Logo đại hội thể dục thể thao lớn nhất thế giới – Olympic thay đổi qua các kỳ thế vận hội, thể hiện văn hóa của từng nước đăng cai. Song, vẫn luôn giữ biểu tượng đặc trưng “5 vòng tròn” trên lá cờ của đại hội này. Hãy cùng hay độc lạ tìm hiểu và chiêm ngưỡng lại logo Olympic mùa hè nhé!
I. Ý NGHĨA 5 VÒNG TRÒN TRÊN BIỂU TƯỢNG CỦA OLYMPIC
Hình ảnh 5 vòng tròn trên lá cờ của đại hội thể thao là biểu trưng tiêu biểu của Olympic. Nhiều người vẫn hay lầm tưởng 5 màu sắc của 5 vòng tròn bao gồm: xanh lam, xanh lục, đen, vàng, đỏ,… tượng trưng cho 5 châu lục. Thế nhưng, Ủy ban Olympic quốc tế đã tuyên bố “Biểu tượng của Olympic thể hiện hoạt động của Phong trào Olympic và đại diện cho sự đoàn kết của 5 khu vực và sự họp mặt của các vận động viên đến từ khắp thế giới tại các kỳ thế vận hội”.
Hơn nữa, ông Coubertin đã thiết kế lá cờ Olympic hồi năm 1913, đây là thời điểm Thế chiến lần thứ nhất bùng nổ. Như vậy, những vòng tròn này có ý nghĩa sâu xa, đó là sự đoàn kết của nhân loại.
Biểu trưng của Olympic – Đại diện cho sự đoàn kết của 5 khu vực
II. TỔNG HỢP LOGO ĐẠI HỘI THỂ DỤC THỂ THAO OLYMPIC ĐẸP NHẤT QUA CÁC KỲ
Mỗi kỳ thế vận hội đến thì logo đại hội thể dục thể thao lớn nhất hành tinh này lại được thay đổi một lần sao cho vừa truyền đạt được tinh thần vốn có của một sự kiện thể thao quốc tế, vừa hài hòa với bản sắc văn hóa quốc gia đăng cai. Đồng thời phải kết hợp được cả yếu tố truyền thống và hiện đại trong một biểu tượng đơn giản nhất có thể để mọi người dễ dàng ghi nhớ đến đại hội.
Lá cờ thế vận hội Olympic – Đại hội thể thao lớn nhất hành tinh
Dưới đây là logo đại hội thể thao Olympic có sức ảnh hưởng truyền thông sâu rộng trong làng thể thao, người hâm mộ, là thiết kế mẫu mực cho những logo tiếp theo.
1. Logo Olympic London 1948
Olympic 1948 được diễn ra tại London, thủ đô nước Anh bao gồm tháp đồng hồ của tòa nhà Quốc hội. Thêm vào đó, kim đồng hồ đang chỉ vào 04:00, đây chính là thời điểm Olympic London 1948 chính thức được khai mạc. Biểu tượng của thế vận hội tại London không chỉ nhấn mạnh vào sự quan trọng của thời gian đối với thời điểm đó mà còn có ý nghĩa với các thế hệ tương lai.
Logo Olympic London 1948
2. Logo Olympic Helsinki 1952
Vào thời điểm tổ chức các kỳ thế vận hội đầu tiên, biểu tượng của Olympic chỉ đơn giản giữ lại hình ảnh 5 vòng tròn đặc trưng và cách điệu thêm tên hình ảnh địa danh hay một chiếc huy chương.
Đến Thế vận hội Helsinki 1952, Logo Olympic của kỳ này đã chinh phục mọi người bằng thiết kế đơn mà tuyệt đẹp. Đó là hình ảnh được lấy cảm hứng từ quốc kỳ đất nước Phần Lan. Thiết kế là sự kết hợp của vòng tròn Olympic và hình ảnh đồ họa đơn giản, đơn sắc tháp của sân vận động. Logo được đeo như một huy hiệu của các vị chức sắc và khách VIP tại Olympic 1952.
Logo Olympic Helsinki 1952 được lấy cảm hứng từ quốc kỳ đất nước Phần Lan
Bạn đã biết? Top 10 câu lạc bộ bóng đá mạnh nhất thế giới 2020
3.Logo Olympic Mexico City 1968
Logo thế vận hội thể thao Olympic 1968 tại Mexico City được thiết kế bởi Lance Wyman là một nhà thiết kế đồ họa đầy tham vọng và đối tác của ông là Peter Murdoch.
