Toàn bộ đề xuất cải tiến chữ viết ‘Tiếng Việt’ thành ‘Tiếq Việt’ của PGS Bùi Hiền nhận được nhiều ý kiến từ dư luận xã hội. Đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt từ 38 xuống còn 31 chữ. Cụ thể, PGS Bùi Hiền đề xuất bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành, bổ sung thêm một số chữ cái tiếng Latin như F, J, W, Z và thay đổi 11 chữ cái hiện có trong bảng chữ cái hiện hành. Ví dụ “Luật giáo dục” sẽ viết thành “luật záo zụk”, “ngôn ngữ” là “qôn qữ”, “ngoại ngữ” sẽ thành “quại qữ”.
Bên cạnh đó, thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có trong bảng trên, cụ thể: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Vì âm “nhờ” (nh) chưa có kí tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng kí tự ghép n’ để biểu đạt.
Cách chuyển đổi chữ “Tiếng Việt” thành “Tiếq Việt” gây sốt
Cải tiến CHỮ QUỐC NGỮ (Phần I)
Ngày 18-9-1924, khi toàn quyền Đông Dương kí Nghị định cho phép dạy chữ quốc ngữ bắt buộc ở 3 lớp đầu cấp Tiểu học là: lớp đồng ấu, lớp dự bị và lớp sơ đẳng trong toàn cõi Việt Nam. Tiếp sau đó là các trường dân lập như Đông Kinh Nghĩa Thục, Trí Tri…, và nhất là các tờ báo tiếng Việt, các nhà xuất bản, các hội văn học-nghệ thuật… đồng loạt sử dụng chữ quốc ngữ làm công cụ chủ yếu truyền tải các thông tin chính trị-xã hội, tuyên truyền, phổ biến khuynh hướng văn hoá-tư tưởng của mình. Đặc biệt thấy rõ được ý nghĩa và tác dụng của chữ quốc ngữ, những nhà hoạt động văn hoá-giáo dục tiến bộ đã nắm thời cơ xuất bản các tờ báo, tạp chí, mở các nhà xuất bản cho in sách báo tài liệu, thành lập Hội truyền bá chữ quốc ngữ để thúc đẩy nhanh chóng việc phổ cập chữ quốc nhữ trong mọi tầng lớp nhân dân… Sau Cách mạng tháng Tám chữ quốc ngữ mặc nhiên được Quốc hội và Chính phủ sử dụng như một loại chữ viết chính thức thống nhất trong cả nước, từ các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, thông tin-tuyên truyền đến các cơ sở văn hoá, giáo dục. Trải qua gần 1 thế kỉ , chữ quốc ngữ vẫn giữ nguyên tự dạng và chức năng, giá trị của các con chữ buổi ban đầu, mặc dù cũng đã không phải một lần được các nhà ngôn ngữ, các học giả chỉ ra những nhược điểm, bất hợp lí, bất tiện của chữ quốc ngữ hiện hành, đồng thời cũng đã có nhiều ý kiến, nhiều phương án đề nghị cải tiến, nhưng đều không được nhà nước xem xét và chấp nhận. Song thực tiễn tiếng Việt hiện đại vẫn đang phát triển và hàng ngày lại phát sinh các vấn đề rắc rối mới, đặc biệt là trong giai đoạn hoà đồng tiếng nói, chữ viết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam và trong quá trình Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với cộng đồng ngôn ngữ các nước trên thế giới. Những thay đổi trong cách viết tiếng Việt hiện nay đang diễn ra hết sức phức tạp, thậm chí là khá hỗn loạn, khiến cho công năng và hiệu lực của chữ quốc ngữ, công cụ văn hoá-trí tuệ sắc bén nhất và mạnh nhất của người Việt bị giảm sút tới mức cần báo động. Thiết nghĩ không cần nêu dẫn chứng các hiện tượng lộn xộn về chữ in, chữ viết trong các văn bản của nhà nước, các cơ quan báo chí, các thư tín của công dân cho mất thì giờ…, vì tất cả mọi người đều đã thấy quá rõ.
