Bạn đang xem bài viết Trẻ sơ sinh bị táo bón: Nguyên nhân và các mẹo chữa tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nhiều bà mẹ cảm thấy lo lắng khi bé yêu nhà mình bị táo bón, mặc dù đã thử qua nhiều cách nhưng tình trạng này vẫn không được cải thiện. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ có giải pháp để giúp bé thoát khỏi bệnh táo bón.
Nguyên nhân trẻ bị táo bón
Ăn thức ăn đặc
Việc cho trẻ ăn dặm quá sớm với thức ăn là bột sữa, bột ngũ cốc, cháo ngũ cốc,…. có chứa nhiều chất xơ, trong khi lúc này đường tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện sẽ khiến trẻ dễ bị táo bón. Ngoài ra việc cai sữa khiến trẻ bị mất nước cũng gây tình trạng táo bón.
Trẻ uống sữa công thức
Thông thường những trẻ bú sữa mẹ ít bị táo bón hơn trẻ uống sữa công thức vì trong sữa mẹ có tỷ lệ chất béo và protein, chất xơ, nước… cân bằng.
-
Sữa công thức nào tốt cho trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi?
Trong sữa công thức có thành phần protein khác nhau nếu như bé uống sữa công thức mà bị đi phân cứng, phân xanh thì mẹ nên đổi sữa cho bé hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Thiếu nước
Nếu trẻ không uống đủ nước hoặc mất nước sẽ khiến bé đi phân cứng, rắn hơn vì vậy khiến bé có cảm giác đau khó chịu mỗi khi đi tiêu.
-
Có nên cho bé sơ sinh uống nước không?
Trẻ sơ sinh ở giai đoạn trước 6 tháng tuổi sẽ không cần uống thêm nước vì trong sữa mẹ đã có đủ lượng nước cung cấp cho bé tuy nhiên sau 6 tháng tuổi thì mẹ nên cho bé uống thêm nước, khi trẻ lớn hơn thì mẹ hãy nhắc bé uống nước mỗi ngày để không bị táo bón và mất nước.
Thiếu chất xơ
Chất xơ từ thực phẩm giúp tăng thể tích cho phân, làm cho phân mềm hơn và dễ dàng đi tiêu, vì vậy thông thường nếu như bé nhà bạn ăn ít rau và trái cây thì sẽ rất dễ bị táo bón.
Bé bị bệnh hay do các vấn đề sức khỏe
Bé bị bệnh cường giáp là bệnh làm giảm hoạt động của cơ ruột đồng thời kéo theo các triệu chứng khác.
Bệnh vô hạch đại tràng bẩm sinh (bệnh Hirschsprung) là do phân đoạn ruột già thiếu tế bào hạch (một loại tế bào thần kinh) khiến ruột già không nhận được hướng dẫn từ não để hoạt động đúng điều này sẽ làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của trẻ, thông thường những trẻ bị bệnh này sẽ có kích thước phân nhỏ hơn những trẻ khác, ăn hay bị ói, có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Những trẻ bị đái tháo đường cũng thường hay bị táo bón.
Nhiễm độc
Tình trạng phân ứ đọng lâu ngày trong đại tràng là điều kiện để vi khuẩn có hại phát triển sau đó ngấm vào máu sẽ dần dẫn gây nhiễm độc.
Viêm ruột thừa
Táo bón kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm ruột thừa.
Cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh
Bổ sung dưỡng chất (chất xơ và chất lỏng)
Nếu như trẻ bị táo bón bạn hãy giúp bé cải thiện đường tiêu hóa bằng cách cho bé uống thêm nước trái cây. Bạn có thể hòa 15ml nước trái cây với 15ml nước và cho bé uống 3 đến 4 lần trong ngày giữa các bữa ăn.
-
Nước ép dứa – Nước trái cây dinh dưỡng cho bé mẹ đừng bỏ qua
Các loại trái cây được cho là tốt cho đường tiêu hóa của trẻ là: mận, táo, lê, nho, việt quất,…
Tuy nhiên để tránh bé bị kích thích dạ dày gây sôi bụng khi uống thì bạn nên tránh một số loại quả như: mơ, đào, cam, bưởi chùm, kiwi, ….
Cho bé tắm nước ấm
Để giảm bớt cảm giác khó chịu do táo bón gây ra bạn có thể cho bé ngâm mình trong nước nóng, bé được thư giãn thoải mái bởi tình trạng căng thẳng có thể khiến bệnh táo bón nặng hơn.
