Miền Tây là khu vực nhiều chùa nhất miền Nam Việt Nam. Trong đó có cả chùa của người Việt, người Khmer và người Hoa. Mỗi chùa đều có văn hóa và nét đặc trưng khác nhau theo từng địa phương. TopReview.vn tổng hợp Top 5 ngôi chùa lớn nổi tiếng nhất miền Tây bạn không nên bỏ lỡ vào dịp Tết 2020 này.
1. Chùa Xiêm Cán – Bạc Liêu
2. Chùa Vĩnh Tràng – Tiền Giang
3. Chùa Phật Lớn – An Giang
4. Chùa Dơi – Sóc Trăng
5. Chùa Phật Học 2 – Sóc Trăng
1. Chùa Xiêm Cán – Bạc Liêu
Chùa Xiêm Cán khởi công xây dựng vào ngày 7 tháng 5 năm 1887 tại ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Thạnh Đông, Bạc Liêu. Tổng diện tích của ngôi chùa là 4.500 mét vuông, cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 7 km.
Hằng ngày chùa được mở cửa vào lúc 7h sáng và đóng cửa vào lúc 18h. Du khách có thể đến tham quan mà không cần mua vé vào cổng. Ngôi chùa xây dựng rất nhiều tòa tháp khác nhau. Đây được xem là nơi tâm linh phật giáo của đồng bào người Khmer tại Bạc Liêu.
Chùa Xiêm Cán – ngôi chùa nổi tiếng tại miền Tây
Khác với những ngôi chùa của người Việt và người Hoa, chùa của người dân Khmer mang một kiến trúc angkor rất độc đáo. Chùa Xiêm Cán là một đại diện tiêu biểu của loại hình kiến trúc này. Chùa gồm có cổng tam quan, chánh điện, tháp chuông, giảng đường, khu mộ tháp,… Bên trong khu chánh điện được bày trí khá đơn giản và có rất nhiều cột được điêu khắc hoa văn cầu kỳ, đa sắc màu.
Du khách đến đây tham quan kiến trúc độc đáo của ngôi chùa. Ngoài ra có thể thấy rõ được nét văn hóa, đời sống của đồng bào người Khmer. Chùa Xiêm Cán nổi tiếng với kiến trúc đẹp, không gian yên tĩnh, tâm linh. Đây cũng là một trong những ngôi chùa lâu đời ở khu vực miền Tây. Chắc chắn nó sẽ tạo cho bạn những ấn tượng khó quên trong ngày đầu năm 2020.
2. Chùa Vĩnh Tràng – Tiền Giang
Vĩnh Tràng là một ngôi chùa cổ có tuổi đời hàng trăm năm. Nó được xây dựng bởi một vị quan vào đầu thế kỷ 19 tại trung tâm thành phố Mỹ Tho – Tiền Giang. Vào thời điểm này chùa chỉ là một cái am nhỏ. Sau này đã được tu sửa lại thành ngôi chùa lớn với tổng diện tích rộng 14.000 mét vuông. Ngôi chùa sử dụng vật liệu chủ yếu là xi măng và gỗ quý.
Chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang với thiết kế độc đáo, bắt mắt
Chùa Vĩnh Tràng gồm 4 gian nhà chính trong đó có: Tiền đường, chánh điện, nhà tổ, nhà hậu. Phía bên trong khu chánh điện có xây dựng một hòn non nước khá lớn bằng đá. Nơi đây có đến 60 tượng Phật lớn nhỏ được đúc bằng nhiều loại vật liệu khác nhau như: xi măng, gỗ, đồng,…
Chùa Vĩnh Tràng ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng Tiền Giang
Từ ngoài cổng xa du khách có thể nhìn thấy ngay tượng Phật nằm Thích Ca dài 32m, cao 10m. Tượng Phật có sức nặng khoảng 250 tấn được đúc bằng bê tông cốt thép. Ngoài ra bên trong cổng chùa còn có một tượng Phật Di Lặc lớn với chiều cao 20m và nặng 250 tấn cũng được đúc bằng xi măng cốt thép.
Tuy chùa của người Việt nhưng lại được xây dựng theo lối kiến trúc của Khmer và phương Tây. Đây không chỉ là nơi thờ cúng tâm linh mà còn là địa điểm tham quan của nhiều du khách gần xa đặc biệt là khách quốc tế.
