Bạn đang yếu về kỹ năng giao tiếp cơ bản? Bạn không biết làm sao để trò chuyện, tương tác hiệu quả? Bên cạnh việc tham khảo các loại sách nghệ thuật giao tiếp, xem Youtube để học hỏi, hãy thử ngay 6 trò chơi rèn kỹ năng giao tiếp dưới đây. Những trò chơi vừa hấp dẫn giúp giảm stress lại vừa giúp học hỏi thêm nhiều điều hay.
Trò chơi rèn kỹ năng giao tiếp: Lập đội
Trong trò chơi này, các đội sẽ được lập ra nhằm thỏa mãn tiêu chí người hướng dẫn. Ví dụ: Chia thành viên thành các đội dựa vào các tiêu chí như mặc áo giống nhau, cùng yêu thích một thể loại nhạc nào đó,…
Người hướng dẫn hô to các miêu tả. Sau khi lập đội thành công, mỗi đội sẽ hô to hoặc cùng ngồi xuống để báo hiệu. Yêu cầu các thành viền cần tham gia tích cực, lập thành đội nhanh nhất. Lặp lại hoạt động nhiều lần và đưa ra các chỉ dẫn phong phú, hấp dẫn.
Lợi ích: Thông qua trò chơi này, các thành viên sẽ được kích thích khả năng phản xạ. Đồng thời, trò chơi cũng góp phần nâng cao kỹ năng giao tiếp, thúc đẩy tư duy.
Trò chơi lập đội rèn kỹ năng giao tiếp
Bịt mắt bắt dê – Trò chơi rèn kỹ năng giao tiếp thú vị
Bịt mắt bắt dê đã là trò chơi quá quen thuộc từ xa xưa. Đây là một biến thể của trò chơi đuổi bắt. Trong đó, một người chơi sẽ bịt mắt và cố gắng bắt những người khác trong phạm vi nào đó.Và đến nay, nó vẫn là trò chơi được mọi người yêu thích. Không chỉ vậy, trò chơi này còn giúp rèn luyện kỹ năng giao tiếp đáng kể.
Có nhiều cách để chơi trò chơi này. Các thành viên sẽ được chia thành các đội. Mỗi đội sẽ gồm người bịt mắt và người không bịt mắt. Các đồ vật được sắp xếp thành chướng ngại vật, tạo ra lộ trình đường đi cho người bịt mắt. Những người bị mắt đứng ở một bên còn người không bịt mắt đứng bên còn lại. Nhiệm vụ của những người không bị bịt mắt là phải hướng dẫn đồng đội đi làm sao để không va vào chướng ngại vật. Đội nào hoàn thành nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.
Lợi ích: Trò chơi này rất là vui nhộn, hấp dẫn. Người không bịt mắt cần có những kỹ năng diễn đạt để người khác nghe hiểu. Trong khi đó, người bị bịt mắt sẽ phải tự điều chỉnh suy nghĩ và có kỹ năng thấu hiểu. Các thành viên sẽ giao tiếp với nhau để rèn kỹ năng giao tiếp. Thêm nữa, trò chơi này cũng sẽ giúp tạo thêm niềm tin, gắn kết giữa các thành viên với nhau.
Trò chơi Bịt mắt bắt dê hấp dẫn với mọi lứa tuổi
Trò chơi rèn luyện kỹ năng lắng nghe
Một trò chơi rèn kỹ năng giao tiếp – lắng nghe nữa mà mọi người không nên bỏ qua. Trò chơi có tên gọi “Chỉ lắng nghe”. Trước khi bắt đầu, các thành viên được chia thành các cặp đôi. Mỗi cặp sẽ bốc thăm chủ đề của mình. Các cặp ngồi đối diện nhau. Một người nói về chủ đề được đưa ra trong vòng khoảng 3 phút. Nhiệm vụ của người còn lại là phải lắng nghe thật kỹ, không bình luận hay tranh luận lại. Hết 3’, người nghe sẽ phải tóm tắt lại những gì mình vừa nghe được trong vòng 1’. Đơn giản chỉ là lắng nghe và truyền đạt lại, không cần bày tỏ quan điểm gì cả. Hai người sẽ đổi vai cho nhau.
