Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 14 là tài liệu vô cùng hữu ích, tổng hợp một số câu hỏi trắc nghiệm có đáp án kèm theo về bài Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
Trắc nghiệm Công dân 9 Bài 14 tổng hợp 20 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết và các bài tập tình huống về Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân có đáp án kèm theo xoay quanh kiến thức trong sách giáo khoa. Qua đó giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi kiến thức để đạt kết quả cao trong kì thi học kì 2 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Câu hỏi trắc nghiệm GDCD 9 Bài 14 có đáp án
Câu 1. Trong các quyền dưới đây, quyền nào là quyền lao động?
A. Quyền tự do kinh doanh.
B. Quyền sở hữu tài sản.
C. Quyền được tuyển dụng lao động.
D. Quyền bóc lột sức lao động.
Câu 2: Người lao động là người
A. Từ đủ 15 tuổi trở lên
B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 17 tuổi trở lên
D. Từ đủ 18 tuổi trở lên,
Câu 3. Hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cắm được gọi là
A. Học nghề
B. Việc làm
C. Cải tạo
D. Hướng nghiệp.
Câu 4: Những hành vi nào dưới đây là không đúng với luật lao động
A. Bắt trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc.
B. Công dân đủ 16 tuổi được nhận vào các công ty để làm việc.
C. Được nghỉ tất cả các ngày lễ tết theo quy định của nhà nước.
D. Được thăm hỏi những lúc ốm đau, bệnh tật.
Câu 5: Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn?
A. Việc làm theo sở thích của mình.
B. Việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.
C. Điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.
D. Thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình.
Câu 6: Theo quy định của pháp luật, thời gian làm việc của lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi là không quá
A. 5 giờ/ngày và 25 giờ/tuần
B. 6 giờ/ngày và 30 giờ/tuần.
C. 7 giờ/ngày và 35 giờ/tuần
D. 8 giờ/ngày và 40 giờ/tuần.
Câu 7: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của lao động?
A. Lao động làm ta khuây khỏa, tiết kiệm được thời gian, chữa được bệnh lười biếng.
B. Không có nghề nào thấp kém, chỉ những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ.
C. Người hạnh phúc là người không cần lao động mà vẫn có cuộc sống đầy đủ.
D. Người lao động là người hạnh phúc; còn người nhàn rỗi là người khốn khổ.
Câu 8: Ý nào dưới đây không phải quyền của người lao động?
A. Hưởng lương phù hợp với trình độ.
B. Tự do làm những việc mình thích.
C. Làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động.
D. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.
Câu 9: Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội là hoạt động
A. Lao động
B. Dịch vụ
C. Trải nghiệm
D. Hướng nghiệp
Câu 10: Để tìm việc làm phù hợp, anh H có thể căn cứ vào quyền bình đẳng nào?
A. Trong tuyển dụng lao động.
B. Trong giao kết hợp đồng lao động.
C. Thay đổi nội dung hợp đồng lao động.
D. Tự do lựa chọn việc làm.
Câu 11: Người lao động có nghĩa vụ
A. Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động.
B. Tuân theo mọi sự phân công, điều động của cấp trên.
C. Không được nghỉ chế độ khi cơ sở lao động đang nhiều việc.
D. Làm việc trong điều kiện không bảo đảm an toàn do đặc thù công việc.
Câu 12: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về quyền làm việc của người lao động?
A. Tìm việc làm theo nguyện vọng, khả năng của mình.
B. Tìm việc làm theo trình độ nghề nghiệp của bản thân.
C. Tìm việc làm phù hợp với tình hình sức khoẻ của mình.
D. Làm việc cho bất kì người sử dụng lao động nào.
Câu 13: Hành vi nào dưới đây của người lao động vi phạm pháp luật?
A. Tự ý nghỉ việc mà không báo trước.
B. Yêu cầu được ký hợp đồng lao động.
C. Thường xuyên đi làm muộn do nhà xa.
D. Nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp.
Câu 14: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về nghĩa vụ lao động của công dân?
A. Lao động là nghĩa vụ của mỗi công dân đối với bản thân, với gia đình.
B. Mọi người có nghĩa vụ lao động để góp phần duy trì và phát triển đất nước.
C. Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta.
D. Mọi người có nghĩa vụ lao động chỉ để kiếm tiền nhằm thoả mãn nhu cầu của bản thân.
Câu 15: Sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động được gọi là
A. Cam kết trách nhiệm.
B. Hợp đồng kinh doanh.
C. Hợp đồng lao động.
D. Thoả thuận buôn bán.
Câu 16: Độ tuổi thấp nhất của người lao động là?
A. 15 tuổi.
B. Từ đủ 15 tuổi.
C. 18 tuổi.
D. Từ đủ 18 tuổi.
…………………….
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm trắc nghiệm GDCD 9 Bài 14
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 14 (Có đáp án) Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.