Trắc nghiệm Sinh 11 bài 24: Ứng động là tài liệu vô cùng hữu ích mà Pgdphurieng.edu.vn muốn giới thiệu đến bạn đọc cùng tham khảo.
Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 24 bao gồm 26 câu hỏi trắc nghiệm khách quan xoay quanh kiến thức về ứng động. Qua đó giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi kiến thức để đạt kết quả cao trong bài kiểm tra học kì 1 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết trắc nghiệm Sinh 11 bài 24, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Trắc nghiệm Sinh học 11 Ứng động
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không phải là điểm khác biệt giữa hướng động và ứng động của thực vật?
A. Sự khác nhau là ở đặc điểm tác động của các nhân tố môi trường
B. Sự khác nhau thể hiện ở tốc độ phản ứng trước các nhân tố tác động
C. Vận động hướng động là vận động có hướng, còn vận động ứng động là vận động không có hướng
D. Cả hai hình thức vận động này đều liên quan đến auxin
Câu 2: Trường hợp nào sau đây là ứng động không sinh trưởng?
A. Vận động bắt côn trùng của cây bắt mồi
B. Vận động hướng đất của rễ cây đậu
C. Vận động hướng ánh sáng của cây sồi
D. Vận động hướng mặt trời của cây hoa hướng dương
Câu 3: Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm là
A. Ứng động sinh trưởng
B. Quang ứng động
C. Ứng động không sinh trưởng
D. Điện ứng động
Câu 4: Cho bảng thông tin sau
Hình thức cảm ứng |
Phản ứng cụ thể |
I. Hướng sáng II. Cảm ứng tiếp xúc III. Cảm ứng ánh sáng IV. Hướng tiếp xúc V. Hướng trọng lực |
1. Lá cây họ đậu cụp lá ngủ vào buổi tối 2. Lá cây bắt ruồi cụp lại khi có con mồi đậu vào 3. Rễ mọc hướng xuống đất 4. Hoa hướng dương hướng về phía mặt trời 5.Tua cuốn cây họ Đậu cuốn vào cọc leo |
Phương án sai khi nối các phản ứng với các hình thức cảm ứng là:
A. I- 1; V- 3
B. II- 2; III- 1
C. IV- 5; III- 1
D. I- 4; II- 2
Câu 5: Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của
A. Ứng động tiếp xúc và hóa ứng động
B. Quang ứng động và điện ứng động
C. Nhiệt ứng động và thủy ứng động
D. Ứng động tổn thương
Câu 6: Khi nói về tính ứng động của cây, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích từ một hướng xác định
B. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng
C. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích của môi trường
D. Hình thức phản ứng của cây không kèm theo sự sinh trưởng
Câu 7: Sự đóng mở của khí khổng là ứng động
A. Sinh trưởng
B. Không sinh trưởng
C. Ứng động tổn thương
D. Tiếp xúc
Câu 8: Cơ chế chung của ứng động sinh trưởng là
A. Tốc độ sinh trưởng không đều giữa các phía của bộ phận chịu tác nhân kích thích không định hướng
B. Sự thay đổi sức trương của tế bào
C. Sự lan truyền của dòng điện sinh học
D. Tốc độ sinh trưởng không đều giữa các phía của bộ phận chịu tác nhân kích thích theo hướng xác định
Câu 9: Trong các hiện tượng sau
- Hoa mười giờ nở vào buổi sáng
- Khí khổng đóng mở
- Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng
- Sự khép và xòe của lá cây trinh nữ
- Lá cây phượng vĩ xòe ra ban ngày và khép lại vào ban đêm
Những hiện tượng nào trên đây là ứng động không sinh trưởng?
A. (1), (2) và (3)
B. (2) và (4)
C. (3) và (5)
D. (2), (3) và (5)
Câu 10: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không thuộc hình thức ứng động theo đồng hồ sinh học?
A. Lá bàng rụng vào mùa đông
B. Hoa nở vào ban đêm
C. Hoa nở vào khoảng 9-10 giờ
D. Lá cụp xuống khi chạm tay vào
Câu 11: Ứng động không theo chu kỳ đồng hồ sinh học là ứng động
A. Đóng mở khí khổng
B. Quấn vòng
C. Nở hoa
D. Thức ngủ của lá
Câu 12: So với tính cảm ứng ở động vật thì tính cảm ứng của thực vật là những phản ứng:
A. Diễn ra nhanh và thường khó nhận thấy
B. Diễn ra chậm và thường dễ nhận thấy
C. Diễn ra nhanh và thường dễ nhận thấy
D. Diễn ra chậm và thường khó nhận thấy
Câu 13: Trong các hiện tượng sau
- Khí khổng đóng mở
- Hoa mười giờ nở vào buổi sáng
- Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng
- Sự đóng mở của lá cây trinh nữ
- Lá cây họ Đậu xòe ra và khép lại
Có bao nhiêu hiện tượng trên là ứng động sinh trưởng?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 14: Có bao nhiêu phản ứng dưới đây thuộc loại ứng động sinh trưởng?
