Bạn đang xem bài viết Tổng hợp các cách vá quần áo đơn giản, áo quần đẹp như mới mua tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Vá quần áo là kỹ năng mà có lẽ mỗi người đều nên biết dù ít hay nhiều. Đây là kỹ năng đơn giản và dễ học, giúp chúng ta ứng biến với vấn đề trang phục của mình bất cứ lúc nào. Nếu còn chưa tự tin về khả năng may vá, hãy học những cách vá quần áo đơn giản, làm cho quần áo đẹp như mới mua mà Pgdphurieng.edu.vn chỉ bạn sau đây.
Vá quần áo bằng kim chỉ
Các mũi may thông dụng trong may vá:
May mũi lược
Đặc điểm mũi may
- Mũi may chỉ giúp ổn định tạm thời vị trí phần vải sắp may. Bạn sẽ tháo bỏ lớp chỉ lược này sau khi may xong. Mục đích là để sản phẩm cuối cùng được đẹp và khi đang may mảnh vải không bị xô.
- Mũi lược sẽ may thưa, dài, không yêu cầu kỹ thuật nên không cần quá cầu kỳ. Bạn chỉ may sao thật nhanh để những mũi may chính thức được thuận lợi và chính xác.
- Để may mũi lược bạn lưu ý mũi kim cần ghim xuống mảnh vải cách nhau 0,5-1cm đường may từ phải qua trái, sau đó thực hiện may nhiều mũi cùng lúc rồi kéo kim lên khỏi mảnh vải.
Yêu cầu kỹ thuật
- Khi may mũi lược cần giữ chắc các phần vải vào vị trí muốn may.
- Mũi may không cần quá đều nhau vì sẽ được tháo ra sau khi sản phẩm hoàn thành.
- Mũi lược không được trùng các đường may chính.
May vắt hàng rào
Đặc điểm mũi may
- Bạn gấp mép vải vào với nhau làm 2 lần hoặc vắt sổ rồi lược đi một đường thưa để mảnh vải nằm.
- Thực hiện vắt hàng rào từ trái qua phải, tạo thành các mũi chỉ đan chéo nhau ở bề trái miếng vải.
Yêu cầu kỹ thuật
Chú ý khoảng cách giữa các mũi may đều nhau và có độ lớn là nhỏ.
Mũi may đột khít
Đặc điểm mũi may
- Đây là mũi may dùng kết nối các mũi may liền cạnh nhau để làm chắc phần may hơn.
- Mũi may đột khít chậm hơn với mũi tới vì phải may từng bước một, yêu cầu độ chính xác cao hơn.
- Thường dùng nhiều trong may nối hoặc may viền để bọc các mép.
- Mũi kim ghim xuống mặt vải theo thứ tự 1,2,3… Bạn chú ý khoảng cách các mũi 1-2 bằng khoảng cách giữa mũi 1-3 và bằng 1mm.
Yêu cầu kỹ thuật
May thật thẳng hàng, ngay ngắn không được để các mũi may ở trên bề mặt mảnh vải ngắn.
Không để vải bị nhăn.
Mũi may đột thưa
Đặc điểm mũi may
- Bạn thực hiện như mũi may đột khít nhưng các mũi may ở trên bề mặt phải cách nhau 1 khoảng nhất định.
- Đây là mũi may dùng trong các mũi may nối.
- Mũi kim ghim xuống vải theo thứ tự 1,2,3… nhưng khoảng cách mũi 1-3 sẽ dài hơn với mũi 1-2
- Khoảng cách mũi 1-2 bằng khoảng 1mm, mũi 1-3 khoảng 2mm. Các khoảng cách hơi giống nhau nên cần cẩn thận để không bị nhầm.
Yêu cầu kỹ thuật
- Các đường may thẳng hàng, vải không bị nhăn.
- Mũi may cần thực hiện ngắn nhưng khoảng cách phải đều.
Vá quần áo bằng máy may
Máy may đã không còn xa lạ với phụ nữ Việt và đặc biệt là những người làm trong lĩnh vực thời trang nói riêng.
