Bạn đang xem bài viết Tổng hợp bảng mã lỗi tủ lạnh Samsung Inverter chi tiết nhất tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trong quá trình sử dụng tủ lạnh Samsung Inverter nhà bạn gặp phải nhiều trường hợp như màn hình tủ lạnh báo lỗi nhưng không biết sửa như thế nào? Xem ngay bài viết dưới đây để tham khảo bảng mã lỗi tủ lạnh Samsung Inverter chi tiết nhất nhé!
Xem ngay máy ổn áp với giá SỐC
Cách kiểm tra lỗi tủ lạnh Samsung Inverter đơn giản nhất
Bạn có thể phát hiện tủ lạnh Samsung Inverter lỗi bằng cách quan sát màn hình led, đèn báo hiển thị trên màn hình bảng điều khiển tủ lạnh. Nếu đèn nhấp nháy ở biểu tượng nào đó nghĩa là chúng đang gặp lỗi tại đó để bạn có thể kiểm tra xem thiết bị đang gặp phải tình trạng gì.
Các lỗi thường gặp là E1, E2, E3, Er, F1, F2, F3,… Khi tủ lạnh nhà bạn gặp những lỗi trên đèn tủ sẽ nhấp nháy ngay biểu tượng khóa tủ lạnh, đèn led nhấp nháy và màn hình báo lỗi.
Bảng mã lỗi tủ lạnh Samsung Inverter
Những mã lỗi thường gặp và có thể khắc phục tại nhà
Dưới đây là bảng tổng hợp các mã lỗi trên tủ lạnh Samsung Inverter thường gặp:
MÃ LỖI |
NGUYÊN NHÂN |
CÁCH KHẮC PHỤC |
E1 |
Lỗi ở bo mạch điều khiển của tủ lạnh. |
Mở hoặc đóng bo mạch để kiểm tra bằng cách nhấn Operation -> chọn Yes và nhấn Flashing Display Timer -> chọn Yes. Nếu bộ phận này gặp lỗi hay có dấu hiệu hư hỏng nghiêm trọng, bạn có thể tự thay thế hoặc liên hệ nhân viên kỹ thuật. |
E2 |
Lỗi ống nhiệt của dàn lạnh tủ lạnh. |
Kiểm tra ống nhiệt, nếu có hư hỏng thì liên hệ nhân viên kỹ thuật để sửa chữa hoặc thay thế. |
E3 |
Lỗi tủ lạnh rung lắc hoặc có tiếng ồn lớn trong lúc vận hành do đặt ở vị trí không cân bằng, ổn định; hoặc lỗi do quạt tủ lạnh hỏng, kẹt quạt. |
– Kiểm tra vị trí đặt tủ lạnh có cân bằng không, nếu không thì đặt lại cho chắc chắn. – Kiểm tra quạt gió có hư hỏng không, rồi sửa chữa hoặc thay thế nếu cần thiết. |
E4 |
Lỗi hoạt động bất thường ở ngăn rã đông. |
Kiểm tra rơ le nhiệt tủ lạnh, bộ phận xả đá, ống dẫn gas tủ lạnh có bị rò rỉ hay không. Liên hệ nhân viên kỹ thuật để được khắc phục nhanh chóng và an toàn. |
22E, 22C |
Mở cửa tủ lạnh quá lâu dẫn đến lỗi quạt tủ lạnh. |
Rút phích cắm của tủ lạnh và mở cửa tủ trong vài giờ rồi cắm lại tủ lạnh, đóng các cửa để tủ hoạt động bình thường. |
24E, 40E |
Chức năng rã đông của tủ bị lỗi. |
Làm tan sự tích tụ sương giá bằng máy sấy tóc, lắp ráp lại tường. Sau đó, bạn nhấn giữ nút trên bên phải và bên trái để reset lại tủ. |
21E |
Lỗi quạt ngăn đá. |
– Ngắt nguồn điện để rã đông tủ lạnh trong vòng 4 – 5 giờ, sau đó cấp nguồn điện cho tủ lạnh hoạt động lại bình thường. – Nếu tủ vẫn báo lỗi thì khả năng cao là quạt tủ lạnh của bạn đã hỏng và cần thay mới. |
25E |