Xin so sánh và tổng hợp để thấy bức tranh chữ quốc ngữ hiện nay:
Bảng chữ cái và cách thể hiện hệ thống ngữ âm tiếng Việt chính thống xưa nay:
Bảng chữ cái :
Tổng cộng: 29 chữ cái đơn:
A Ă Â B C D Đ E Ê G H I K L M
N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V X Y
33 âm vị cơ bản được biểu đạt bằng những 38 chữ cái đơn và
tổ hợp 2-3 chữ cái :
A Ă Â B C CHD Đ E Ê G GHGI H I K KH L
M N NGNGHNH O Ô Ơ P Q R S T THTR U
Ư V X Y
6 thanh (bằng, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng)
Chỉ riêng trong nội bộ bảng chữ cái nguyên thuỷ này đã cho thấy có nhiều điểm bất hợp lí được thừa kế từ tập quán, truyền thống của chữ La tinh, chữ Bồ Đào Nha và chữ Pháp do chúng có các mối liên hệ về nguồn gốc xuất xứ họ hàng, về nội hàm ý nghĩa với nhau trong cả hệ thống không thể thoát ra ngoài được. Thế nhưng các chữ cái trong hệ thống chữ quốc ngữ của Việt Nam lại không có liên quan gì với nhau, mà chỉ là cách ghi âm ngẫu nhiên các âm vị của các phương ngữ (chí ít cũng là ngữ âm tiếng Đàng Ngoài và tiếng Đàng Trong) trong tiếng Việt, vậy mà chữ quốc ngữ của chúng ta cứ phải lưu giữ và tuân thủ một cách máy móc những bất hợp lí đó :
– Dùng 2-3 chữ cái để biểu đạt 1 âm vị phụ âm (theo ngữ âm cơ bản của tiếng thủ đô Hà Nội, được chúng tôi lấy làm ngữ âm chuẩn của tiếng Việt):
C – K – Q biểu thị 1 âm cờ như : cuốc – quốc; ca – kali
D – GI – R biểu thị một âm dờ như : da – gia – ra; dải – giải – rải
G – GH biểu thị một âm gờ như : ga – ghi; gô – ghe
S – X biểu thị một âm xờ như : sa – xa; súc – xúc, sản xuất
NG – NGH biểu thi một âm ngờ như : nga – nghe; ngư – nghìn
NH biểu thị một âm nhờ như: nhà – nhiên; nhông – nhanh
PH biểu thị 1 âm phờ như : pha – phê; phông – phúc
CH – TR biểu thị một âm chờ như : cha – tra; chung – trung
– Ngược lại cũng có trường hợp dùng 1 chữ cái để biểu thị các âm khác nhau như: c = cờ và xờ (ca – ceo – centimet), g = gờ và dờ (ga – gia), d = dờ và đờ ( da – sôda), r = dờ và rờ (ra vào – rađiô) , s = sờ và dờ (sa – composit)…
Ngoài ra, trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Việt (Kinh) với các ngôn ngữ dân tộc thiểu số có chữ viết đã La tinh hoá, đặc biệt là với một vài tiếng nước ngoài phổ biến thuộc khu vực chịu ảnh hưởng chữ viết La tinh như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, vv…, nhiều người đã tự ý dùng một số chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của các thứ tiếng đó để bổ sung cho tiếng Việt trong bài viết của mình như : fi-lê, fim, sun-fat, Ja-va, ja-ket, jăm-bông, jin, ben-zen, Đăk Lăk, crôm, gra-nit, krưm, prô-tit, sta-to, stơ-re-sơ, trô-pi-can, H’mông, M’nông, Xrê-pốc, Plei-ku…, hoặc tự ý giữ nguyên giá trị của một vài chữ cái tiếng nước ngoài mà không thay đổi cho đúng với giá trị âm vị của chữ cái tiếng Việt như:
a-di-da, sô-da, radio, video, gen, lô gich, logistic,…
Tất cả những hiện tượng không thống nhất, không theo một nguyên tắc chung nào đã và đang gây khó khăn cho người đọc, cũng như người viết, nhiều khi còn khiến cho hiểu nhầm hoặc không hiểu được chính xác nội dung thông tin. Tình hình chứng tỏ bộ chữ cái hiện hành không còn đáp đứng được đầy đủ những nhu cầu biểu đạt một cách chính xác, thống nhất, đơn giản các nội dung cần thiết trên văn bản của người viết và người đọc. Thực tiễn đó đòi hỏi có giải pháp kịp thời nhằm lập lại trật tự đối với hệ thống chữ viết quốc gia để nó trở thành một công cụ sắc bén và thực sự hữu hiệu trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học, giáo dục của nước nhà tại thời điểm hội nhập sâu rộng với thế giới về mọi mặt.
Để góp phần giải quyết dứt điểm vấn đề bức xúc này tôi xin kiến nghị một phương án sau đây làm cơ sở để mọi người cùng tham khảo, góp ý kiến và tiến tới xác định một phương án tối ưu trình Nhà nước.
I. Những nguyên tắc chung:
- Tạm thống nhất lấy tiếng thủ đô Hà Nội làm cơ sở ngữ âm cho việc xác định danh mục bảng chữ cái tiếng Việt (tiếng Kinh) vì tiếng Hà Nội là tiếng nói văn hoá thủ đô Hà Nội có hầu hết các âm vị cơ bản cùng với 6 thanh điệu chuẩn của tiếng Việt, nên mọi người Việt Nam đều nghe hiểu mà không gặp trở ngại gì lớn. Đây cũng là thông lệ của hầu hết các nước có nhiều phương ngữ lớn lựa chọn tiếng thủ đô làm tiếng chính thức cho cả nước.
- Tuân thủ nguyên tắc của chữ viết biểu thị âm thanh (hay còn gọi chữ ghi âm) , chứ không biểu đạt ý nghĩa (chữ ghi hình hoặc ghi ý), nên cần đảm bảo mỗi âm chỉ được biểu đạt bằng một chữ cái (kí tự), và ngược lại mỗi chữ cải chỉ được biểu đạt một âm tương ứng. Phương án tối ưu là loại bỏ hết các tập hợp 2-3 phụ âm cùng biểu thị một âm vị để tuân thủ triệt để nguyên tắc : 1 âm – 1 chữ.
