Bạn đang xem bài viết Tỏi có mấy loại? 6 loại tỏi phổ biến nhất ở Việt Nam tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tỏi có chứa loại kháng sinh tự nhiên giúp ngăn ngừa rất nhiều vấn đề sức khỏe. Chúng ta không thể phủ nhận mức độ phổ biến và khả năng ứng dụng của loại cây này.
Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, điều kiện tự nhiên thì Việt Nam là nơi lý tưởng để trồng tỏi. Mỗi vùng miền đều cho ra một loại tỏi với hương vị và hình dạng khác nhau. Bài viết hôm nay Pgdphurieng.edu.vn sẽ giúp các bạn phân biệt các loại tỏi ấy cũng như cách bảo quản và những lưu ý khi sử dụng.
Tỏi có mấy loại? 6 loại tỏi phổ biến nhất ở Việt Nam
Tỏi Lý Sơn
Nhắc đến vùng đất Lý Sơn thì không ai không biết đến loại tỏi này, đây cùng là một trong đặc sản Lý Sơn. Chúng có lớp vỏ màu trắng, kích thước củ cỡ vừa, mỗi tép tỏi rất đều và chắc, kích thước từ 2 – 6 cm. Loại tỏi cơ đơn Lý Sơn có mùi thơm, và không nồng như các loại tỏi khác, không hăng ngay cả khi ăn sống.
Giá tỏi Lý Sơn trên thị trường dao động từ 70.000 – 90.000 đồng/kg (giá cập nhật vào tháng 8/2021).
Tỏi cô đơn túi 300g: Giá khoảng 40.000đ/túi
Tỏi Phan Rang
Đây là một đặc sản Phan Rang được ưa chuộng và thường được mua về làm quà. Tỏi Phan Rang có vị cay rất nồng và đặc biệt. Chúng sau khi được thu hoạch sẽ được phơi dưới nắng để lớp vỏ ngoài bong ra, chỉ còn lại một lớp vỏ lụa mỏng. Sau đó, tỏi sẽ được cột theo chùm và mang đi bán.
Do đặc điểm vùng miền nóng gắt nên tép tỏi chúng khá nhỏ và chắc. Ngoài ra, điểm đặc biệt là tỏi Phan Rang không thể trồng ở nơi khác. Giá tỏi khoảng từ 80.000 – 120.000 đồng/kg.
Tỏi Hải Dương
Nhắc tới Hải Dương không ai là không biết đến loại tỏi đặc sản này. Củ tỏi Hải Dương khá to và chắc, hương vị rất cay nồng và có nhiều người thích nét đặc trưng của loại tỏi này.
Loại tỏi này có thể giữ được mùi vị lên đến 12 tháng nếu được bảo quản đúng cách. Giá tỏi Hải Dương được dao động từ 50.000 – 60.000 đồng/kg..
Tỏi Điện Biên
Tỏi Điện Biên với điểm đặc biết là vẻ bề ngoài mỗi củ chỉ có 1 tép. Tỏi có vị cay thơm nồng, đây là loại tỏi có chứa nhiều tinh dầu. Kích thước nhỏ và hình bầu dục. Tỏi Điện Biên có giá dao động từ 50.000 – 70.000 đồng/kg.
Tỏi Khánh Hòa
Tỏi Khánh Hoà được trồng ở huyện Ninh Hoà, có nguồn gốc từ tỏi Lý Sơn, giá thành rẻ hơn tỏi Lý Sơn. Vỏ tỏi có màu trắng, kích thước nhỏ, mùi cay dịu. Giá tỏi Khánh Hoà dao động từ 50.000 – 70.000 đồng/kg.
Tỏi Đà Lạt
Tỏi Đà Lạt có đặc điểm là củ rất to mà giá thành lại phải chăng. Vỏ ngoài có màu nâu tím hoặc màu kem pha sọc tím, củ dài, chắc, mùi thơm và độ cay không bằng tỏi Phan Rang hay Lý Sone nhưng tỏi Đà Lạt vẫn được sử dụng khá phổ biến. Bạn có thể tìm mua tỏi tại các chợ với mức giá khoảng từ 90.000 – 120.000 đồng/kg.
Cách bảo quản tỏi tươi
Việc chọn tỏi rất quan trọng vì tỏi càng tươi thì thời gian sử dụng càng lâu. Củ tỏi mềm là đã chín quá và thể để được lâu. Nên mua tỏi lớp vỏ bóng không nhăn nheo, không có dấu hiệu mọc mầm vì ăn sẽ bị ngộ độc.
Nên bảo quản tỏi nơi thoáng mát, không bị ẩm, tránh ánh nắng trực tiếp
Để bảo quản tỏi thì nơi phơi ở nơi thoáng mát, không để trong tủ lạnh sẽ bị mốc. Nên bảo quản tỏi nơi thoáng mát, không bị ẩm, tránh ánh nắng trực tiếp. Ngoài ra, bạn có thể dùng rổ, dây, lưới có lỗ thông hơi để bảo quản
Lưu ý khi dùng tỏi
Không sử dụng những tép tỏi đã tách củ quá lâu.
Khi tỏi đã được bóc từ củ thì nên sử dụng trong thời gian ngắn để tỏi giữ nguyên hương vị. Lời khuyên đặt ra chính là tỏi đã bóc từ củ nên dùng trong thời gian từ 3 đến 10 ngày để tỏi luôn giữ nguyên hương vị.
Người có vấn đề về gan không nên dùng tỏi
Tuy tỏi có tác dụng kháng khuẩn, diệt virus nhưng nếu bạn có vấn đề về gan thì không nên ăn. Tỏi có tính nóng, vị cay, làm nóng gan, lâu dài sẽ gây tổn thương cho gan.
Không ăn tỏi khi mắc bệnh dạ dày
Trong tỏi chứa lượng axit không thích hợp cho những người bị bệnh dạ dày. Nếu ăn tỏi sẽ gây ra những tác dụng phụ như buồn nôn, khó tiêu, trào ngược,…
Người có bệnh về mắt không nên ăn
Người có bệnh liên quan tới mắt, thị lực yếu không nên ăn nhiều tỏi vì tỏi có thể kích thích mắt, dễ gây viêm bầu mắt, viêm kết mạc mắt.
Xem thêm: Hành lá, hành tây, hành tím, tỏi: Loại củ nào bổ dưỡng hơn?
Qua bài viết trên, Pgdphurieng.edu.vn đã cung cấp đến bạn thông tin của 6 loại củ tỏi phổ biến nhất ở Việt Nam. Đừng quên theo dõi Pgdphurieng.edu.vn để cập nhật thêm những bài viết hữu ích!
có thể bạn quan tâm:
Phân biệt tỏi cô đơn Lý Sơn và tỏi Trung Quốc trà trộn
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tỏi có mấy loại? 6 loại tỏi phổ biến nhất ở Việt Nam tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.