Liên bang Nga hay ngắn gọn là Nga, là một quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới, trải dài từ khắp phía bắc châu Á sang đến hơn nửa châu Âu. Nước Nga có một nền văn hóa đặc sắc, rực rỡ, riêng biệt, đặc trưng với nhiều nền văn hóa lớn gần đó như Trung Quốc, Mông Cổ, Scadinavi,… Nhắc đến Nga, chắc chắn sẽ có rất nhiều những hình ảnh lóe lên trong đầu bạn đúng không? Đó chính là những biểu tương của nước Nga đi ghi dấu trong tiềm thức của mọi người đấy. Vậy sau đây chúng ta hãy cùng điểm qua 10 biểu tượng của nước Nga nhé!
Búp bê Matryoshka
Giới thiệu về búp bê Nga
Búp bê Matryoska (tiếng Nga: матрёшка) hay Búp bê Nga hay Búp bê babushka (Búp bê lồng nhau, Búp bê làm tổ,…) là một loại búp bê đặc trưng của Nga. Thật ra đó là một bộ gồm những búp bê rỗng ruột có kích thước từ lớn đến nhỏ. Con búp bê nhỏ nhất sẽ được chứa đựng trong lòng con búp bê lớn hơn nó một chút, đến lượt mình con búp bê lớn được chứa trong một con búp bê khác lớn hơn, và cứ thế cho đến con lớn nhất sẽ chứa tất cả những con búp bê còn lại trong bộ.
Đối với nhiều người dân xứ Bạch Dương, búp bê Matryoshka đại diện cho những mặt khác nhau của một con người, được biểu đạt bằng nhiều lớp của búp bê. Mặt ngoài cùng – giống như con búp bê lớn nhất – là mạnh mẽ, to lớn và đẹp đẽ. Cũng giống như khi tiếp xúc với một người, ban đầu bạn chỉ nhìn thấy một khía cạnh trong con người họ, là những gì mà họ muốn thể hiện ra, thường là mạnh mẽ và tự tin.
Búp bê Matryoshka nhỏ bé, nhưng ẩn chứa một thông điệp lớn lao: Khi một ai đó cho bạn thấy trái tim ẩn sâu bên trong như hình hài của búp bê út, thì nghĩa là họ đã trao cho bạn tất cả tấm lòng và sự chân thành. Vì thế, đừng ngần ngại gì mà hãy đối xử chân thành với họ.
Điện Kremli
Khám phá bên trong điện Kremli
Điện Kremli (tiếng Nga: Московский Кремль, chuyển tự. Moskovskiy Kreml) là một “Kremli” (dạng thành quách ở Nga) được biết đến nhiều nhất ở Nga. Nó là trung tâm địa lý và lịch sử của Moskva, nằm trên bờ trái sông Moskva, trên đồi Borovitskii, là một trong những phần cổ nhất của thành phố, trong thời kỳ hiện nay là nơi làm việc của các cơ quan tối cao của chính quyền Nga và là một trong những kiến trúc lịch sử-nghệ thuật chính của quốc gia này. Là một tổ hợp pháo đài lịch sử nhìn ra Quảng trường Đỏ tại Moskva, nó bao gồm các cung điện Kremli, các nhà thờ Kremli, và phần tường thành Kremli với các tháp Kremli.
Với sự ra đời của chế độ Xô Viết thì Kremli trở thành một trong những biểu tượng của chế độ mới. Giai đoạn 1935 – 1937 những con đại bàng hai đầu, trước đây được trang trí trên các tháp chính của Kremli là Spasskaya Nikolskaya, Troitskaya, Borovitskaya và Vodovoznaya, đã được thay thế bằng các ngôi sao hồng ngọc, đường kính 3 – 3,75 m. Giai đoạn 1959 – 1961 người ta xây dựng Cung Đại hội Kremli (hiện nay gọi là Cung Kremli Quốc gia – GKD) do Mikhail Posokhin và nhiều người khác thiết kế, có dáng vẻ như một phòng hòa nhạc hiện đại, với phác thảo hình chữ nhật phủ đá hoa cương biểu hiện bằng các tháp hẹp và thân cột nhiều tầng gồm các tấm kính.
Cây Bạch Dương
Rừng Bạch Dương
Chúng ta thường hay nhắc đến nước Nga bằng một cái tên thân thương: Xứ sở Bạch Dương. Cây bạch dương trở thành biểu tượng văn hóa Nga, đại diện cho tâm hồn Nga như hình ảnh cây tre trong văn hóa Việt Nam. Dáng cây thẳng vút cao, vỏ trắng, cành lá mềm buông xuống như “mái tóc xanh thiếu nữ” (S. Esenin). Vào mùa thu, lá cây đổ vàng sáng cả một góc trời và sang đông tuyết phủ trắng xóa trên những cành khô, cảnh sắc đấy đã làm rung động trái tim bao người. Bởi thế nên bạch dương còn là nàng thơ của biết bao người nghệ sĩ.