II. Những quy tắc tạo lập bảng chữ cái cải tiến:
1. Giữ lại toàn bộ bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành (trừ chữ Đ đ loại ra)::
A Ă Â B C D E Ê G H I K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V X Y
2. Bổ sung thêm một số chữ cái tiếng La tinh: F, J, W, Z.
3. Thay đổi giá trị âm vị của 11 phụ âm và tổ hợp phụ âm hiện có trong bảng trên:
Cc = CH ch, TR tr ; Dd =Đ đ ; Gg =G g, GH gh ; Ff = PH ph; Kk = C c, K k, Q q ; Qq = TH th; Rr = R r, Ss = S s, X x ; Xx = KH kh ; Ww =NG ng, NGH ngh; Zz = D d, GI gi, R r,
4. Tạo thêm một chữ cái mới cho âm vị “nhờ” [N’, n’]. Trong khi chữ cái mới chưa có trên bàn phím chữ La tinh của máy tính, chúng tôi tạm giữ tổ hợp 2 phụ âm “NH nh” như cũ. Dạng chữ cái mới được tạo lập bằng cách cắt bỏ một nét trước của chữ N, n, và đem nét chữ còn lại ghép liền vào chữ H, h như dưới đây:
Cách chuyển đổi giá trị âm vị phụ âm giữa 2 bảng chữ mới và chữ cũ (hệ thông nguyên âm chưa nghiên cứu xong, nên tạm dùng các dạng chữ cũ để viết các nguyên âm ):
Chữ cái |
Âm |
Ví dụ |
Tương Tương đương cách viết chữ cũ |
A a |
a |
an, tan |
A a : an, tan |
Ă ă |
á |
ăn, tăm |
Ă ă : ăn, tăm |
 â |
ớ |
ơn, kơn |
Ơ ơ : ơn, cơn |
B b |
bờ |
ba, ban |
B b : ba, ban |
C c |
cờ |
ca, câu |
CH ch, TR tr : cha – tra, châu – trâu |
D d |
dờ |
da da |
Đ đ : đa đa |
E e |
e |
em, té |
E e : em, té |
Ê ê |
ê |
êm, mê |
Ê ê : êm, mê |
F f |
fờ |
fa, fim |
PH ph : pha, phim |
G g |
gờ |
ga, ge, gi |
G g, GH gh : ga, ghe, ghi |
H h |
hờ |
hà, hòm |
H h : hà, hòm |
I i |
i |
im, tim |
I i : im, tim |
J j |
jờ |
jip, ja-ket, jun |
J j, GI gi : jip, gip, ja-ket, gia-ket, jun |
K k |
kờ |
ka kao, ka-li, kôk, kuôk |
C c, K k, Q q: ka kao, ca cao, ka-li, ca-li, cốc, cuốc, quốc |
L l |
lờ |
la, lên |
L l : la, lên |
M m |
mờ |
ma, làm |
M m : ma, làm |
N n |
nờ |
na, nan |
N n : na, nan |
?NH ?nh |
nhờ |
?à, ?an, ?a? |
NH nh : nhà, nhan, nhanh |
O o |
o |
no, nom |
O o : no, nom |
Ô ô |
ô |
nô, ô tô, kuô |
Ô ô : nô, ô tô, cua |
Ơ ơ |
ơ |
mơ, cơm, kươ |
Ơ ơ : mơ, cơm, cưa |
P p |
pờ |
pin, cáp |
P p : pin, cáp |
Q q |
qờ |
qa, qan, qìn |
TH th : tha, than, thìn |
R r |
rờ rung |
ra-da, u-ran, rơ-mook |
R r : ra-da, u-ran, rơ-mooc |
S s |
sờ |
sa, su, sưa |
S s, X x : sa, xa, su, xu, sưa, xưa |
T t |
tờ |
tờ, tát, tốp |
T t : tờ, tát, tốp |
U u |
u |
um tùm, vun |
U u : um tùm, vun |
Ư ư |
ư |
tư, mứt, bướm |
Ư ư : tư, mứt, bướm |
V v |
vờ |
va, vào, vật vã |
V v : va, vào, vật vã |
W w |
wờ |
wa, wan, wỗw, we, wìn |
NG ng, NGH ngh : nga, ngan, ngỗng, nghe , nghìn |
X x |
xờ |
xô, xoan |
KH kh : khô, khoan |
Y y |
y |
y, yên, ty, tuy |
Y y : yên, ty, ti, tuy |
Z z |
zờ |
za, zời, zun |
D, GI gi, R r : da, gia, ra, dời, giời, rời, dun, giun, run |
Tổng cộng có 21 chữ cái (gồm sả 4 chữ La tinh và 1 chữ cái mới) biểu thị đúng 21 âm vị phụ âm của tiếng Việt được dùng làm chất liệu để tạo nên các đơn vị chữ viết từ cấp độ âm vị và âm tiết tiếng Việt.
Một đặc điểm quan trọng của âm tiết tiếng Việt là bao giờ cũng chỉ có 1 phụ âm đầu hoặc không có, và cũng chỉ có 1 phụ âm cuối hoặc không có trong các âm tiết.
Tuy nhiên do nhu cầu biểu đạt chính xác hơn một số yếu tố ngữ âm ngoại lai từ các tiếng dân tộc và tiếng nước ngoài như các tổ hợp 2-3 phụ âm đứng đầu âm tiết (blôk, Brâu, Bru, Bru-nây, Bra-zin, Hrê, Krưm, glu-cô, gra-nit, pla-tin, Plei-ku, prô-tê-in, sta-to, stres…), hoặc các phụ âm đứng cuối âm tiết (fi-nal, la-ser, dis-co…) đã được dùng khá phổ biến trong thực tế, vì vậy nhất thiết cần phải đưa các trường hợp như trên thành các quy định trong Bản quy tắc chính tả chính thức của tiếng Việt cải tiến.
Tóm lại, phương án cải tiến chữ quốc ngữ theo cách đọc và ghép vần mới này có thể đem lại những lợ ích rõ ràng có thể ghi nhận như sau :
– Thống nhất được chữ viết cho cả nước khi trở thành chính thức.
