Các loại máy in gia đình giờ đây đã trở nên rất phổ biến nhờ khả năng in ấn rất nhanh, và giá thành rẻ. Tuy vậy, trong quá trình sử dụng chúng ta vẫn thường gặp khá nhiều những lỗi khó chịu và phiền toái như kẹt giấy, nhòe mực, máy không in được… Pgdphurieng.edu.vn sẽ tổng hợp các lỗi và cách khắc phục cụ thể cho từng trường hợp trong bài dưới đây.
1. Tải Driver chuẩn cho máy in
Trong các lỗi không in được của máy in thì thiếu hoặc sai driver (trình điều khiển) là một trong những nguyên nhân chính. Vì vậy, việc đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra xem driver của mình cài trong máy tính đã đúng với máy in chưa. Nếu chưa đúng, các bạn cần tải và cài đặt lại cho chính xác để tránh tình trạng lỗi xảy ra do không tương thích driver.
Tải Driver cho tất cả các dòng máy in
Driver cho một số dòng máy in thông dụng:
- Canon LBP 2900/2900B Driver
- Canon LBP 3300 Driver
- HP LaserJet 1020 Driver
2. Lỗi bản in có vệt đen chạy dọc từ trên xuống
Đây là lỗi gây ra do 2 nguyên nhân chính:
- Do gạt mực lâu ngày bị mực bám chặt. Để có thể khắc phục tình trạng lỗi này cũng như hạn chế tối đa tình trạng phát sinh lỗi vết đen trên văn bản sau khi in ra thì bạn có thể tháo gạt từ mực ra và tiến hành vệ sinh sạch sẽ thiết bị thì lỗi sẽ hết.
- Ngoài ra, nguyên nhân còn do gạt mực bị xước hoặc bị sứt. Giải pháp là thay gạt mực mới.
3. Máy in bị kẹt giấy
Kẹt giấy cũng là một trong những lỗi thường gặp và có nhiều trường hợp nhất.
- Chất lượng của giấy in không đảm bảo: có nhiều loại giấy in với dộ dày mỏng khác nhau, bạn nên chọn loại tương thích với máy của mình; dày quá, mỏng quá hoặc không đồng đều rất có thể là nguyên nhân gây kẹt giấy.
- Giấy bị ẩm: Có thể do quá trình sử dụng hoặc quá trình bảo quản không tốt làm giấy in của bạn bị ẩm, hoặc cũng có thể do vô tình làm rớt nước vào giấy in cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng máy in bị kẹt giấy.
- Do bị mòn trục kéo giấy: Máy in sử dụng lâu ngày thì trục kéo giấy in sẽ bị mòn dần. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng máy in bị kẹt giấy vì khi mòn đi trục kéo giấy sẽ không còn lấy giấy in chuẩn nữa mà sẽ lấy 2 3 tờ, thậm chi nhiều tờ một lúc. Vì vậy mới sinh ra hiện tượng kẹt giấy.
- Bao lụa bị rách: Nguyên nhân có thể do vô tình dùng giấy có kẹp bấm khi in hoặc có vật gì đó rơi vào máy nên làm rách bao lụa của máy in mà không biết, nếu đã kiểm tra mà tất cả những nguyên nhân trên mà thấy không đúng thì hãy nghĩ ngay đến máy in của bạn bị rách bao lụa nhé.
- Bề mặt tiếp xúc với trang in không đều nên trang in bị lệch sang một bên: Đây cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng kẹt giấy máy in.
4. Lỗi bản in có những chấm đen hoặc vệt to đậm ngang bản in
Nguyên nhân gây ra việc này là do trống bị sứt do sử dụng lâu ngày, hoặc do trục cao su bị hỏng. Đây là hai linh kiện không sửa chữa được và bạn bắt buộc phải thay thế linh kiện mới nếu muốn khắc phục tình trạng trên.
5. Vị trí in không đều, có nhiều khoảng trống.
Tình trạng này không phải vì máy in hết mực, mà là do trống của máy bị hỏng, dẫn đến việc in không đều. Chỉ cần thay trống là sẽ khắc phục được.