Wyman đã tận dụng các vòng tròn có chữ số năm ’68 và ghép các vòng tròn đó vào năm vòng tròn Thế vận hội. Đồng thời, ứng dụng nghệ thuật quang học sử dụng các kỹ thuật tương phản và hình học để tạo ra ảo ảnh chuyển động. Thiết kế tưởng chừng như đơn giản này đã ảnh hưởng đến cả nghệ thuật dân gian và nghệ thuật pop những năm 60, một sự kết hợp độc đáo giữa vẻ đẹp truyền thống và hiện đại của của Mexico.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng, Logo Olympic Mexico City 1968 do Wyman và Murdoch thiết kế lại được một nhóm người chấp nhận như một biểu tượng để phá hoại thế vận hội. Trong thời gian đó, Mexico đang trải qua một sự chuyển đổi kinh tế-xã hội và chính trị. Tại thành phố Mexico, các cuộc biểu tình chống chính phủ đã diễn ra thường xuyên vào mùa hè năm 1968. Và thiết kế của Wyman phổ biến đến mức chúng có thể phục vụ cho cả hai phe của cuộc chiến chính trị lúc đó.
Chính vì lý do này, Logo Olympic Mexico City 1968 được nhân loại biết đến như một biểu tượng của hòa bình và biểu tình.
Logo Olympic Mexico City 1968 là một biểu tượng của hòa bình và biểu tình
4. Logo Olympic Munich 1972
Trong khi thiết của logo Olympic các thời kỳ có thiên hướng lồng ghép 5 vòng tròn đặc trưng của Thế vận hội, thì Olympic Munich 1972 đã đưa ra một thiết kế hoàn toàn khác biệt. Biểu tượng của kỳ Olympic lấy cảm hứng mạnh mẽ từ chủ nghĩa hiện đại. Đó là hình ảnh một mặt trời cách điệu với các tia lửa được cuộn tròn thành hình xoắn ốc mang đến cảm giác lạc quan và hy vọng cho tất cả mọi người.
Logo Olympic Munich mang phong cách trừu tượng, thể hiện tinh thần đoàn kết và sức mạnh tập thể. Thế giới chú ý hơn đến logo Olympic Munich sau khi 11 thành viên của đoàn Olympic Israel đã bị bắt cóc và giết hại trong thời gian thi đấu.
Logo Olympic Munich 1972 đơn giản nhưng mang đến cảm giác lạc quan và hy vọng cho tất cả mọi người
5. Logo Olympic Moscow 1980
Olympic 1980 được tổ chức tại Moscow, đây cũng là thời điểm diễn ra chiến tranh lạnh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Có thể nói Olympic Moscow 1980 là một sự kiện lớn không chỉ về thể thao mà nó còn thể hiện vị thế của Liên Bang Xô Viết khi giành quyền đăng cai từ Los Angeles thành công.
Logo Olympic Moscow 1980 do Vladimir Arsentyev thiết kế, bao gồm biểu tượng Thế vận hội là năm vòng đan xen nhau, một phần đường chạy vươn lên, trên cùng là ngôi sao năm cánh tượng trưng cho vạch đích và sức mạnh của điện Kremlin.
Thiết kế logo này truyền tải thành công hình bóng kiến trúc đặc trưng của Mátxcơva, đồng thời thể hiện sự không khoan nhượng của Liên Xô và các nước thuộc khối Liên Bang Xô Viết trước sự tẩy chay của Hoa Kỳ và một số quốc gia chủ nghĩa tư bản khác.
Linh vật dễ thương và Logo đầy tính ẩn ý của Olympic Moscow 1980
MẸO HAY: 18 cách trì hoãn kinh nguyệt trong thi đấu thể thao an toàn nhất
6. Logo Olympic Los Angeles 1984
Sau 4 năm, Thế vận hội đã đến nước Mỹ và đăng cai tại Los Angeles. Biểu tượng của Thế vận hội năm 1984, được gọi là “Stars in Motion”, với hình ảnh các ngôi sao màu đỏ, trắng và xanh lam được sắp xếp theo chiều ngang và xuyên qua với các vệt xen kẽ nhằm thể hiện sự năng động của đất nước đăng cai và tính thần để thao.
Logo này là hiện thân của chủ nghĩa yêu nước, mỗi ngôi sao là một màu trên quốc kỳ Mỹ. Hơn thế, cách các ngôi sao được đính vào các vòng tròn Olympic như là một cách tinh tế buộc “giá trị Mỹ” vào Thế vận hội 1984.
Logo đại hội thể dục thể thao – Olympic Los Angeles 1984 thể hiện sự năng động của đất nước đăng cai
7. Logo Olympic Nagano 1998
Có thiết kế biểu tượng của Olympic các kỳ cố gắng kết hợp chữ, hình ảnh và biểu trưng 5 vòng tròn của Olympic thành một thiết kế lộn xộn không tập trung. Với vị trí chủ nhà của Thế vận hội mùa đông năm 1988 được tổ chức tại Nagano, Nhật Bản đã thiết kế logo mang ý nghĩ sâu xa. Đó là hình ảnh “snowflower” của thành phố Nagano là một ngoại lệ. Hình ảnh này cũng đồng thời nói lên tầm quan trọng của môi trường tự nhiên đối với thành phố Nagano.