- Hoa mười giờ nở vào buổi sáng
- Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng
- Hoa dạ hương nở vào ban đêm
- Vận động nở hoa ở hoa bồ công anh
- Vận động cuốn vào cọc của tua cuốn bầu bí
- Lá cây họ đậu xòe ra và khép lại
A. 6
B. 5
C. 4
D. 3
Câu 15: Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước
A. Nhiều tác nhân kích thích
B. Tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng
C. Tác nhân kích thích không định hướng
D. Tác nhân kích thích không ổn định
Câu 16: Tùy thuộc vào tác nhân kích thích, ứng động được chia thành
A. Quang ứng động, nhiệt ứng động, thủy ứng động, điện ứng động
B. Ứng động sinh trưởng, ứng động không sinh trưởng
C. Hóa ứng động, ứng động tiếp xúc, ứng động tổn thương
D. Cả A và C
Câu 17: Điểm khác biệt cơ bản giữa ứng động với hướng động là
A. Tác nhân kích thích không định hướng
B. Có sự vận động vô hướng
C. Không liên quan đến sự phân chia tế bào
D. Có nhiều tác nhân kích thích
Câu 18: Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của
A. Ứng động tiếp xúc và hóa ứng động
B. Quang ứng động và điện ứng động
C. Nhiệt ứng động và thủy ứng động
D. Ứng động tổn thương
Câu 19: Trong các ứng động sau
- Hoa mười giờ nở vào buổi sáng
- Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng
- Sự đóng mở của lá cây trinh nữ
- Lá cây phượng vĩ xòe ra và khép lại
- Khí khổng đóng mở
Những trường hợp trên liên quan đến sức trương nước là
A. (1) và (2)
B. (2), (3) và (4)
C. (3), (4) và (5)
D. (3) và (5)
Câu 20: Cho các nội dung sau
1. Ứng động liên quan đến sinh trưởng tế bào
Thường là các vận động liên quan đến đồng hồ sinh học. Là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, canh hoa)
2. Sự đóng mở khí khổng
3. Sự nở ở hoa mười giờ, tulip, bồ công anh
4. Các vận động cảm ứng có liên quan đến sức trương nước của các miền chuyên hóa
5. Cây nắp ấm bắt mồi
6. Là ứng động không liên quan đến sinh trưởng của tế bào
Hãy sắp xếp các nội dung trên với các kiểu ứng động cho phù hợp
A. Sinh trưởng: (1), (2) và (4); không sinh trưởng: (3), (5), (6) và (7)
B. Sinh trưởng: (2), (4) và (7); không sinh trưởng: (1), (3), (5) và (6)
C. Sinh trưởng: (1), (4) và (5); không sinh trưởng: (2), (3), (6) và (7)
D. Sinh trưởng: (1), (2), (4) và (6); không sinh trưởng: (3), (5) và (7)
Câu 21: Một ứng động diễn ra ở cây là do
A. Tác nhân kích thích một phía
B. Tác nhân kích thích không định hướng
C. Tác nhân kích thích định hướng
D. Tác nhân kích thích của môi trường.
Câu 22: Đặc điểm nào sau đây không thuộc ứng động sinh trưởng :
A. Vận động liên quan đến đồng hồ sinh học
B. Các tế bào ở 2 phía đối diện của cơ quan thực vật có tốc độ sinh trưởng khác nhau
C. Vận động liên quan đến hoocmon thực vật
D. Các tế bào ở 2 phía đối diện của cơ quan thực vật có tốc độ sinh trưởng giống nhau
Câu 23: Ứng động khác với hướng động ở đặc điểm nào?
A. Có nhiều tác nhân kích thích
B. Tác nhân kích thích không định hướng
C. Có sự vận động vô hướng
D. Không liên quan đến sự phân chia tế bào
Câu 24: Ứng động khác với hướng động ở tác nhân kích thích?
A. Từ một hướng
B. Từ con người
C. Từ trên xuống
D. Từ mọi hướng
Câu 25: Hiện tượng ứng động có vai trò:
A. Giúp cây thích nghi một cách đa dạng với những biến đổi của môi trường
B. Giúp cây tồn tại và phát triển với tốc độ nhanh
C. Giúp cây phát triển theo nhịp sinh học
D. Tất cả đều đúng
Câu 26: Vai trò của ứng động đối với đời sống thực vật là:
A. Giúp cây biến đổi quá trình sinh lí – sinh hoá theo nhịp đồng hồ sinh học.
B. Giúp cây biến đổi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển.
C. Giúp cây phản ứng kịp thời trước những thay đổi của điều kiện môi trường để tồn tại và phát triển.
D. Giúp cây thích nghi đa dạng với những tác động của môi trường đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 24 (Có đáp án) Trắc nghiệm Ứng động của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.