Bạn đang xem bài viết Top 7 mẹo chữa viêm tai giữa cho bé tại nhà an toàn, hiệu quả tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bạn có biết bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ có thể được chữa trị mà không cần sử dụng thuốc tây không? Trong bài viết hôm nay, Pgdphurieng.edu.vn sẽ mách ngay cho bạn 7 mẹo chữa viêm tai giữa cho bé vừa an toàn vừa hiệu quả. Cùng theo dõi nhé!
Chữa viêm tai giữa cho bé bằng mật ong
Theo bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, mật ong vốn có đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm mạnh nhưng đồng thời lại chứa những chất giúp làm mềm và làm dịu niêm mạc. Chính vì thế, người ta sử dụng mật ong để cải thiện tình trạng đau đầu, ù tai hoặc đau tai do viêm tai giữa. Hơn nữa, nguyên liệu này còn rất lành tính nên phù hợp với cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Nguyên liệu
- 1 muỗng cà phê mật ong
- 1 miếng giấy sạch
Cách thực hiện
Bước 1 Đặt bé nằm nghiêng sao cho tai bị viêm hướng lên phía trên.
Bước 2 Sau đó bạn phết mật ong lên bề mặt miếng giấy rồi cuộn thành hình điếu thuốc.
Bước 3 Bạn đặt một đầu miếng giấy đã cuộn vào tai bé rồi đốt cháy đầu còn lại để tạo thành khói.
Bước 4 Để khói xông vào tai bé, khi miếng giấy đầu tiên cháy hết thì đốt thêm 1-2 miếng khác.
Cách sử dụng: Xông 1-2 lần/ngày và liên tục trong 7 ngày
Lưu ý: Bạn không nên sử dụng cuộn giấy quá ngắn hoặc để lửa cháy quá lớn.
Chữa viêm tai giữa cho bé bằng rau diếp cá
Theo Đông y, rau diếp cá có tính khắc nhiệt nên có thể hỗ trợ điều trị các chứng viêm, trong đó có viêm tai giữa ở trẻ nhỏ.
Nguyên liệu
- 30g rau diếp cá
- 10g táo đỏ, muối
Cách thực hiện
Bước 1 Đầu tiên, bạn rửa sạch và ngâm rau diếp cá với nước muối pha loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo.
Bước 2 Bạn đem phơi rau diếp cá khoảng 2 nắng cho thật khô.
Bước 3 Sau đó bạn cho rau diếp cá khô, táo đỏ, cùng 600ml nước lọc vào nồi, rồi tiến hành đun sôi với lửa nhỏ khoảng 20 phút.
Bước 4 Tắt bếp và để nguội sau đó bạn lọc lấy nước cho bé uống.
Cách sử dụng: Uống 3 lần/ngày.
Lưu ý: Mặc dù nước rau diếp cá, táo đỏ khá lành tính nhưng nếu thấy bé có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi uống thì bạn phải báo ngay cho bác sĩ nhé.
Chữa viêm tai giữa cho bé bằng xông hơi
Xông hơi bằng các loại thảo dược luôn mang lại một số lợi ích cho sức khoẻ, trong đó phải kể đến khả năng chữa viêm và làm lành vết thương nhanh chóng. Đối với bệnh viêm tai giữa, xông thảo dược khiến các triệu chứng như ù tai, đau tai, chảy dịch mủ hoặc sốt giảm đi đáng kể.
Nguyên liệu
- 10g bồ công anh
- 10g kim ngân hoa
- 10g thổ phục linh
- 10g bạch chỉ
- 10g huyết sâm
- 10g hoàng cầm
- 10g hạ thổ thảo
- Dụng cụ: 1 bơm tiêm vô trùng, nước muối sinh lý, tăm bông, 1 miếng giấy.
Cách thực hiện
Bước 1 Đầu tiên, bạn đâm nhuyễn mịn các loại thảo dược sau đó cho vào miếng giấy và cuộn lại như hình điếu thuốc.
Bước 2 Vệ sinh vùng tai bị viêm cho sạch bằng tăm bông và nước muối sinh lý rồi cho trẻ nằm nghiêng, đặt tai viêm hướng lên trần nhà.
Bước 3 Tháo phần ruột của bơm tiêm ra rồi đặt đầu ống vào lỗ tai bé.
Bước 4Đốt tạo khói một đầu điếu thảo dược rồi bỏ vào bơm tiêm sau đó thổi nhẹ để hơi thảo dược đi vào bên trong ống tai.
Cách sử dụng: Thực hiện 1-2 lần/ngày và liên tục trong 7 ngày.