– Loại bỏ được hầu hết các thiếu sót, bất cập, không nhất quán trước đây thường gây khó khăn cho người dùng và rất dễ dẫn tới những lỗi chính tả không đáng có cho mọi người viết, nhất là giúp cho học sinh chút bỏ được nỗi ám ảnh vì lo sợ phạm lỗi : s – x, ch – tr, d – gi –r, ng – ngh, vv…
– Tiết kiệm được thì giờ, công sức, vật tư trong quá trình tạo lập văn bản trên giấy, trên máy tính.
– Rút ngắn hẳn thời gian cho mọi người bắt đầu học (nhất là học sinh, người dân tộc và người nước ngoài) có thể nắm chắc bảng chữ cái cải tiến, nhanh chóng thành thạo cách viết và đọc văn bản tiếng Việt mới.
– Tạo điều kiện thuận lợi cho người đã biết chữ dễ dàng chuyển đổi từ cách viết và đọc chữ quốc ngữ cũ sang chữ quốc ngữ mới : chỉ từ 30’ – 1h là có thể xoá được « nạn mù chữ », chứ không phải mất 1-2 năm như trước.
Thực tế đã có những học sinh, người lớn chỉ sau 1 buổi đến 1 ngày đã dùng chữ cải tiến để viết thư qua mạng cho tôi trong những ngày qua. Tất cả đều không mắc lỗi chính tả nào cả.
– Hoàn toàn có thể tiếp tục sử dụng toàn bộ kho tư liệu, sách báo hiện có cho đến hết đời mỗi người đã học chữ quốc ngữ, mà không cần phải in lại, nên không hề gây tốn phí in ấn gì cả. Chỉ cần in những tài liệu, sách báo mới thôi cho tất cả mọi người đã xoá xong « nạn mù chữ mơi » trong 1 giờ đến 1 ngày. Như vậy mọi người sẽ sử dụng được song song cả hai loại tài liệu mà không hề gặp khó khăn trở ngại gì.
Song để đạt được những điều trên nhất thiết phải khắc phục được dị ứng của tập quán, thói quen cũ và kiên trì thiết lập thói quen mới, cảm nhận bình thường đối với hệ thống chữ viết mới, mà thực chất đó vẫn là những con chữ cũ rất quen thuộc, nhưng được thay đổi giá trị và cách tổ hợp chúng lại một cách đơn giản và ngắn gọn hơn.
Để mọi người có thể tự trải nghiệm, xin hãy làm quen rồi tự học thuộc giá trị âm vị của những phụ âm đơn và phụ âm ghép cũ sang cách đọc mới của các phụ âm đơn tương ứng : C c = ch, tr ; K k = k, c, q ; G g = g, gh ; Q q = th ; S s = s, x ; W w = ng, ngh ; X x = kh ; Z z = d, gi, r…
Xin cùng so sánh một văn bản được viết bằng hai kiểu chữ hiện thời và cải tiến (vì chưa chế tác tự dạng mới cho bàn phím cũ theo mẫu trên cho âm vị « nhờ » nên tạm dùng 2 kí tự « nh » như cũ:
Trích
LUẬT GIÁO DỤC.
Điều 7. Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số; dạy ngoại ngữ.
- Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Thủ tướng chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
- Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
- Ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác cần đảm bảo để người học được học liên tục và có hiệu quả. (17 dòng)
LUẬT ZÁO ZỤK
Diều 7. Wôn wữ zùw cow nhà cườw và kơ sở záo zụk xák; zạy và họk tiếw nói, cữ viết kủa zân tộk qiểu số; zạy woại wữ.
1. Tiếw Việt là wôn wữ cính qứk zùw cow nhà cườw và kơ sở záo zụk xák. Kăn kứ vào mụk tiêu záo zụk và yêu kầu kụ qể về nội zuw záo zụk, Qủ tướw cính fủ kuy dịnh việk zạy và họk bằw tiếw nướk woài cow nhà cườw và kơ sở záo zụk xák.
2. NHà nướk tạo diều kiện dể wười zân tộk qiểu số dượk họk tiếw nói, cữ viết kủa zân tộk mìnhnhằm zữ zìn và fát huy bản sắk văn hoá zân tộk, zúp co họk sinh wười zân tộk qiểu số zễ zàw tiếp qu kiến qứk xi họk tập cow nhà cườw và kơ sở záo zụk xák. Việk zạy và họk tiếw nói, cữ viết kủa zân tộk qiểu số dượk qựk hiện qeo kuy dịnh kủa Cính fủ.
3. Woại wữ kuy dịnh cow cươw cình záo zụk là wôn wữ dượk sử zụw fổ biến cow zao zịk kuốk tế . Việk tổ cứk zạy woại wữ cow nhà cườw và kơ sở záo zụk xák kần dảm bảo dể wười họk liên tụk và kó hiệu kuả. (15 dòng)
(Kết quả đạt tỉ lệ : 13/15 dòng.Rút ngắn được trên 8% giấy viết).
Tài liệu tham khảo chính:
1. Hoàng Tiến. Chữ quốc ngữ và cuộc cách mạng chữ viết đầu thế kỉ 20. (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước – Kí hiệu: KX 06-17)
2. Bùi Hiền. Đề xuất phương án cải tiến chữ quốc ngữ. Giáo dục và Thời đại, số 72, 8/9-1995.
Cải tiến CHỮ QUỐC NGỮ (phần II)
Bùi Hiền
Trong phần I chúng tôi mới chỉ đề cập đến việc cải tiến hệ thống phụ âm theo đúng nguyên tắc : “mỗi chữ cái chỉ biểu đạt một âm vị và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái biểu đạt”. Và thực tế đã cho thấy hệ thống phụ âm cải tiến của tiếng Việt đã thể hiện được chính xác và nhất quán nguyên tắc này, nên tạo ra được bước tiến nhảy vọt về chất trong hệ thống chữ quốc ngữ.
