Giải Toán lớp 5: Hình hộp chữ nhật, Hình lập phương giúp các em học sinh lớp 5 tổng hợp toàn bộ lý thuyết quan trọng, cùng đáp án và lời giải chi tiết của 3 bài tập trong SGK Toán 5 trang 107, 108 để rèn kỹ năng giải bài tập, ngày càng học tốt môn Toán lớp 5.
Giải Toán lớp 5 trang 107, 108 được trình bày chi tiết, khoa học còn giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án bàiHình hộp chữ nhật, Hình lập phương của Chương 3: Hình học cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
Đáp án Toán 5 trang 108
Bài 1
Số mặt, cạnh, đỉnh Hình |
Số mặt | Số cạnh | Số đỉnh |
Hình hộp chữ nhật | 6 | 12 | 8 |
Hình lập phương | 6 | 12 | 8 |
Bài 2:
a) AB = MN = QP = DC; AD = MQ = BC = NP; AM = BN = CP = DQ
b) MNPQ = 18cm2, ABNM = 24 cm2, BCPN = 12cm2
Bài 3: Hình A là hình hộp chữ nhật; Hình C là hình lập phương.
Hướng dẫn giải bài tập Toán 5 trang 108
Bài 1
Viết số thích hợp vào ô trống:
Số mặt, cạnh, đỉnh Hình |
Số mặt | Số cạnh | Số đỉnh |
Hình hộp chữ nhật | |||
Hình lập phương |
Phương pháp giải
Dựa vào lý thuyết về hình hộp chữ nhật và hình lập phương. Các em học sinh tìm số mặt, số cạnh, số đỉnh của hình lập phương.
Gợi ý đáp án:
Số mặt, cạnh, đỉnh Hình |
Số mặt | Số cạnh | Số đỉnh |
Hình hộp chữ nhật | 6 | 12 | 8 |
Hình lập phương | 6 | 12 | 8 |
Bài 2
a) Hãy chỉ ra những cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật (hình bên).
b) Biết hình hộp chữ nhật có chiều dài 6 cm, chiều rộng 3 cm, chiều cao 4 cm. Tính diện tích mặt đáy MNPQ và các mặt bên ABNM và BCPN.
Phương pháp giải
Mặt đáy MNPQ và các mặt bên ABNM, BCPN đều là hình chữ nhật.
Áp dụng công thức: diện tích hình chữ nhật = chiều dài x chiều rộng
Gợi ý đáp án:
a) Những cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật là:
AB = MN = QP = DC
AD = MQ = BC = NP
AM = BN = CP = DQ
b) Diện tích mặt đáy MNPQ là:
6 × 3 = 18 (cm2)
Diện tích của mặt bên ABNM là:
6 × 4 = 24 (cm2)
Diện tích của mặt bên BCPN là
4 × 3 = 12 (cm2)
Đáp số: 18cm2, 24 cm2, 12cm2
Bài 3
Trong các hình dưới đây hình nào là hình hộp chữ nhật hình nào là hình lập phương?
Phương pháp giải
Quan sát hình vẽ và dựa vào cách tính chất của hình hộp chữ nhật, hình lập phương để xác định hình nào là hình hộp chữ nhật, hình nào là hình lập phương.
Gợi ý đáp án:
Hình A là hình hộp chữ nhật (vì có ba kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao).
Hình C là hình lập phương (vì có 6 mặt là hình vuông bằng nhau).
Nói thêm: hình lập phương là một hình hộp chữ nhật đặc biệt có ba kích thước bằng nhau nên ta cũng có thể coi hình C là một hình hộp chữ nhật.
Lý thuyết Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương
1. Hình hộp chữ nhật
Hình hộp chữ nhật có sáu mặt (như hình vẽ): Hai mặt đáy (mặt 1 và mặt 2) và bốn mặt bên (mặt 3, mặt 4, mặt 5, mặt 6) đều là hình chữ nhật.
Mặt 1 bằng mặt 2; mặt 3 bằng mặt 5; mặt 4 bằng mặt 6.
– Hình hộp chữ nhật có tám đỉnh và mười hai cạnh.
Ví dụ: Cho hình hộp chữ nhật như hình vẽ:
Hình hộp chữ nhật trên có:
+) Tám đỉnh là: đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C, đỉnh D, đỉnh M, đỉnh N, đỉnh P, đỉnh Q.
+) Mười hai cạnh là: cạnh AB, cạnh BC, cạnh CD, cạnh DA, cạnh MN, cạnh NP, cạnh PQ, cạnh MQ, cạnh AM, cạnh BN, cạnh CP, cạnh DQ.
Hình hộp chữ nhật có ba kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao.
2. Hình lập phương
- Hình lập phương có sáu mặt là các hình vuông bằng nhau.
- Hình lập phương có tám đỉnh và mười hai cạnh.
Chú ý: Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có chiều dài, chiều rộng và chiều cao bằng nhau.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán lớp 5: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương trang 107 Giải Toán lớp 5 trang 107, 108 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.