Máy may hoạt động với 1 động cơ mô tơ lắp rời, liên kết trục động cơ máy quay dây curoa hoặc đai truyền lực. Máy may cơ là loại máy điều khiển thủ công với sự kết hợp của cả tay và chân. Loại máy này có tốc độ may, tỷ lệ, độ mịn đều của đường kim phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề và kỹ thuật của người thợ sử dụng.
Ưu điểm nổi trội của việc vá quần áo bằng máy may:
Máy có độ bền cao, ít hư hỏng.
Cấu trúc máy may khá đơn giản nên không tốn kém chi phí mua và bảo trì. Các linh kiện khi hỏng dễ dàng thay sửa được.
Máy phù hợp để may đơn giản, số lượng ít, không liên tục của những người may phổ thông, các bà mẹ may vá quần áo gia đình hoặc ráp nối các mẫu thiết kế.
Việc sử dụng động cơ rời giúp điều chỉnh được tốc độ may phù hợp với kỹ năng của người sử dụng. Đây là lựa chọn tốt cho người mới tập may với các kiểu may cơ bản.
Vá quần áo không cần kim chỉ
Nếu việc sử dụng kim chỉ quá phức tạp với bạn, hãy thử kiểu vá quần áo không cần kim chỉ xem sao nhé.
Vật liệu
- Bàn ủi
- Giấy vải (mếch vải – loại vải có một mặt là keo để giúp các sợi vải kết dính)
- Bình xịt nước
- 1 tấm vải mỏng
Cách làm
Bước 1 Đầu tiên, đặt miếng giấy vải to trên miếng giấy vải nhỏ và miết tay để cố định nó.
Bước 2Dùng tấm vải mỏng phủ lên trên vật cần may, nhất là nơi có giấy vải, rồi dùng bình xịt nước quanh chỗ có lỗ thủng.
Bước 3 Làm nóng bàn ủi rồi đặt lên trên chỗ lỗ thủng (khoảng 10-15s). Nhờ sức nóng của bàn ủi làm keo trên giấy vải kết dính các sợi vải với nhau. Sau đó nhấc lên, nếu thấy lỗ thủng chưa thu hẳn lại thì lặp lại các thao tác trên lần nữa.
Việc may vá mà không có kim chỉ vần khả thi phải không nào?
Vá quần áo bằng miếng dán
Miếng dán vải đã xuất hiện từ lâu trên thị trường với các thể loại, màu sắc và kích thước khác nhau, thu hút được nhiều sự chú ý của mọi người.
Công dụng miếng dán vải
Miếng dán vải giúp che đi khuyết điểm (rách, xước, vết bẩn) của quần áo.
Ngoài ra, miếng dán vải còn có tác dụng trong việc tạo kiểu, làm điệu cho những bộ trang phục thêm sặc sỡ và độc đáo hơn nhờ tạo hình các sticker siêu đáng yêu và đa dạng của mình.
Để không bị lẫn đồ đạc trong những trường hợp như ở nơi công cộng, ở trường nội trú,… bạn cũng có thể dùng miếng dán vải như một ký hiệu lên đồ dùng cá nhân của mình (túi, quần áo,…)
Ưu điểm miếng dán vải
Có 2 loại miếng dán vải keo ướt và khô.
- Miếng dán vải keo ướt khi ủi lên quần áo sẽ có lớp keo chảy ra, dính vào trang phục nhanh chóng và không bị lem ra ngoài. Lượng keo sẽ che hết các đường rách và bao đậy chúng. Loại keo này sử dụng nhanh chóng và tiết kiệm thời gian.
- Miếng dán vải keo khô cũng làm tương tự nhưng trước khi dính thì cần điều chỉnh nhiệt độ bàn ủi phù hợp và ủi đúng chỗ có miếng dán để miếng dán không bị cháy, dính chặt hơn.
Việc may vá đã trở nên không quá khó khăn rồi phải không? Hy vọng với bài viết này, bạn đã có thể học thêm được những cách may vá khác nhau để có thể ứng biến trang phục đúng lúc. Chúc bạn thực hiện thành công.
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tổng hợp các cách vá quần áo đơn giản, áo quần đẹp như mới mua tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.