HỆ THỐNG NGUYÊN ÂM TIẾNG VIỆT
Trong phần II này chúng tôi tìm cách phát hiện chính xác, đầy đủ hệ thống âm vị nguyên âm của tiếng Việt (Hà Nội) để từ đó chọn ra những chữ cái tương ứng với từng âm vị trên nguyên tắc: 1 âm vị – 1 chữ cái. Có hai vấn đề then chốt cần giải quyết dứt điểm là:
- Số lượng âm vị nguyên âm thực sự hiện có trong tiếng Việt và các chữ cái biểu đạt tương ứng.
- Nguyên tắc tổ hợp các nguyên âm trong các âm tiết tiếng Việt.
I.- Hiện tại trong hệ thống nguyên âm tiếng Việt đã ghi nhận và thường xuyên dùng theo các quy chuẩn chính tả bao gồm 16 nguyên âm thể hiện bằng những chữ cái trong các vị trí điển hình độc lập hoặc đứng trong tổ hợp âm tiết có phụ âm đi cùng như sau:
Âm vị |
Vị trí độc lập |
Vị trí đầu âm tiết |
Vị trí giữa âm tiết |
Vị trí cuối âm tiết |
1 a |
a |
an, ang, anh |
nan, ngan |
na, nga, nha |
2 ă |
á |
ăn, ăng, ăt |
năm, thăng |
|
3 â |
ớ |
ân, âng, ât |
nâm, tân |
|
4 e |
e |
en, eng, et |
nem, keng |
me, ghe |
5 ee |
ee |
toòng teeng |
hee… |
|
6 ê |
ê |
êm, êch |
nêm, trên |
mê, tê |
7 êê |
êê |
Êê! |
kêêng |
mêê.., têê… |
8 i |
i |
im, in, ich |
tim, tin, tich |
mi, ti |
9 o |
o |
om, op |
nom, cong |
mo, to |
10 oo |
oo |
oo |
nhoong, xoong |
moo, too |
11 ô |
ô |
ôm, ôc, ông |
tôm, côc |
tô, mô |
12 ôô |
ôô |
ôồ |
kính kôông |
ôôi, dôô |
13 ơ |
ơ |
ơn, ơt |
hơn, cơm |
mơ, tơ |
14 u |
u |
um, ut, uc |
hun, cuc,hup |
mu, tu |
15 ư |
ư |
ưc, ưng |
tưc, bưng |
tư, như |
16 y |
y |
ty, ly |
Nếu quan sát kĩ và phân tích tỉ mỉ ta thấy có mấy hiện tượng :
1. Tất cả các nguyên âm đều tạo thành những cặp đôi : dài ><ngắn. Trong Chính tả hiện nay cách viết các nguyên âm ngắn không giống nhau và không thống nhất. Trong bảng chữ cái hiện nay mới chỉ xác lập được 3 cặp nguyên âm đối lập “ngắn, nhẹ > < dài, nặng” . Đó là:
A /a/ > < Ă /ă/
an ăn
ang ăng
at ăt
nhan nhăn
thang thăng
Ơ /ơ/ > < Ớ /â/
ơn ân
ơt ất
nhơn nhân
tơ tớ
cơm câm
Y /y/ > < I /i/
ty ti
áy náy ai
tay tai
tuy tui
quỳ cúi
E /ee/ > < E /é/
e rằng e é
em kém
toòng teeng anh /enh/
leeng keeng đen đủi
Ê /êê/ > < Ê /ế/
êê êê ! ế vợ
nhễ nhại đế quốc
côông kêêng kênh đào
O /oo/ > < O /ó/
moong mong
choòng tròng trành
xoong xong
loong coong cong queo
nhoong nhoong nhọn
Ô /ôô/ > < Ô /ố/
cái ô tố cáo
kôông kêêng chim công
kính côông đình công
Như vậy là chỉ còn có 2 nguyên u và ư là chưa được xác lập cặp đôi và chưa có kí tự tương ứng biểu đạt các nguyên âm ngắn trong hệ thống nguyên âm tiếng Việt. Nhưng trong thực tế thì 2 cặp nguyên âm này cũng đã thể hiện rất rõ khi chúng được đặt ở những vị trí cụ thể thể hiện các nguyên âm ư ngắn và u ngán dưới đây, mà nhiều nhà nghiên cứu đã cho đó là bán nguyên âm :
U /u/ > < U /ú/
tui tuy
cúi quỳ
Ku-ba Quy-ba
thu thua /ô/
ca qua
thu thuở
Ư > < Ư (Ứ)
thế ư ứ ừ
cư cưa /ơ/
thư thưa /ơ/
như nhưạ /ơ/
cư cưới
Tóm lại là trong hệ thống nguyên âm tiếng Hà Nội trên thực tế đang tồn tại có 18 nguyên âm và hợp thành 9 đôi nguyên âm đối lập “dài, mạnh > < ngắn, nhẹ” như trên và tất cả đều có thể đứng độc lập cùng với một trong 6 thanh – 6 đơn vị siêu âm đoạn tính (ngang, nặng, sắc, huyền, hỏi, ngã – a, ạ, á, à, ả, ã) và cũng có thể kết hợp với phụ âm hoặc các nguyên âm khác để tạo ra các âm tiết (tiếng đơn): a, á, ớ, y, í…, ai, ăy, ơi, uy, ui…, oao, yêu…, khu, khui, khuy, kha, khai, khăy, xong, xoong, khuya, khuyên, quai, quăy,…
Như mọi người đều biết trong hệ thống nguyên âm tiếng Hà Nội , ngoài các nguyên đơn ra còn rất nhiều nguyên âm đôi và nguyên âm ba. Một đặc điểm của các nguyên âm đôi (gồm 2 nguyên âm) và nguyên âm ba (gồm 3 nguyên âm) là bao giờ cũng phát âm thành một khối liên kết chặt với nhau, trong đó chỉ có 1 nguyên âm làm chủ (đọc rõ hơn, dài hơn và mạnh hơn), còn các nguyên âm khác dù đứng trước hoặc đứng sau đều đóng vai trò phụ trợ (đọc không rõ, không dài, không mạnh bằng âm chủ và cùng hoà vào thanh điệu của âm chủ). Tính chất này luôn được xác định bởi một âm chủ mang thanh điệu chung cho cả nhóm nguyên âm và luôn giữ ổn định trong cách phát âm của người Hà nội, nên không khó khăn gì để phân biệt các nguyên âm đôi, nguyên âm ba đó cả. Bởi vậy các cặp đôi nguyên âm đối lập “ngắn > < dài” còn thiếu những kí tự cho riêng mình (chẳng hạn như: uu – u; ưư – ư) trong bảng chữ cái quốc ngữ hiện hành đã không hề làm mất tính khu biệt ý nghĩa của những âm vị nguyên âm đó. Thậm chí khi âm vị /ă/ ở vào một vị trí phát âm không thể khác được thì cũng không nhất thiết phải viết đúng chữ cái “ă” nữa, mà có thể bỏ dấu “á” đi: ắy nắy > áy náy; con quăy > con quay, ….
