Bạn đang xem bài viết Trẻ biết lật khi nào? Bố mẹ nên làm gì để giúp bé tránh khỏi nguy hiểm khi lật? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cùng với sự mong ngóng hành trình lớn lên của con mỗi ngày là niềm hạnh phúc với bố mẹ. Đánh dấu sự phát triển vận động đầu tiên của bé đó chính là tập lật. Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu ở bài viết bên dưới những thông tin hữu ích về giai đoạn này của trẻ và những điều mình cần lưu ý để giúp bé tránh khỏi những nguy hiểm nhé!
Trẻ mấy tháng thì biết lật?
Đây là một trong những cột mốc đầu tiên trong hành trình phát triển kỹ năng vận động của trẻ. Thông thường, từ khoảng 3-4 tháng tuổi, khi các bé đã phát triển cứng cáp hơn là đã có thể bắt đầu biết lật.
Tuy nhiên đối với từng bé sẽ có các mốc thời gian biết lật khác nhau. Có bé đã biết lật từ 3 tháng tuổi, có bé chậm hơn thì đến tháng thứ 5 hoặc 6, thậm chí bé có thể bỏ qua bước lật mà tiến đến học bò và ngồi.
Nếu trẻ đã qua 6 tháng tuổi mà vẫn chưa biết lật hoặc có dấu hiệu học ngồi, bò, mẹ hãy tham khảo ngay ý kiến từ bác sĩ nhé.
Những dấu hiệu chuẩn bị cho cột mốc “lật” của trẻ
Lúc bé bắt đầu biết lật, khi mẹ đặt bé nằm sấp, bé có thể tự nhấc đầu và vai của mình dậy, dùng cánh tay để nhấc phần thân mình lên. Khi bé nằm ngửa, chân thường để hướng lên phía trước hoặc vung vẩy qua lại.
Trong khoảng thời gian này, bé thường sẽ thích nằm nghiêng hơn và có xu hướng di chuyển lại gần đến các đồ vật xung quanh mình.
Thời gian đầu học lật, bé thường chỉ có thể lật từ nằm sấp sang nằm ngửa, tuy nhiên sau một thời gian, bé sẽ tự mình chuyển từ tư thế nằm ngửa sang nằm sấp dễ dàng hơn.
Bố mẹ nên làm gì để giúp bé tránh khỏi nguy hiểm khi lật?
Vì đây là một trong những giai đoạn phát triển rất quan trọng của con, vậy nên các bố mẹ nên theo sát bé để đảm bảo an toàn cũng như giúp bé biết lật nhanh hơn. Trong quá trình này, bố mẹ hãy để ý một số điều sau để bảo vệ con khỏi những nguy hiểm nhé:
- Khi bắt đầu học lật bé sẽ rất thích thú nhưng chưa ý thức được những rủi ro có thể xảy ra nên hãy đảm bảo em bé luôn được che chắn cẩn thận.
- Không nên để bé một mình, đặc biệt là khi cho bé nằm ở những vị trí trên cao. Khi thay đồ và tã cho bé, hãy giữ một tay của bé để tránh bé lật và bị ngã nhé.
- Không nên để bất kỳ đồ vật như chăn, gối,… có thể gây ngạt thở tại nôi hoặc nơi nằm ngủ của bé.
Đừng quá lo lắng khi phát hiện bé nằm sấp vào cả đêm vì khoảng vào tháng thứ 6, bé đã có thể tự xoay đầu để thở và đã giảm đi đáng kể nguy cơ mắc chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (trẻ khó thở vì nằm sấp) rồi nhé!
Một số lưu ý khi giúp bé học lật
Ngoài những điều vừa rồi mà bố mẹ cần chú tâm để giúp bé tránh nguy hiểm khi lật, bố mẹ cũng hãy lưu ý những điều sau để hỗ trợ bé phát triển toàn diện hơn nhé:
- Để kích thích bé tập lật, mẹ có thể để những món đồ chơi bé yêu thích xa hơn tầm với của bé hoặc mẹ nằm gần vừa đủ để bé có thể chủ động với đến, vươn người và làm quen với việc lật người.
- Khi cơ thể thoải mái, bé cũng sẽ cảm thấy thích thú hơn với việc vận động vì vậy hãy massage toàn thân cho trẻ để bé được thư giãn, giúp xương khớp phát triển và làm quen với các hoạt động cơ thể nhé.
- Mẹ có thể cho bé nằm sấp vì khi đó, bé sẽ cảm thấy hơi khó chịu ở vùng bụng và có xu hướng cố gắng rướn người lật ngửa ra sau. Tuy nhiên mẹ cũng cần lưu ý và không nên để bé nằm tư thế này quá lâu nhé.
- Hãy để cho bé nằm trên bề mặt mềm mại vừa đủ, không nên quá cứng hoặc quá mềm vì sẽ khiến bé bị đau và gặp nhiều khó khăn hơn khi lật người.
Bài viết vừa rồi là những chia sẻ mà Pgdphurieng.edu.vn muốn gửi đến bố mẹ để nhận biết khi nào bé tiến đến giai đoạn lật người. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong hành trình đồng hành cùng bé phát triển mỗi ngày nhé!
Mua sữa bột dinh dưỡng cho bé yêu tại Pgdphurieng.edu.vn:
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Trẻ biết lật khi nào? Bố mẹ nên làm gì để giúp bé tránh khỏi nguy hiểm khi lật? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.