Chữa viêm tai giữa cho bé bằng rau kinh giới
Rau kinh giới mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như hỗ trợ điều trị cảm cúm, làm dịu các cơn đau do rối loạn dạ dày, làm sạch hệ hô hấp,… Đặc biệt, chất flavonoids trong rau kinh giới chống viêm rất hữu hiệu nên có thể chữa viêm tai giữa cho bé.
Nguyên liệu
- 20g lá rau kinh giới
- 20g cam thảo
- 20g xương bồ
- 20g ngân hoa
- 20g liên kiều
- 20g cây hoa xuyên chí
- 500ml nước lọc
Cách thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu cùng 500ml nước lọc vào nồi sau đó đun sôi cho đến khi nước cạn còn một nửa, để nguội và cho bé uống.
Cách sử dụng: Uống 3 lần/ngày và liên tục trong 10 ngày.
Trị viêm tai giữa cho bé với phèn chua và ngũ nội tử
Trong y học cổ truyền, bài thuốc kết hợp giữa phèn chua và ngũ nội tử giúp chữa bệnh viêm tai giữa rất hiệu quả và dễ thực hiện nên được nhiều người sử dụng và tin tưởng.
Nguyên liệu
- 500g phèn chua, 500g ngũ bội tử
- Nước muối sinh lý, khăn sạch, giấy
Cách thực hiện
Bước 1Nấu phèn chua cùng ngũ bội tử cho đến khi tan chảy và hòa quyện lại vào nhau, sau đó bạn tắt bếp và để hỗn hợp này nguội.
Bước 2Mang phần màu trắng đi nghiền nhỏ thành bột rồi cho vào một chiếc lọ để bảo quản.
Bước 3 Bạn cần vệ sinh vùng tai bị viêm của bé bằng nước muối sinh lý và lau khô lại bằng một chiếc khăn sạch.
Bước 4Cho một ít bột thuốc vào giấy rồi cuộn lại hình điếu thuốc, sau đó đặt một đầu vào lỗ tai bé rồi thổi nhẹ để đẩy bột vào tai.
Cách sử dụng: Thực hiện 2 lần/ngày và liên tục trong 3 ngày.
Lưu ý
– Không nên lấy lượng thuốc quá nhiều vì có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm.
– Phải ngưng sử dụng tất cả kháng sinh 24 giờ trước khi sử dụng loại thuốc này để tránh tác dụng phụ.
Trị viêm tai giữa cho bé với dầu oliu
Dầu oliu ấm có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn nên có thể được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do viêm tai giữa. Vốn là nguyên liệu tự nhiên nên dầu oliu khá an toàn, có thể sử dụng cho trẻ nhỏ.
Nguyên liệu
- ½ muỗng cà phê dầu oliu
Cách thực hiện
Bước 1 Cho bé nằm nghiêng một bên, tai bị viêm hướng lên trên.
Bước 2 Nhẹ nhàng kéo phần vành tai để lỗ tai mở to hơn rồi nhỏ vài giọt dầu oliu vào tai bị viêm.
Bước 3 Massage nhẹ nhàng xung quanh tai để dầu phát huy tác dụng rồi để yên trong khoảng 10 phút.
Bước 4 Lau sạch phần dầu thừa chảy ra bên ngoài tai.
Cách sử dụng: 2 – 3 lần/ngày và liên tục trong 3 ngày.
Lưu ý
– Không để dầu quá nóng để tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động của tai bé.
– Tuyệt đối không sử dụng dầu oliu khi tai bị viêm có dịch mủ chảy ra.
Trị viêm tai giữa cho bé với lá cây sống đời
Theo y học cổ truyền, lá cây sống đời có tác dụng làm mát và giải độc gan, tiêu trừ phù thũng. Đặc biệt các chất kháng sinh và chống viêm trong lá cây sống đời có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng đau nhức và chảy mủ do viêm tai giữa.
Nguyên liệu
- 3 – 5 lá sống đời tươi
Cách thực hiện
Bước 1 Rửa sạch lá sống đời sau đó giã nát và lọc lấy nước cốt.
Bước 2 Bạn vệ sinh sạch sẽ vùng tai bị viêm của bé.
Bước 3 Nhỏ 1 – 2 giọt nước cốt sống đời vào tai.
Cách sử dụng: 3 lần/ngày và liên tục trong 1 tuần.
Trên đây là 7 mẹo chữa viêm tai giữa cho bé tại nhà an toàn, hiệu quả mà Pgdphurieng.edu.vn muốn gửi đến bạn. Tuy các mẹo này có thể mang lại hiệu quả chữa viêm tai giữa nhưng nếu tình trạng viêm tai trở quá nặng thì bạn nên đưa bé đến bệnh viện để đảm bảo an toàn về sức khỏe ngay nhé!
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Top 7 mẹo chữa viêm tai giữa cho bé tại nhà an toàn, hiệu quả tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.