Dưạ vào đặc điểm của tính chất đó mà xem xét thì ngoài 3 cặp đối lập : a >< ă, ơ >< â, y >< i đã có và thường hay gặp nhất trong tiếng Hà Nội, thấy không cần thiết phải có thêm các kí tự chỉ các nguyên âm đối lập còn thiếu vào bảng chữ quốc ngữ hiện hành (kiểu ee, êê, oo, ôô, uu, ưư).
Sau khi xác định xong hai hệ thống âm vị nguyên âm và phụ âm mới ở trên, cần ghép chúng lại thành bảng âm vị cùng chữ cái biểu đạt thống nhất và hoàn chỉnh của tiếng Hà Nội.
Toàn bảng chữ cái (âm vị) tiếng Việt (Thủ đô Hà Nội) gồm 33 đơn vị:
Chữ cái |
Âm vị (đọc) |
Ví dụ |
Tương Tương đương cách viết chữ cũ |
A a |
a (a) |
an, kua, kuan |
A a : an, qua, quan |
Ă ă |
ă (á) |
ăn, tăm, tăy |
Ă ă : ăn, tăm, tăy (tay) |
 â |
â (ớ) |
ân, tân, kất |
Ơ ơ : ân, tân, cất |
B b |
b (bờ) |
ba, ban |
B b : ba, ban |
C c |
c (chờ) |
ca, câu |
CH ch, TR tr : cha – tra, châu – trâu |
D d |
d (đờ) |
da da |
Đ đ : đa đa |
E e |
e (e) |
em, té |
E e : em, té |
Ê ê |
ê |
êm, mê, tiê |
Ê ê : êm, mê, tia |
F f |
f (phờ) |
fa, fim |
PH ph : pha, phim |
G g |
g (gờ) |
ga, ge, gi |
G g, Gh gh : ga, ghe, ghi |
H h |
h (hờ) |
hà, hòm |
H h : hà, hòm |
I i |
i (i ngắn |
im, tim |
I i : im, tim |
J j |
j (jờ) |
jip, ja-ket, jun |
J j, Gi gi : jip, gip, ja-ket, gia-ket, jun |
K k |
k (cờ) |
ka kao, ka-li, kôk, kuôk |
C c, K k, Q q: ka kao, ca cao, ka-li, ca-li, cốc, cuốc, quốc |
L l |
l (lờ) |
la, lên |
L l : la, lên |
M m |
m (mờ) |
ma, làm |
M m : ma, làm |
N n |
n (nờ) |
na, nan |
N n : na, nan |
?NH ?nh |
? (nhờ) |
?à, ?an, ?a? |
NH nh : nhà, nhan, nhanh (tạm giữ « nh » vì bàn phím thiếu kí tự mới) |
O o |
o (o) |
no, nom |
O o : no, nom |
Ô ô |
ô (ô) |
ô, nô, kuô, duô |
Ô ô : ô, nô, cua, đua |
Ơ ơ |
ơ (ơ) |
ơn, cơm, kươ |
Ơ ơ : ơn, cơm, cưa |
P p |
p (pờ) |
pin, cáp |
P p : pin, cáp |
Q q |
q (thờ) |
qa, qìn, qươ |
TH th : tha, thìn, thưa |
R r |
r (rờ rung) |
ra-da, u-rê |
R r : ra-da, u-rê |
S s |
s (sờ) |
sa, su, sươ |
S s, X x : sa, xa, su, xu, sưa, xưa |
T t |
t (tờ) |
tờ, tát, tốp |
T t : tờ, tát, tốp |
U u |
u (u) |
um tùm, vun |
U u : um tùm, vun |
Ư ư |
ư (ư) |
tư, bướm, ưw |
Ư ư : tư, bướm, ưng |
V v |
v (vờ) |
va, vào, vô, vật |
V v : va, vào, vô, vật |
W w |
w (ngờ) |
wa, wỗw, winh |
NG ng: nga, ngỗng, nghinh |
X x |
x (khờ) |
xô, xoan |
KH kh : khô, khoan |
Y y |
y (y dài) |
y, yên, ty, tuy |
Y y : y, yên, ty, tuy |
Z z |
zờ (dờ) |
za, zời, zun |
D d, Gi gi, R r : da, gia, ra, dời, giời, rời, dun, giun, run |
Bảng chữ cái đọc theo kiểu mới vẫn giữ nguyên trật tự ABC. Những chữ cái in đậm để lưu ý rằng đó là những chữ đã mang giá trị âm vị mới (đọc kiểu cải tiến) thay cho những chữ cái đọc theo bảng chữ quốc ngữ cũ.