Nếu có dịp đặt chân tới nước Nga, bạn sẽ thấy rõ được tầm quan trọng của cây bạch dương đối với cuộc sống của người dân nơi đây: cây bạch dương mọc len lỏi từ phố thị tới làng quê, những rừng bạch dương trải dài ngút tầm mắt từ phương Bắc lạnh giá đến miền Nam xa xôi, bằng gỗ bạch dương người ta xây dựng những ngôi nhà bé xinh ở vùng quê hay là dăm thứ đồ lưu niệm khiến du khách thập phương phải trầm trồ. Người dân Nga còn dùng chổi bạch dương trong nhà tắm hơi truyền thống hoặc bó lá bạch dương đem đến nhà thờ làm lễ rồi mang về treo trong nhà.
Quả thực, chẳng có loài cây nào gắn bó với dân tộc Nga như thế. Cho nên nếu có dịp đến với xứ sở Bạch Dương, đừng quên tìm và thưởng thức chút nước bạch dương mát lịm hay mua những món đồ lưu niệm từ gỗ bạch dương bạn nhé!
Quốc Kỳ Liên Bang Nga
Lễ diễu binh trên không ở Nga
Quốc kỳ của Liên Bang Nga là lá cờ ba màu, gồm ba dải màu chạy ngang bằng nhau: trắng ở trên cùng, xanh dương ở giữa và đỏ ở dưới cùng. Lá cờ được sử dụng lần đầu tiên để làm cờ hiệu cho các thương thuyền và tàu chiến của Nga, và chỉ được công nhận chính thức vào năm 1896.
Dù bị đồn thổi là dựa trên lá cờ ba màu của Hà Lan nhưng lá cờ này tiếp tục được Chính phủ lâm thời của Nga sử dụng sau khi Sa hoàng bị lật đổ trong cuộc Cách mạng Tháng Hai (1917) và đến cuộc Cách mạng Tháng Mười cùng năm mới bị nhà nước của những người Bolshevik thay thế. Kể từ thời kỳ đó, lá cờ đỏ mang những ý nghĩa biểu tượng cho đảng cộng sản được sử dụng thay cho lá cờ ba màu. Sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết vào năm 1991, lá cờ ba màu đã quay lại, trở thành quốc kỳ của Liên bang Nga.
Về ý nghĩa của những màu sắc trên lá cờ Nga, cho đến nay vẫn chưa có sự nhất trí nào. Có khá nhiều cách diễn giải khác nhau. Có người cho rằng lai lịch của ba màu cờ Nga bắt nguồn từ chiếc huy hiệu của Đại công quốc Moscow. Trên chiếc huy hiệu có hình Thánh George mặc giáp trắng (giáp bạc), cưỡi ngựa trắng, khoác áo choàng xanh dương và tay cầm khiên cũng màu xanh dương trên nền huy hiệu màu đỏ. Nhưng người khác lại cho rằng ba màu sắc này gắn với những chiếc áo thụng của Đức mẹ đồng trinh Mary – vị thánh bảo hộ cho nước Nga.
Một cách diễn giải khác về ý nghĩa của ba màu cờ Nga cho rằng chúng phản ánh hệ thống xã hội Nga dưới thời quân chủ: màu trắng biểu trưng cho Chúa, màu xanh biểu trưng cho Sa hoàng, còn màu đỏ là nông dân. Trong khi đó, cách hiểu được chấp nhận rộng rãi đó là gắn các màu này với những vùng chính của đế quốc Nga: màu trắng thể hiện cho Belarus (Bạch Nga), màu xanh là Ukraine (Tiểu Nga) và màu đỏ là Đại Nga.
Còn có cách diễn giải khác nữa coi màu trắng biểu thị cho tương lai rạng rỡ (bản thân màu trắng gắn với sự sáng ngời, rạng rỡ; mặt khác nó được đặt ở vị trị trên cùng – tức là tương lai), màu xanh là hiện tại u ám và màu đỏ là quá khứ đẫm máu.
Đại thi hào Puskin
Bài thơ Tôi Yêu Em
Aleksandr Sergeyevich Pushkin (tiếng Nga: Александр Сергеевич Пушкин (trợ giúp·thông tin), 1799 – 1837) là một thi sĩ, văn sĩ, kịch tác gia Nga. Được tôn vinh như Đại thi hào hoặc Mặt trời thi ca Nga, ông hầu như là biểu tượng của trào lưu lãng mạn Nga thế kỷ XIX bởi nhiều cống hiến trong sự đa dạng hóa ngôn ngữ văn chương.