Lợi ích: Lắng nghe là một kỹ năng cực kỳ quan trọng của kỹ năng mềm – kỹ năng giao tiếp. Một người giao tiếp tốt sẽ là người biết lắng nghe tốt. Trong cuốn sách kỹ năng giao tiếp “Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp”, nhà báo Frank Tyger đã nói: “Thính giác là một trong năm giác quan của con người. Nhưng lắng nghe là cả một nghệ thuật”. Hay chính tác giả Hiraki Noriko của cuốn sách này cũng đã đúc kết: “Biết lắng nghe là bạn đã giành 50% chiến thắng”.
Bạn đọc quan tâm
Trò chơi rèn kỹ năng giao tiếp mang tên “Mắc kẹt”
Chia thành viên thành các nhóm, có thể từ 2 – 3 hoặc 4 nhóm. Các cánh cửa của mỗi nhóm phụ trách sẽ bị đóng. Gõ hoặc phá cửa sẽ không phải là một lựa chọn hay. Yêu cầu đặt ra là các nhóm cần phải quyết đinh 10 đồ vật trong văn phòng mà họ cần để tồn tại và sắp xếp chúng lại theo thứ tự quan trọng. Thời gian cho các nhóm là 30 phút. Đội nào hoàn thành trước sẽ được giải cứu trước.
Lợi ích: Trò chơi này kết hợp được khá nhiều kỹ năng giao tiếp. Để tất cả mọi người cùng thống nhất được 10 đồ vật và chỉ trong vòng 30 phút, các bạn sẽ phải tương tác với nhau sao cho thật tốt. Các bạn cần biết cách thuyết phục để người khác đồng ý với mình và thống nhất quyết định.
Đóng vai – Trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ
Trò chơi này không hề khó hay phức tạp một chút nào, phù hợp với các bạn nhỏ. Điều cần làm là bố mẹ hãy dành thời gian cho con, chuẩn bị một con gấu, búp bê hoặc các đồ vật sẵn có. Bố mẹ cho các con đóng vai để trò chuyện càng nhiều càng tốt. Những đoạn hội thoại có thể dù ngắn nhưng sẽ giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ hiệu quả.
Lợi ích: Với trò chơi này, các mẹ cũng sẽ được rèn luyện kỹ năng làm quen, bắt chuyện sau này. Mẹ và bé hãy cùng thử trò chơi này cho con ngay nhé!
“A lô! Bác tìm ai ạ?”
Bên cạnh những trò chơi trên, một trò chơi nữa cũng khá thú vị để rèn kỹ năng giao tiếp là “A lô! Bác tìm ai ạ?”. Các bậc phụ huynh có thể áp dụng trò này để phát triển kỹ năng giao tiếp cho con. Hoặc các thầy cô có thể cho các bé tương tác với nhau.
Để chuẩn bị trò chơi này, mẹ chỉ cần chuẩn bị một chiếc điện thoại trò chơi. Sau đó, hai mẹ con ngồi cách nhau một bức tường hoặc bức tường phòng. Mẹ sẽ giả vờ là người gọi điện đến nhà và bé nghe máy. Mẹ nên bắt đầu bằng những câu hỏi dễ với trẻ để trẻ làm quen. Một số câu nên bắt đầu cho trò chơi rèn kỹ năng giao tiếp này là:
Dần dần, khi trẻ đã quen, mẹ kích thích khả năng giao tiếp của trẻ bằng những câu khó hơn. Trong những câu hỏi đó, bé sẽ phải suy luận, phán đoán hoặc lắng nghe, hỏi lại,… Ví dụ:
Lợi ích: Trẻ sẽ được rèn luyện khả năng nói chuyện, các phép lịch sự khi nói chuyện điện thoại. Trẻ sẽ tự tin, mạnh dạn hơn khi giao tiếp,…
Trò chơi rèn kỹ năng giao tiếp cực hấp hẫn, chơi là mê
Kết luận
Thông qua những trò chơi rèn kỹ năng giao tiếp như trên, mọi người sẽ học hỏi thêm được nhiều điều bổ ích. Đừng ngần ngại đề xuất với mọi người vừa giải trí, vừa nâng cao kỹ năng nhé.
Đăng bởi: Chính Nguyễn
Từ khoá: Top 6 trò chơi rèn kỹ năng giao tiếp cực hấp hẫn, chơi là mê
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Top 6 trò chơi rèn kỹ năng giao tiếp cực hấp hẫn, chơi là mê của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.