6. Lỗi bản in trắng toàn bộ
Trục từ sử dụng một thời gian dài dễ bị mòn và có thể hỏng, và đây cũng là nguyên nhân chính gây ra lỗi máy in bản in trắng toàn bộ. Cũng đôi khi là do tác động bên ngoài làm cho trục từ bị hỏng, cụ thể là lấy giấy bị kẹt không đúng cách. Để giải quyét tình trạng trên cũng như sửa lỗi máy in bản in trắng toàn bộ việc bạn cần ở đây là thay thế trục từ mới cho máy in mà thôi, giá thành của thiết bị nãy cũng khá rẻ nên bạn không cần lo lắng quá.
7. Bản in bị mờ, không nét
Có những nguyên nhân sau:
- Trục từ trong hộp mực bị yếu, nhận biết bằng cách bạn xoay trục từ trong hộp mực, thấy mực hút lên cây từ không đều, vậy là chắc chắn trục từ bị lỗi. Bạn thay trục từ khác.
- Gạt nhỏ yếu, nhận biết bằng cách bạn kéo cong 1 xíu phần lưỡi bằng cao su của cây gạt nhỏ, nếu thấy lưỡi gạt khá cứng và độ đàn hồi không tốt. Bạn nên thay cây gạt nhỏ khác.
- Nếu là máy in đa chức năng, bạn kiểm tra hộp quang (Scaner), mặt kính nếu thấy bị bụi bẩn hoặc hơi nước bám vô làm mờ mặt kính, bạn lấy khăn sạch vệ sinh
8. Lỗi bản in bị nhòe chữ, nhòe đường kẻ
Nguyên nhân chính là do:
- Giấy in bị ẩm. Bạn thử thay giấy in khác.
- Trống bị mòn. Bạn kéo nắp che trống trên hộp mực ra, nếu thấy trống mòn quá thì thay trống khác.
- Mực bị ẩm. Bạn đổ mực ra, vệ sinh sạch, nạp mực mới.
- Cụm sấy trong máy in không đủ nhiệt để sấy chín mực. Kiểm tra cụm sấy xem lô ép, thanh nhiệt hoặc bao lụa, bị lỗi cái nào thì thay. Nếu cả cụm sấy yếu quá thì thay cụm khác.
9. Máy in lấy giấy nhiều tờ giấy một lúc
Có thể do giấy của bạn quá mỏng, nên dính vào nhau. Hãy thử thay loại giấy khác. Hoặc cũng có thể do trục đào của máy bị mòn. Trường hợp này bắt buộc bạn phải thay trục đào mới.
10. Máy in không hoạt động
Đây cũng là một lỗi rất thường gặp trên máy in. Có những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này:
- Cáp nguồn máy in bị hỏng hoặc chưa cắm chặt
- Cáp USB hoặc cáp kết nối máy in với PC bị lỏng hoặc chưa cắm
- Chưa đóng nắp máy in sau khi tháo hộp mực
12. Máy in bị treo
Máy in bị treo có thể là do thực hiện quá nhiều lệnh in cùng một lúc. Để khắc phục, các bạn nên xóa bớt một số lệnh in đã đặt.
13. Máy in kêu to
Nếu máy in đặt ở nơi không bằng phẳng sẽ dẫn đến kênh giấy và tạo ra tiếng kêu rất to. Các bạn cần chỉnh lại vị trí đặt máy in sao cho phù hợp là hiện tượng này sẽ chấm dứt.
14. Máy in lỗi phông chữ
Các bạn cần cài đầy đủ bộ font chữ Tiếng Việt mà nhà cung cấp khuyến nghị bạn nên sử dụng. Sau khi tải font về các bạn tiến hành cài đặt vào máy tính và thử in lại xem có còn bị lỗi font nữa không nhé !
Bộ Font VNI đầy đủ Bộ font Unicode đầy đủ
Vậy là Download.com,vn đã giới thiệu cho các bạn các lỗi thường gặp trên máy in và cách khắc phục cho từng lỗi. Hy vọng bài viết đã giúp được các bạn trong quá trình sửa lỗi và hẹn gặp lại trong những bài tiếp theo.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tổng hợp cách khắc phục các lỗi thường gặp trên máy in trong gia đình của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.