3. Chùa Phật Lớn – An Giang
Chùa Phật Lớn là ngôi chùa nổi tiếng về tâm linh nằm trên núi Cấm thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Được xây dựng vào năm 1912 ở độ cao 256m so với mực nước biển với diện tích 13,6 ha. Ngồi chùa gồm có: khu chánh điện, khu nhà nghỉ, nhà chuông,…
Chùa Phật Lớn – ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng thu hút đông đảo khách du lịch
Để đến được chùa Phật Lớn du khách có thể đi cáp treo hoặc lội núi. Nơi đây có thờ một tượng phật Di Lặc khổng lồ nặng 400 tấn được đúc bằng bê tông cốt thép. Vào năm 2003 được xem là công trình cao nhất vùng Đông Nam Á.
Chùa Phật Lớn không chỉ là nơi thờ cúng tâm linh mà còn gắn liền với nhiều di tích văn hóa, truyền thuyết về núi Cấm. Ngày nay có rất nhiều du khách trong ngoài nước đến tham quan và cúng viếng bởi sự tín ngưỡng, linh thiêng của vùng núi An Giang.
4. Chùa Dơi – Sóc Trăng
Chùa Dơi còn có cái tên là chùa Mahatup vì trước ngôi chùa có rất nhiều đàn dơi đến ẩn náu. Chùa được xây dựng vào năm 1960 và đã được công nhận là di tích – văn hóa cấp quốc gia.
Ngôi chùa đã trải qua hơn 400 năm với nhiều đợt tu sửa nhưng vẫn giữ nguyên nét gốc ngày xưa. Đến năm 2008 khu chánh điện của chùa đã bị cháy và từ đó các đàn dơi trong chùa đã thưa dần.
Chùa Dơi Sóc Trăng được công nhận di tích văn hóa cấp Quốc gia
Được xây dựng theo kiến trúc của người Khmer mái lợp ngói xung quanh chạm khắc hình rắn Naga. Bên trong chánh điện có thờ tượng phật Thích Ca đúc bằng đá nguyên khối đặt trên tòa sen. Phía trên các bức tường là những bức tranh miêu tả về cuộc đời Đức Phật từ lúc từ lúc ra đời đến lúc nhập Niết bàn. Chùa Dơi không chỉ là nơi du khách có thể viếng Phật mà còn là điểm tham quan các công trình kiến trúc Khmer độc đáo tại miền Tây.
5. Chùa Phật Học 2 – Sóc Trăng
Chùa Phật Học 2 được khởi công xây dựng vào năm 2011 với tổng diện tích rộng 8,5 ha. Nó nằm tại thành phố Sóc Trăng, cách trung tâm khoảng 4 km. Tuy công trình xây dựng chưa hoàn thiện nhưng đã được rất nhiều du khách thập phương biết đến.
Chùa Phật Học 2 tại miền Tây với thiết kế độc đáo, mới lạ
Tính đến thời điểm hiện tại chùa Phật Học 2 là ngôi chùa có khuôn viên lớn nhất tỉnh Sóc Trăng. Đến nơi đây du khách như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Xung quanh có rất nhiều tượng phật lớn nhỏ, những bức tranh nói về luật nhân quả, lòng hiếu đạo, … Ở giữa khuôn viên chùa còn có thuyền Bát Nhã chở 8 vị phật được đặt giữa ao cá lớn. Cạnh bên hồ là khu thờ phật Dược Sư, Địa Tạng,… Nơi đây không chỉ là nơi thờ cúng linh thiêng mà còn là trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi, người già neo đơn …
Đây là Top 5 ngôi chùa lớn nổi tiếng nhất miền Tây mà TopReview.vn đưa đến cho các bạn tham khảo. Hy vọng sẽ giúp bạn có nhiều lựa chọn trong ngày đầu năm mới về nơi đất hành hương.
Đăng bởi: Vũ Tiến Đạt
Từ khoá: Top 5 ngôi chùa lớn nổi tiếng nhất miền Tây
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Top 5 ngôi chùa lớn nổi tiếng nhất miền Tây của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.