Bạn đang xem bài viết Tràn dịch màng phổi tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bệnh tràn dịch màng phổi là gì?
Bệnh tràn dịch màng phổi hay còn gọi Hội chứng tràn dịch màn phổi là tình trạng tích tụ dịch (có thể là dịch, máu) trong khoang trống giữa 2 màng phổi (màng phổi thành và mang phổi tạng) vượt quá mức cho phép.
Triệu chứng của bệnh tràn dịch màng phổi
– Bệnh nhân cảm thấy khó thở, khó thở cả khi nghỉ ngơi, đau ngực hoặc đau lưng.
– Sốt
– Ho khan hoặc có đàm
Nguyên nhân mắc bệnh tràn dịch màng phổi
1. Tại phổi – màng phổi:
– Nhiễm trùng: thường xuất hiện sau các tổn thương phổi (viêm phổi, viêm màng phổi, áp-xe phổi vỡ vào xoang màng phổi, ung thư phổi hoại tử hoặc bội nhiễm,…) hoặc từ các cơ quan lân cận (gan, màng tim, trung thất).
– Virus: do nguyên phát hay thứ phát.
– Ung thư: phế quản, phổi, màng phổi tiên phát hay do di căn.
– Ký sinh trùng: thường do amip (áp-xe gan, áp-xe dưới cơ hoành vỡ vào khoang màng phổi), sán lá.
– Thương tổn ống ngực vỡ vào màng phổi gây tràn dịch màng phổi dưỡng trấp.
– Dị ứng, Hodgkin giai đoạn nặng, bệnh tạo keo (bệnh viêm mạn tính lan tỏa chất tạo keo của tổ chức liên kết do hệ thống tự miễn dịch).
– Chấn thương ngực, phẫu thuật lồng ngực, tai biến chọc dò màn phổi,…
– Một số trường hợp tìm không rõ nguyên nhân.
2. Ngoài phổi – màng phổi:
Thường gặp là dịch thấm do các bệnh lý ở tim (suy tim), gan (xơ gan), thận (hội chứng thận hư, suy thận), suy dinh dưỡng, u nang buồng trứng (hội chứng Demons Meigs), bệnh tự miễn, bệnh tạo keo, viêm tụy cấp.
Các thương tổn các cơ quan lân cận màng phổi như : tổn thương phổi, màng tim, hoặc từ các cơ quan khác như gan, trung thất, áp-xe dưới cơ hoành,…
Điều trị bệnh tràn dịch màng phổi
Nguyên tắc điều trị là tùy theo nguyên nhân mà có phương pháp điều trị thích hợp.
1. Điều trị nội khoa
Điều trị nguyên nhân: dùng kháng sinh do vi trùng, điều trị gan- thận trong suy tế bào gan hoặc suy thận…
2. Điều trị triệu chứng:
– Giảm đau và hạ sốt: Paracetamol 500 mg x 3 – 4 lần/ngày.
– Chọc dò dịch màng phổi nếu dịch nhiều, không quá 500 ml/lần.
– Hổ trợ thở ôxy qua sonde mũi.
3. Điều trị hỗ trợ:
– Trong giai đoạn bệnh tiến triển có thể nghỉ ngơi tại giường.
– Nên bổ sung vitamin nhóm B, C, ăn thêm trái cây, bổ sung chất đạm như sữa, ăn đồ dễ tiêu.
– Uống đủ nước và điện giải đủ, nhất là khi bị sốt cao hay lấy dịch màng phổi nhiều…
4. Điều trị ngoại khoa:
Trường hợp mủ quá đặc: Dẫn lưu màng phổi tối thiểu, súc rửa màng phổi và đưa kháng sinh vào màng phổi.
Bóc tách màng phổi khi có dày dính, tạo vách, kén…
Bệnh được xem là khỏi khi thể trạng khỏe, ăn ngon, không sốt, hết triệu chứng, X-quang kiểm tra hết dịch, xét nghiệm máu trở về bình thường.
Cách phòng bệnh tràn dịch màng phổi
Phát hiện và điều trị sớm các nhiễm trùng ở đường hô hấp trên, ở phế quản phổi, nhất là các bệnh nhân có cơ địa xấu, mắc bệnh mãn tính,…
Phải điều trị sớm, mạnh, đầy đủ và theo dõi các bệnh nhân viêm màng phổi để có hướng giải quyết tốt, đề phòng biến chứng.
(Hình ảnh tổng hợp từ Wikipedia, Tuổi Trẻ, Bệnh viện 118, Heart.org, google,…)
Bác sĩ chuyên khoa 1 Phạm Đạo
Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tràn dịch màng phổi tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.