uống Oresol sẽ cho kết quả tốt hơn nước lọc thông thường và đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ theo dõi.
Bố mẹ cũng nên cho trẻ uống thêm nước chanh, cam để bổ sung vitamin C. Mắc bệnh làm trẻ mệt mỏi, biếng ăn nên bố mẹ cần xin tư vấn của bác sĩ, cho trẻ ăn đủ chất để có sức khỏe chống lại bệnh tật.
Sốt xuất huyết nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Hãy theo dõi trẻ và có biện pháp chăm sóc phù hợp để để trẻ mau khỏi bệnh nhé.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Triệu chứng trẻ bị sốt xuất huyết và cách chăm sóc trẻ tại nhà tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.