Giới phê bình coi nhiều tác phẩm của ông là kiệt tác, chẳng hạn như bài thơ Kỵ sĩ đồng và vở kịch Vị khách bằng đá – câu chuyện về sự sa ngã của Don Juan. Vở kịch ngắn bằng thơ Mozart và Salieri là nguồn truyền cảm hứng cho tác phẩm Amadeus của Peter Shaffer cũng như cung cấp lời nhạc kịch (gần như nguyên văn) cho vở opera Mozart và Salieri của Rimsky-Korsakov. Pushkin cũng nổi tiếng với thể loại truyện ngắn. Cụ thể, Tập truyện về Ivan Petrovich Belkin quá cố, trong đó có truyện “Phát súng”, được đón nhận nồng nhiệt. Bản thân Pushkin yêu thích tiểu thuyết thơ Eugene Onegin hơn. Tác phẩm ông dành cả đời để sáng tác này khởi xướng một truyền thống cho các tiểu thuyết vĩ đại Nga: đi theo một vài nhân vật trọng tâm nhưng đa dạng về tông và trọng điểm.
Sông Volga
Hành trình trên sông Volga
Sông Volga (tiếng Nga: Волга река, phiên âm: Vôn-ga) nằm ở miền tây nước Nga là con sông dài nhất châu Âu, với độ dài 3.690 km (2.293 dặm), tạo thành nền tảng của hệ thống sông lớn nhất ở châu Âu.
Sông Volga nằm ở miền tây nước Nga là hệ thống sông không chỉ lớn nhất nước Nga mà còn là con sông dài nhất châu Âu với tổng chiều dài là 3.690 km. Sông Volga có nhiều sông nhánh, hệ thống sông này có vai trò đảm bảo tưới tiêu cho một số khu vực dân cư sinh sống. Mỗi năm sông sẽ bị đóng băng 3 tháng gần như trên toàn bộ chiều dài của nó. Tính riêng vùng châu thổ sông Volga đã có chiều dài 160 km.
Nhắc tới dòng sông Volga không ai là không nhớ tới câu hát “Sông Volga, một dòng sông sâu, sóng vỗ đôi bờ”. Và hơn hết sông Volga có vai trò quan trọng trong giao thông vận tải và nơi cung cấp nguồn nước cho người dân. Tất cả các đạp nước đều có tàu thuyền lớn qua lại.
Đặc biệt, khi du lịch ở Nga du khách sẽ được ngồi thuyền chiêm ngưỡng mảnh đất thiên nhiên ban tặng vô cùng xinh đẹp và quyến rũ. Muốn có một trải nghiệm thú vị, mới mẻ, du lịch ngồi tàu trên sông Volga là lựa chọn thông minh.
Bánh mì và muối
Phong tục đón khách quý bằng bánh mì và muối đã quen thuộc với người dân Nga. Hơn thế nữa, đằng sau đó còn ẩn chứa câu chuyện về lòng hiếu khách của người dân xứ sở Bạch Dương. Thậm chí, từ giai đoạn khởi thủy ban đầu trong lịch sử Nga, truyền thống mời khách ăn bánh mì và muối chỉ dành riêng cho khách quý.
Chỉ tách riêng thì bánh mì và muối đã là hai biểu tượng quan trọng trong văn hóa Nga nói chung và ẩm thực Nga nói riêng. Khi kết hợp lại với nhau thì bánh mì muối nước Nga còn đóng một vai trò quan trọng đặc biệt về với ý nghĩa vửa thể hiện mong muốn giàu có và sung túc vừa là sự bảo vệ con người tránh khỏi những ảnh hưởng xấu và sức mạnh của kẻ thù bên ngoài.
Người Nga dùng bánh mỳ – muối để đón tiếp những vị khách quan trọng. Vậy ý nghĩa của nghi thức độc đáo này là gì? Có thể nói tục lệ đón khách bằng bánh mỳ và muối là nét đẹp truyền thống quen thuộc với người dân Nga từ rất lâu rồi. Cả bánh mì và muối đều đóng vai trò quan trọng và mang ý nghĩa đặc biệt như là biểu tượng văn hóa của nước Nga. Nếu như bánh mì thể hiện ước muốn giàu có và sung túc thì muối mang lại sự bảo vệ cho con người khỏi những ảnh hưởng và sức mạnh khó lường của kẻ thù.
Quảng trường Đỏ
Khám phá Quảng Trường Đỏ
Quảng trường Đỏ hay Hồng trường (tiếng Nga: Красная площадь, chuyển tự. Krasnaya ploshchad) là tên gọi của quảng trường nổi tiếng nhất tại Moskva. Quảng trường này tách điện Kremli (nằm ở phía tây quảng trường này), thành lũy của hoàng gia trước đây và hiện là nơi sống và làm việc chính thức của tổng thống Nga ra khỏi khu vực thương mại trong lịch sử là Kitay-gorod cũng như GUM ở phía đông. Do các đường phố chính của Moskva tỏa ra từ khu vực này theo các hướng để trở thành các đường quốc lộ chính bên ngoài thành phố, nên quảng trường Đỏ thường được coi là quảng trường trung tâm của Moskva và của toàn Nga.