Khi chuẩn bị nước tắm cho bé bạn hãy bỏ thêm vào một túi trà cúc La mã loại trà này sẽ tạo mùi thơm dễ chịu hỗ trợ đạt được hiệu quả thư giãn mong muốn.
Xoa bụng để chữa táo bón cho trẻ sơ sinh
Đưa bé vào phòng ấm cởi hết quần áo và đặt bé nằm lên 1 chiếc khăn tắm, bên dưới mông bé đặt một tấm tã vải, một tấm nữa luồn giữa hai chân và bọc hậu môn. Tuy nhiên, đừng cột tã vào người bé.
Tay mẹ cầm 2 chân bé sau đó làm động tác như đang đạp một chiếc xe đạp vô hình việc làm động tác như vậy sẽ giúp ích cho quá trình loại bỏ chất thải một cách tự nhiên, triệu chứng táo bón sẽ giảm rõ rệt.
Tham khảo: 5 mẹo dân gian chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh đơn giản, hiệu quả
Đổi sữa công thức bé đang uống
Bệnh táo bón của trẻ có thể là do uống sữa công thức nếu vậy thì các mẹ hãy đổi sữa bột khác cho bé. Còn trong trường hợp các mẹ không biết chọn loại sữa nào phù hợp với bé, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa hay chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm.
Cho bé uống một chút trà bạc hà pha loãng
Bạc hà có tác dụng làm dịu dạ dày bé, hỗ trợ tiêu hóa và đại tiện, bạn có thể cho bé uống chút trà bạc hà ấm sau bữa ăn, đây được coi là phương pháp tự nhiên hiệu quả nhất để kích thích khả năng đại tiện.
Cho bé ăn cháo mè đen
Mè đen có hàm lượng chất xơ cao, rất tốt cho tiêu hóa, hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ. Mẹ chỉ cần lấy mè đen rang chín, xay nhuyễn vơi nước và trộn với cháo cho bé ăn, sẽ giúp bé tiêu hóa tốt hơn.
Tham khảo thêm: Cách trị táo bón cho trẻ với mè đen, mẹ nên biết!
Chế biến các loại sinh tố
Sinh tố có rất nhiều chất xơ và vitamin, không chỉ giúp bé bổ sung đầy đủ dưỡng chất và tiêu hóa dễ dàng. Mẹ nên chọn những loại trái cây tươi như đào, đu đủ, táo, chuối,...để làm sinh tố cho bé, có thể thêm sữa cho hợp khẩu vị của bé.
Tham khảo thêm: Cách làm 5 món sinh tố trị táo bón cho bé
Nấu nước bồ kết
Mẹ hãy lấy 3 quả bồ kết nướng lên rồi cho vào 500ml nước đun sôi, để nguội.Dùng xilanh sạch bơm nước bồ kết đã nguội vào hậu môn của bé. Cách này sẽ giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn mà không bị đau đớn.
Nấu nước mơ
Trong mơ có nhiều chất xơ, vitamin A, C, K, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Mẹ hãy cho bé uống nước ép mơ pha loãng với nước để làm giảm tình trạng táo bón nhé.
Tuy nước mơ hơi chua nhưng bạn đừng cho thêm đường, vì đường là một trong những gia vị cần kiêng khi táo bón.
Dùng mật ong
Với những bé từ một tháng tuổi trở lên, bạn có thể dùng mật ong để trị táo bón cho trẻ. bạn hãy lấy một cây tăm bông sạch, lấy 1 ít mật ong rồi thoa vào hậu môn của trẻ. Mật ong có tính nóng, giúp kích thích các cơ vòng hậu môn, bé sẽ đi ngoài dễ dàng hơn.
Dùng rau mồng tơi
Mẹ hãy lấy 1 cọng mồng tơi tươi, cuống cứng, có độ lớn vừa phải. Sau đó mang đi rửa sạch, tước bỏ vỏ ngoài. Dùng cọng mồng tơi ngoáy hậu môn của bé khoảng 3 – 4 lần. bé sẽ đi đại tiện được trong 5 – 10 phút.
Lưu ý: Các mẹo này cần phải có sự tư vấn của các chuyên gia, bác sĩ trước khi thực hiện. Nếu bé có biểu hiện bất thường, cần được đưa tới các cơ sở y tế để điều trị.
Trên đây là một vài cách giúp các mẹ giải quyết nỗi lo khi trẻ bị táo bón, mẹ hãy lưu lại để có lúc cần dùng đến nhé!
Tham khảo đặt mua các sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh đang có bán tại Pgdphurieng.edu.vn:
Kinh nghiệm hay Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Trẻ sơ sinh bị táo bón: Nguyên nhân và các mẹo chữa tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.