Từ bảng chữ cải tiến cách đọc (chữ được hoán đổi giá trị âm vị – cách đọc của một số chữ cái, chứ không hề thay đổi tự dạng của các con chữ La tinh hiện dùng) có thể tạo ra các vần, các tiếng (âm tiết) theo đúng các quy tắc hiện hành trong bảng chữ quốc ngữ hiện hành. Đặc điểm quan trọng của âm tiết tiếng Việt là luôn luôn đứng tách rời, không liên kết thành chuỗi liền nhau trong một từ như trong các tiếng Ấn-Âu. Mỗi âm tiết phải có ít nhất 1 nguyên âm hoặc tổ hợp nguyên âm làm hạt nhân kết hợp với 1 đơn vị siêu âm đoạn tính của nguyên âm chủ, sau đó mới có thể có thêm 1 phụ âm đầu (hoặc không có) và 1 phụ âm cuối (hoặc không có) theo mô hình cấu trúc tối đa là:
1pâ + 1-3 nâ với 1thanh + 1pâ
(ý – ít – tí – tiê – tuyết ; à – át – tá – toà – toán; u – út – tù – tuỳ – tuyến)
Tuy nhiên sau khi ghép vần mới đã phát hiện sự không ăn khớp giữa chữ cái “a” với các âm vị /ô/, /ơ/, /ê/ theo cách viết cũ, nghĩa là chữ “a” đã đặt không đúng vị trí nên đã chiếm chỗ của các âm vị khác và phá vỡ quy tắc “1 âm – 1 chữ , một chữ – 1 âm” trong các vần sau đây:
a= ô
tua = t-u/ô/ (tuô)
cua = c-u/ô/ (cuô)
so sánh
cuốc = cuố-c
cuộn = cuộ-n
a = ơ
cưa = c-ư/ơ/ (cươ)
mưa = m-ư/ơ/ (mươ)
so sánh
cước = cướ-c
cương = cươ-ng
a = ê
nia = n-i/ê/ (niê)
kia = k-i/ê/ (kiê)
so sánh
niên = niê-n
kiêng = kiê-ng
Để tuân thủ triệt để nguyên tắc “1 âm – 1 chữ, 1 chữ – 1 âm” thì đương nhiên phải trả lại cho các âm ô, ơ, ê về đúng vị trí của nó và chữ a được trở về chỉ biểu đạt một âm vị /a/ của mình như các chữ cái khác trong bảng chữ cái cải tiến, nghĩa là: /a/ = a và không có a = /a/, /ô/, /ơ/, /ê/ hoặc ngược lại: /ô/ = ô , a; /ơ/ = ơ , a; /ê/ = ê , a như trước.
KẾT LUẬN TỔNG QUÁT
Công trình nghiên cứu CẢI TIẾN CHỮ QUỐC NGỮ chỉ nhằm mục đích điều chỉnh bảng chữ cái hiện hành dựa trên hệ thống ngữ âm tiếng Thủ đô Hà nội, chứ không hề tác động vào hệ thống âm vị làm cho tiếng nói khác đi dẫn tới ý nghĩa lời nói cũng khác đi. Về chữ viết chúng tôi cũng giữ nguyên dạng hệ thống chữ cái La tinh, và chỉ tạo thêm 1 chữ cái mới để chỉ âm vị phụ âm “nhờ” mà trong bảng chữ La tinh không có. Đây chỉ thuần tuý cải tiến cách quy định cho những ước lệ mới giữa các chữ cái (kí tự) với các âm vị tương ứng để đảm bảo theo đúng nguyên tắc “ 1 âm – 1 chữ, 1 chữ – 1 âm” nhằm loại bỏ hoàn toàn các tổ hợp 2-3 phụ âm ghép biểu đạt một âm vị, vốn là nguồn gốc của các lỗi chính tả như hiện nay (ch, th, tr, gi, gh, kh, ng, ngh, nh, ph). (Xin xem lại so sánh hai bảng chữ cái ở trên).
Kết quả nghiên cứu này có thể mang lại hiệu quả sau:
- Dễ học, dễ nhớ, dễ đọc, dễ viết, dễ dùng lối viết và đọc chữ cải tiến. Giản hoá tới mức tối đa cách viết, loại bỏ hết phụ âm ghép 2-3 chữ cái (ch, tr, ng, ngh, gh, kh, nh, ph) và các lỗi chính tả (d –gi – r, s – x, ch – tr) hiện đang gặp phải ở mỗi người , nhất là trong công tác biên tập của các nhà xuất bản và báo chí.