Mỗi một công trình tại khu vực quảng trường Đỏ đều có thể coi là huyền thoại. Một trong số đó là lăng Lenin, trong đó người ta đặt thi hài của Vladimir Ilyich Lenin, người sáng lập ra Liên Xô. Bên cạnh đó là công trình kiến trúc phức tạp có các vòm hình củ hành của nhà thờ thánh Basil cũng như các cung điện và nhà thờ của điện Kremli. Ở phía đông của quảng trường là GUM, và bên cạnh nó là nhà thờ Kazan đã phục chế. Ở phía bắc là Viện bảo tàng lịch sử Nga, với hình dáng tương tự như các tháp Kremli. Đài kỷ niệm điêu khắc duy nhất trên quảng trường là tượng đồng Kuzma Minin và Dmitry Pozharsky, những người đã đưa Moskva ra khỏi cuộc chiếm đóng của người Ba Lan năm 1612, trong Thời kỳ Loạn lạc. Cạnh đó là khu vực trong tiếng Nga gọi là Lobnoye mesto (Лобное место), một nền đá tròn khoảng 13 m, tại đây các lễ nghi công cộng được tiến hành.
Cung điện mùa đông
Tham quan Cung điện mùa Đông
Cung điện Mùa đông (tiếng Nga: Зимний дворец, zimniy dvorets) ở cố đô Sankt-Peterburg — di tích kiến trúc barokko Nga, là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của St. Peterburg trên khuôn viên rộng 90.000m². Cung điện do kiến trúc sư người Ý B. F. Rastrelli thiết kế theo yêu cầu của Nữ hoàng Elizaveta I theo phong cách nghệ thuật Baroque, và được xây dựng trong những năm 1754 – 1762. Trong một thời gian dài, Cung điện Mùa Đông là nơi ở của các Nga hoàng. Chế độ Nga hoàng sụp đổ, từ tháng 7 đến tháng 11 năm 1917 Cung điện Mùa Đông là sảnh họp của Chính phủ lâm thời. Năm 1918 một phần, còn vào năm 1922, toàn bộ tòa nhà được trao cho Ermitazh quốc gia.
Cung điện Mùa Đông và quảng trường Cung điện tạo nên hạt nhân của thanh phố hiện đại và là một trong những điểm đến chính của du lịch nội địa Nga và quốc tế. Cung điện Mùa Đông nay là một phần Viện Bảo tàng Ermitazh, trưng bày 3 triệu tác phẩm nghệ thuật của thế giới.
Rượu Volka
Vodka (tiếng Ba Lan: wódka [Vutka], tiếng Nga: водка [Votkə]) là một loại đồ uống có cồn được chưng cất có nguồn gốc từ Ba Lan và Nga, bao gồm chủ yếu là nước và ethanol nhưng đôi khi có dấu vết của tạp chất và hương liệu. Theo truyền thống, rượu được tạo ra bằng cách chưng cất chất lỏng từ các loại ngũ cốc hoặc khoai tây đã được lên men, mặc dù một số thương hiệu hiện đại sử dụng trái cây hoặc đường để lên men.
Nói đến rượu Vodka, dường như bất kỳ ai cũng nghĩ đến nước Nga. Còn với người Nga, rượu Vodka còn hơn cả một thứ đồ uống có cồn. Người Nga bắt đầu sáng chế ra đồ uống có cồn vào thế kỷ 15 ở Moscow, trong những tu viện. Điều này cũng dễ hiểu vì các tu viện lúc đó đều giàu có và đầy đủ các phương tiện. Mỗi thầy tu đều có thể có một phòng thí nghiệm riêng để chế ra cồn và pha với nước. Trong gần 4 thế kỷ, người Nga vẫn gọi thứ đồ uống được đựng trong này là “rượu mỳ” và độ cồn không ổn định, có thể từ 15% – 60%. Chỉ đến năm 1865, khi nhà hóa học nổi tiếng người Nga Mendeleev nghiên cứu ra “những hóa hợp của Nước và Rượu” thì người ta mới được biết đến thứ rượu vodka với hàm lượng cồn lý tưởng là 40%.
Trên đây là 10 biểu tượng nổi bật đặc trưng cho đất nước Nga. Bạn ấn tượng với biểu tượng nào nhất? Hãy để lại ý kiến của mình bằng cách Vote nhé. Xin chào và hẹn gặp lại.
Đăng bởi: Tuyết Nguyễn
Từ khoá: Top 10 biểu tượng đặc trưng của Liên Bang Nga
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Top 10 biểu tượng đặc trưng của Liên Bang Nga của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.