Logo Olympic Nagano 1998 lấy cảm hứng từ hình ảnh “snowflower” của thành phố Nagano
Khám phá xứ hoa anh đào: TOP 15+ phim hoạt hình nhật bản hay ý nghĩa nhất “đốn tim” fan
8. Logo Olympic Bắc Kinh 2008
Vào thế kỷ 21, Trung Quốc đang nổi lên như một cường quốc kinh tế lớn trên thế giới. Thế vận hội Olympic 2008 tại Bắc Kinh cũng được đầu tư một cách bài bản nhất. Dưới một cách nhìn, biểu tượng cũng là một phiên bản cách điệu của từ ‘jing, có nghĩa là ‘sự giàu có’ và là phần thứ hai của tên của thành phố.
Logo là hình ảnh của một động viên điền kinh đang chạy về đích với cánh tay cong gợi đến con rồng truyền thống Trung Hoa. Đồng thời, cách tay giang rộng này ẩn dụ như một lời mời gọi đến và tìm hiểu về văn hóa đặc sắc qua ngàn năm của Trung Quốc.
Logo và các linh vật trong kỳ đại hội Olympic Bắc Kinh 2008
9. Logo Olympic Rio 2016
Logo Olympic Rio 2016 là sản phẩm đáng tự hào của công ty thiết kế Tatil ở Brazilian. Một tác phẩm đơn giản, thanh lịch nhưng truyền tải đến thế giới nhiều ý nghĩa ẩn chứa sau đó. Logo tựa như ba cánh tay nối với nhau, và đang thực hiện điệu nhảy Samba đặc trưng của Brazil. Màu sắc của những cánh tay màu da cam, màu xanh lá cây và xanh da trời ấy biểu trưng cho ánh nắng mặt trời, biển và rừng đại diện cho môi trường của Rio.
Logo Olympic Rio 2016 thể hiện văn hóa độc đáo của Brazil
III. THẾ VẬN HỘI OLYMPIC ĐẦU TIÊN ĐƯỢC DIỄN RA Ở ĐÂU?
Thế vận hội Olympic còn có tên cũ là thế giới vận động hội, là cuộc tranh tài trong nhiều môn thể thao giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Thế vận hội bao gồm thế vận hội Mùa hè và thế vận hội Mùa đông được tổ chức xen kẽ 2 năm một lần. Đây không chỉ đơn giản là đại hội thể thao chạy đua sức khỏe mà còn mang ý nghĩa biểu trưng cho tinh thần đoàn kết và hòa bình trên toàn nhân loại.
Thế vận hội Mùa hè 1896 được tổ chức tại thành phố Athens, thủ đô của Hy Lạp, từ ngày 6 đến 15 tháng 4 năm 1896 chính là Thế vận hội đầu tiên được tổ chức trong thời kỳ hiện đại
Thế vận hội bắt nguồn từ các cuộc thi đấu thể thao thời Hy Lạp cổ đại từ năm 776 trước công nguyên, sau đó bị Hoàng đế La Mã là Theodosius I cấm đoán vào năm 394. Đại hội thể thao Olympic hiện đại bắt đầu vào năm 1896 tại Aten (Athens), Hy Lạp với tôn chỉ tôn vinh nền hòa bình thế giới như ý nghĩa vốn có của thế vận hội Olympic của người Hy Lạp cổ đại.
Pierre de Coubertin người sáng lập Thế vận hội hiện đại và là Chủ tịch đầu tiên của Uỷ ban Olympic Quốc tế từ năm 1896 đến năm 1925
Đại hội thể thao Olympic không có lượng người xem đông đảo bằng World Cup, nhưng đây là sự kiện thể thao danh giá nhất hành tinh mà quốc gia nào cũng muốn được một lần đăng cai để đưa văn hóa nước nhà vươn ra thế giới.
Vậy là chúng ta đã điểm lại một số logo đại hội thể dục thể thao lớn nhất thế giới mà. Đây là danh sách logo đẹp nhất mà hay độc lạ tin rằng nó đã truyền tải đúng tinh thần thể thao và màu sắc văn hóa quốc gia đăng cai. Còn bạn, bạn thấy logo nào là đẹp nhất, hãy cùng để lại bình luận bên dưới nhé!
Đăng bởi: Nguyễn Dương
Từ khoá: TOP 9 logo đại hội thể dục thể thao đẹp nhất từ trước đến nay
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết TOP 9 logo đại hội thể dục thể thao đẹp nhất từ trước đến nay của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.