Bạn đang xem bài viết Trẻ thường thở dài có đáng lo, cha mẹ nên làm gì để khắc phục tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Theo nghiên cứu khoa học, trong 1 giờ, mỗi người có 12 nhịp thở dài tự phát. Điều đó đồng nghĩa với việc trung bình khoảng 5 phút, ta sẽ có 1 lần thở dài. Vậy hiện tượng thở dài ở trẻ em có gì đặc biệt? Đây có phải là vấn đề đáng lo ngại của các bậc cha mẹ hay không? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn hiểu hơn về tình trạng này nhé!
Trẻ thở dài là tốt hay xấu?
Thở dài là hiện tượng hơi thở sâu hơn bình thường. Hiện tượng này xảy ra ở cả trẻ em lẫn người lớn, giúp duy trì chức năng của phổi và ngăn chặn việc phế nang bị xẹp.
Một hơi thở dài có khả năng tái tạo các phế nang, từ đó giúp trẻ cảm thấy nhẹ nhõm hơn sau khi xảy ra một tình huống căng thẳng.
Vì vậy, nhìn chung, trẻ em thở dài ở một mức độ phù hợp là tốt. Cụ thể là lúc đang thở bình thường, các phế nang bị xẹp xuống một cách tự nhiên, gây ảnh hưởng đến phổi và quá trình trao đổi khí. Lúc này, tiếng thở dài có thể giúp ngăn chặn những tác động và tái tạo lại hầu hết các phế nang đang bị xẹp.
Tuy nhiên, hiện tượng thở dài ở trẻ em còn được phát sinh bởi những nguyên nhân khác (liên quan đến vấn đề hô hấp, lo lắng, trầm cảm,…). Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ xảy ra hiện tượng này mà cha mẹ cần phải lưu tâm và tìm cách hỗ trợ kịp thời để không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Hiện tượng thở dài khi nào trở nên đáng lo?
Hiện tượng thở dài ở trẻ em trở nên đáng lo khi nào chắc hẳn là thắc mắc của không ít ông bố, bà mẹ. Để biết được điều này, cha mẹ cần nắm được nhịp thở bình thường của trẻ theo từng độ tuổi:
- Dưới 1 tuổi: 30 – 60 nhịp/phút.
- Từ 1 – 3 tuổi: 24 – 40 nhịp/phút.
- Từ 3 – 6 tuổi: 22 – 34 nhịp/phút.
- Từ 6 – 12 tuổi: 18 – 30 nhịp/phút.
- Từ 12 – 18 tuổi: 12 – 16 nhịp/phút.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên để ý đến những biểu hiện dưới đây để đưa trẻ đi khám bác sĩ kịp thời:
- Nhịp thở ít hơn so với mức độ bình thường.
- Có các triệu chứng của nhiễm trùng phổi hoặc bệnh hen suyễn như: Thở khò khè, ho, tăng chất nhầy,…
- Các triệu chứng của rối loạn tuyến giáp: Da khô, mệt mỏi, tóc thay đổi,…
Nếu trẻ thường xuyên thở dài nhưng nhịp điệu hô hấp vẫn được duy trì ổn định, ngủ tốt, sắc mặt hồng hào thì cha mẹ không cần phải lo lắng.
Ngược lại, những tiếng thở thường kéo ra lâu hơn hơi thở bình thường kèm dấu hiệu bú (đối với trẻ sơ sinh), sắc mặt nhợt nhạt, nhịp thở khó khăn,… thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng sức khỏe kịp thời.
Chăm sóc hệ hô hấp của con như thế nào?
Cha mẹ cần lưu ý một số biện pháp để bảo vệ hệ hô hấp của con, cụ thể:
Tránh ô nhiễm không khí và khói thuốc lá
- Không hút thuốc và đưa trẻ tránh xa môi trường chứa khói thuốc.
- Tránh những con đường đông đúc và nhiều bụi bẩn.
- Giữ vệ sinh khu vực sinh hoạt hằng ngày.
Cho con ăn uống lành mạnh
- Ăn nhiều rau, cá và trái cây sạch.
- Uống nhiều nước.
Khuyến khích trẻ hoạt động thể chất hằng ngày
- Tập cho trẻ thói quen luyện tập thể dục hằng ngày như đi bộ, đạp xe,…
- Làm gương cho con bằng cách cha mẹ cùng con tập luyện.
Trên đây là những chia sẻ của Pgdphurieng.edu.vn về các vấn đề liên quan đến tình trạng thở dài của trẻ em. Hy vọng với bài viết này, bạn có thể bỏ túi được những kiến thức bổ ích. Cảm ơn vì đã theo dõi!
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Trẻ thường thở dài có đáng lo, cha mẹ nên làm gì để khắc phục tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.