Lỗi xả đá tủ lạnh. |
Thay thế bộ hẹn giờ xả đá nếu chúng hoạt động không bình thường. |
23E |
Sự cố quạt dàn ngưng. |
– Đảm bảo rằng quạt dàn ngưng của tủ lạnh vẫn đang nhận điện. – Đồng thời, bạn hãy cung cấp điện cho quạt dàn ngưng hoặc thay thế quạt nếu không có nguồn. |
26E |
Van nước hoặc máy làm đá bị hỏng. |
– Thay van nước cho tủ lạnh. – Ngoài ra, bạn cần đảm bảo rằng máy làm đá đã được bật, làm tan băng mọi tắc nghẽn ống nạp và xác minh nhiệt độ dưới 8 độ F. |
41 hoặc 42 |
Lỗi màn hình hiển thị. |
– Khởi động lại bảng điều khiển màn hình. – Nếu không khắc phục được lỗi, bạn hãy thay bảng điều khiển màn hình mới. |
41C |
Lỗi phần mềm. |
– Xác nhận rằng tủ lạnh đang được sử dụng bản cập nhật phần mềm mới nhất. – Lần đầu tiên lỗi xảy ra sau khi cập nhật, hãy nhấn vào nút OK. |
76C |
Nước được phát hiện trong ngăn tự động làm đá. |
– Ngắt điện nguồn tủ lạnh trong vòng 2 giờ và dùng khăn khô vệ sinh sạch sẽ các ngăn bên trong tủ lạnh. – Nếu khay làm đá bị nứt hoặc thủng thì bạn hãy thay cái mới. |
85C |
Mất điện trong thời gian ngắn dẫn đến điện áp thấp được phát hiện trên nguồn điện. |
Nhấn nút OK trong 3 giây. |
88 |
Lỗi điện áp hoặc nguồn. |
Rút phích cắm của tủ lạnh hoặc tắt nguồn ở bộ ngắt mạch trong 60 giây, sau đó bật lại. |
83E |
Dòng điện của máy nén bất thường. |
– Ngắt nguồn điện, chờ nhiệt độ máy nguội rồi vệ sinh sạch sẽ phía sau chỗ máy nén. – Kiểm tra quạt ngay máy nén xem chúng có còn hoạt động không. – Ngoài ra, bạn nên đặt tủ lạnh cách tường tầm 20cm để máy nén đạt hiệu quả tản nhiệt tốt nhất. |
85C |
Máy nén bị lỗi điện áp. |
– Bạn hãy kiểm tra triac nối giữa máy nén và tủ lạnh. – Bên cạnh đó, bạn hãy kiểm tra thêm rơ le tủ lạnh nữa nhé! |
86E |
Máy nén chạy quá áp. |
– Kiểm tra xem nguồn điện cấp cho tủ lạnh có ổn định hay không. – Vệ sinh sạch sẽ quạt và máy nén tủ lạnh. |
PC ER, PC CH |
Lỗi giao tiếp giữa các thành phần trong tủ lạnh. |
– Rút phích cắm của tủ lạnh hoặc tắt nguồn ở cầu dao. – Ngắt kết nối và kết nối lại dây nịt phía trên cửa, sau đó cấp lại nguồn điện cho tủ lạnh. |
OF hoặc O FF |
Tủ lạnh bị chuyển sang chế độ Làm mát hay còn được gọi là chế độ Demo hoặc Chế độ cửa hàng. |
Tìm hai nút trên cùng ở bên trái của bảng điều khiển và chạm, giữ chúng 5 – 8 giây đến khi có chuông báo. |
Ice Off |
Thùng đá không được lắp đúng cách hoặc không được lắp vào. |
Kiểm tra thùng đá xem chúng đã được lắp vào đúng vị trí chưa, có vật gì cấn vào chúng không. Tháo thùng đá ra và lắp lại vào đúng vị trí. |
Những mã lỗi mà bạn cần sự giúp đỡ từ thợ sửa tủ lạnh
Ngoài ra, có một số lỗi phức tạp cần nhờ đến sự trợ giúp từ nhân viên kỹ thuật chuyên sửa tủ lạnh, bao gồm:
- Lỗi 5E: Cảm biến rã đông tủ lạnh gặp sự cố.
