Bạn đang xem bài viết Trẻ 6 tháng tuổi nên ăn gì? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sau 6 tháng đầu đời chỉ bú sữa mẹ, bé đã bước vào giai đoạn ăn dặm. Vậy bé 6 tháng tuổi nên ăn gì, thực đơn ăn dặm thế nào và có cần dùng thêm sữa bột? Mẹ thử tham khảo nào!
Sữa bột – Không nhất thiết cần dùng thêm cho bé
Nhiều mẹ nghĩ ở giai đoạn này, sữa mẹ đã không còn đủ chất dinh dưỡng cho bé nên cho bé ăn dặm kết hợp dùng thêm sữa bột, giảm cữ sữa mẹ. Nhưng suy nghĩ này là không đúng.
Trừ khi mẹ không còn đủ lượng sữa cần thiết cho bé hay mẹ không có điều kiện cho bé bú còn mẹ hoàn toàn có thể cho bé bú sữa mẹ cộng thêm tập ăn dặm cho bé mà không cần dùng thêm sữa công thức.
Bé sẽ nhận được nguồn kháng thể tự nhiên từ sữa mẹ để có được sức khỏe ổn định, đề kháng tốt, phát triển tối ưu. Những chất dinh dưỡng sữa mẹ còn thiếu bé sẽ được bổ sung qua chế độ ăn dặm. Còn sữa bột chỉ là biện pháp thay thế sữa mẹ mà thôi.
Thực đơn ăn dặm cho bé – Cần có những gì?
Để có đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng cần thiết cho sự vận động và phát triển, thực đơn ăn dặm của bé cũng cần được cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất cần thiết: nhóm chất bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất.
Bắt đầu tập ăn dặm
Bé mới bắt đầu tập ăn dặm, mùi vị quen thuộc vẫn là sữa mẹ và chưa hình thành phản xạ nhai nuốt tốt các thức ăn dạng đặc hoặc thô.
Vì vậy mẹ cần chọn các loại thực phẩm có vị gần với sữa mẹ, chế biến cùng với sữa hoặc tán hay xay nhuyễn cho bé dùng, cũng có thể cho bé cầm tập ăn (nếu bé không quá nay nôn trớ).
Mẹ hãy cho bé làm quen bắt đầu với nhóm bột đường như gạo, ngũ cốc và rau củ:
– Khoai tây hoặc khoai lang, bí đỏ luộc mềm, tán nhuyễn trộn với sữa mẹ hoặc sữa bột đã pha sẵn. Có thể cho bé cầm tập ăn.
– Ruột bánh mì hòa chung với sữa pha sẵn.
– Các loại rau xanh có thể bắt đầu cho bé từ những loại rau lá như bồ ngót, cải bó xôi, cải chân vịt… Mẹ có thể xay nhuyễn và nấu cùng bột gạo các loại cho bé dùng.
– Ngoài ra các loại bột ngũ cốc cũng là sự lựa chọn tốt cho các bé tập ăn dặm. Nhưng lưu ý các mẹ bé có thể dị ứng với loại ngũ cốc nào đó, mẹ có thể dùng thử từng loại để theo dõi phản ứng của bé.
– Bé cũng đã có thể làm quen với nhiều loại trái cây. Mẹ chọn trái cây có nhiều vị ngọt cho bé thử. Thông thường các mẹ chọn cách xay sinh tố hoặc làm nước ép cho bé, nhưng đừng ngại cho bé cầm nắm nhé, đó cũng là 1 bài học ăn uống cho bé đấy.
Đa dạng thực đơn và cách chế biến
Sau khoảng 1 vài tuần bé sẽ quen dần với chế độ ăn dặm cho mẹ thiết lập. Vị giác và hệ tiêu hóa của bé cũng phản ứng tốt hơn với các loại thực phẩm khác (không phải sữa). Và tới lúc mẹ có thể đa dạng nguyên liệu cùng cách chế biến cho thực đơn ăn dặm của bé, đảm bảo đầy đủ các nhóm chất và dưỡng chất cần thiết.
– Chất đạm:
Với các loại thịt như gà, heo, bò mẹ có thể băm nhuyễn nấu chung với cháo rồi ray mịn cho bé tập ăn; hoặc xay nhuyễn hỗn hợp cháo bằng máy sinh tố.
Các loại tôm, cá, cua, lươn, ếch… nên bắt đầu cho bé với các loại đánh bắt từ sông. Các loại hải sản rất dễ gây dị ứng nên khi tập ăn cho bé mẹ nên cho bé dùng thử lượng nhỏ và theo dõi phản ứng của bé.
Ngoài ra còn có đạm từ thực vật như đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành…
– Chất béo: Đây là nhóm chất không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé. Nó bao gồm dầu thực vật và mỡ động vật.
Mẹ có thể tự làm mỡ động vật cho bé dùng. Mỗi bữa ăn mẹ thêm 1 muỗng cà phê dầu hoặc mỡ động vật vào chén cháo khuấy đều cho bé dùng.
Một số loại trái cây và hạt cũng chứa lượng chất béo tốt như trái bơ, hạt chia, các loại hạt…
– Chất bột đường: Có trong các loại ngũ cốc và củ như khoai lang, khoai môn, gạo, mì, bánh mì, nui, bún, miến, đường, bắp, bo bo, trái cây…
– Vitamin và khoáng chất: Có trong hầu hết các loại thực phẩm và dồi dào nhất trong trái cây và rau củ. Cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm giúp cung cấp các vitamin (nhóm A, B, C, D…) và khoáng chất (sắt, kẽm, iot…) cần thiết cho trẻ.
6 tháng tuổi cũng là giai đoạn quan trọng trong hành trình phát triển của bé, là thời điểm bé làm quen với dồi dào các nguồn thực phẩm khác ngoài sữa. Cách chọn nguyên liệu và tập cho bé ăn dặm của mẹ sẽ quyết định rất nhiều tới sức khỏe và thói quen ăn uống của bé về lâu dài.
Kinh nghiệm hay Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Trẻ 6 tháng tuổi nên ăn gì? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.