- Lỗi 8E: Cảm biến bộ làm đá (hay Ngăn đông) gặp sự cố.
- Lỗi 14E: Cảm biến máy làm đá gặp sự cố.
- Lỗi 33E: Máy sưởi ống nước đá của tủ gặp sự cố.
- Lỗi 39E, 39C: Chức năng máy làm đá của tủ có vấn đề.
- Lỗi 40E, 40C: Sự cố ở quạt phòng băng.
- Lỗi 84C: Lỗi ở khóa máy nén.
Các mã lỗi F0 trên tủ lạnh Samsung Side By Side:
-
F0 03: Lỗi ở IM đơn vị.
-
F0 04: Lỗi Freezer ngăn rã đông.
-
F0 05: Lỗi IM cảm biến.
-
F0 07: Lỗi quá dòng không bình thường.
-
F0 08: Lỗi Compressor bị chậm.
-
F0 09: Lỗi máy nén tủ lạnh không thông chuyển mạch.
-
F0 11: Lỗi tốc độ động cơ tăng lên khi không máy nén.
-
F0 12: Lỗi FR mô-tơ quạt.
-
F0 13: Lỗi không quạt thường.
-
F0 14: Lỗi ở nguồn cung cấp điện áp.
-
F0 16: Lỗi RR động cơ quạt.
-
F0 17: Lõi ở các ngăn tủ lạnh rã đông.
-
F0 18: Lỗi ở van ba chiều hoặc bất thường chu kỳ.
Các mã lỗi F1 trên tủ lạnh Samsung Inverter:
- F1 01: Lỗi cảm biến đông lạnh.
- F1 02: Lỗi cảm biến ngăn lạnh.
- F1 03: Lỗi TC cảm biến.
- F1 04: Lỗi cảm biến rã đông lạnh.
- F1 06: Lỗi chuyển đổi cảm biến nhiệt độ.
- F1 10: Lỗi cảm biến rã đông lạnh.
Các mã lỗi F3 trên tủ lạnh Samsung nói chung:
- F3 01: Lỗi Freezer ngăn không lạnh.
- F3 02: Lỗi các ngăn tủ lạnh không lạnh.
Những mã lỗi nhận biết thông qua đèn nháy ở bo mạch điều khiển
Một số mã lỗi nhận biết qua đèn nháy ở bo mạch điều khiển trên tủ lạnh Samsung Inverter:
- Đèn nháy 2lần: Lỗi cảm biến phá băng.
- Đèn nháy 3 lần: Lỗi cảm biến ngoài trời.
- Đèn nháy 6 lần: Lỗi cảm biến ở ngăn mát.
- Đèn nháy 9 lần: Lỗi ở biến trở của tủ.
- Đèn nháy 10 lần: Lỗi ở bo mạch công suất.
- Đèn nháy 11 lần: Lỗi ở quạt tủ lạnh.
- Đèn nháy 14 lần: Lỗi giao tiếp của tủ.
Cách nhận biết bảng mã lỗi nhờ vào đèn bo mạch công suất
Dựa vào dấu hiệu đèn bo mạch công suất, bạn có thể xác định ý nghĩa một số mã lỗi liên quan như sau:
- Đèn nháy 3 lần: Lỗi thiếu pha.
- Đèn nháy 5 lần: Lỗi điện áp OVP thấp.
- Đèn LED nháy 6 lần: Lỗi điện áp OVP cao.
Dấu hiệu nhận biết báo hiệu tủ lạnh đã hoạt động bình thường
Sau khi kiểm tra và khắc phục lỗi trên tủ lạnh Samsung Inverter, bạn cắm phích để tủ hoạt động trở lại. Nếu tủ chạy êm ái, không có tiếng ồn hay tiếng lộp cộp của hộp rơ le, không rung lắc, không có tiếng gas lỏng phun nghĩa là thiết bị đã hoạt động bình thường.
Trên đây là bài viết tổng hợp mã lỗi và cách khắc phục trên tủ lạnh Samsung Inverter đầy đủ và chính xác nhất. Mọi thắc mắc vui lòng để lại bình luận bên dưới để Pgdphurieng.edu.vn giải đáp cho bạn nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tổng hợp bảng mã lỗi tủ lạnh Samsung Inverter chi tiết nhất tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.