- “Nạn mù chữ” được giải quyết triệt để chỉ trong vòng 1-2 ngày đối với những người đã biết chữ quốc ngữ hiện hành. Với học sinh lớp 1 và người dân tộc sẽ rút ngắn được thời gian “vỡ lòng” (biết đọc, biết viết) xuống ít nhất một nửa so với học chữ cũ. Chắc chắn không cần phải phát động phong trào “diệt dốt” như xưa, mà chỉ cần hướng dẫn dần dần trên báo chí cách chuyển đổi cách đọc các chữ cái cũ sang kiểu mới, rồi tổ chức trò chơi, đố vui trong nhà trường, câu lạc bộ…cũng đủ để mọi người nhận biết và quen dần với cách đọc viết cải tiến một cách nhẹ nhàng, thoải mái.
- Là công cụ sắc bén hơn, tiện lợi hơn cho công cuộc hộp nhập quốc tế hiện nay: người nước ngoài dễ học tiếng Việt hơn, dễ tiếp cận với nền kinh tế, văn hoá, khoa học Việt Nam hơn. Và ngược lai Việt Nam cũng dễ làm cho bạn bè mau hiểu Việt Nam, chóng có cảm tình với tiếng nói và chữ viết của người Việt hơn.
- Tiết kiệm được khoảng 9% thời gian, công sức, tiền của, vật tư, tài nguyên số trong việc xây dựng tất cả các loại văn bản bằng viết tay hoặc gõ bàn phím. Điều này cũng có nghĩa là làm tăng năng suất lao động hàng năm tới 8-9%, làm lợi cho nền kinh tế của cả nước và của từng người.
Vừa qua đã có nhiều người e ngại rằng lợi bất cập hại vì sẽ phải in lại toàn bộ sách báo, ấn phẩm, sách giáo khoa, hợp đồng kinh tế, giấy tờ tuỳ thân, vv…Thực tế xưa nay ở nước ta cũng như trên thế giới không ai làm như vậy cả, bởi vì những người biết chữ quốc ngữ vẫn hoàn toàn tự do, yên tâm sử dụng tất cả những thứ đó cho đến hết đời. Người ta chỉ in bằng chữ mới các tài liệu mới, báo chí, giấy tờ, công văn mới thôi. Khi Pháp quyết định dùng chữ quốc ngữ thay thế chữ nho của nhà Nguyễn, người ta có in lại cả đâu, mà chỉ in một số tác phẩm văn thơ cần thiết để phổ cập nhanh chóng hơn. Ngay cả giấy khai sinh cho đến năm 1945 vân in cả 3 thứ chữ: chữ Pháp, chữ nho rồi mới đến chữ quốc ngữ.
Lại có ý kiến cho rằng nó sẽ phá hoại văn hoá dân tộc, động đế cả tâm linh và phạm vào cả quốc hồn quốc tuý Việt Nam. Đây quả là sự lo xa tưởng tượng quá mức. Ai cũng biết ở nước ta đã có mấy lần thay chữ viết (chứ không phải cải tiến cách đọc chữ viết như chúng tôi đang làm): 1/ Chữ nôm thay chữ nho (Hán) đã mở ra chân trời cho dòng văn học của người Việt phát triển (Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Đình Chiểu…). 2/ Chữ quốc ngữ của Pháp thay thế chữ thánh hiền của triều đình, không những không phá hoại văn hoá, không động đến tâm linh hay quốc hồn quốc tuý Việt Nam, mà chỉ là thay đổi chữ viết chứ không phải phá hoại hay làm nghèo tiếng nói của người Việt, hơn thế nữa còn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy việc ra đời nền thơ mới, tiểu thuyết mới, báo chí truyên thông và báo chí cách mạng. Hơn nữa các giá trị của thơ văn cổ bằng chữ nho và chữ nôm không những không bị phá hoại, mà các tác phẩm được dịch ra và cho in ra bằng chữ quốc ngữ đã góp phần phổ biến nhanh chóng và rộng rãi hơn trong các tầng lớp nhân dân không biết chữ nho và chữ nôm. Truyên Kiều được chuyển từ chữ nôm sang chữ quốc ngữ không hề mất đi bất cứ một giá trị nội dung tư tưởng hay thẩm mĩ nào cả, trái lại làm cho tuyệt tác văn học của Nguyễn Du đến được với quần chúng nhanh hơn và rộng rãi hơn.
Việc cải tiến chữ quốc ngữ lần này cũng chính là để hướng tới tiếp tục nâng cao hiệu quả của bộ chữ cái La tinh đã trở thành chữ quốc ngữ của Việt Nam trong giai đoạn phát triển và hội nhập vào cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư được nhanh chóng và thuận lợi hơn. Đặc biệt tạo điều kiện cho ngành thông tin điện tử, các máy tính, máy điện toại thông minh tiếp tục cải tiến và tiết kiệm được đáng kể nguồn tài nguyên tin học.
Cuối cùng có người cho rằng chữ cải tiến làm mất cả vẻ đep, mất tính thẩm mĩ của chữ quốc ngữ. Đúng là thoạt nhìn vào một đoạn văn bản bằng cách viết cải tiến những con chữ La tinh với bố cục ngắn gọn hơn (không còn những chữ có 2-3 phụ âm đầu và cuối như trước nữa) nên thấy không đẹp và tức mắt. Quả thật vậy, nhưng đó chỉ là thói quen tạo nên các kiểu thẩm mĩ mà thôi. Song thói quen thẩm mĩ cũng thường thay đổi theo hướng thuận lợi và có lợi ích thiết thực: các nhà nho, sinh đồ đã quen nhìn và viết chữ vuông theo từng cột từ trên xuống dưới và từ phải sang trái thì ngay từ ban đầu đâu có thích kiểu chữ viết dài từ trái sang phải, theo từng dòng từ trên xuông dưới. Nhưng sau khi nhận ra cái lợi và cái đẹp của lối viết chữ quốc ngữ, nên họ cũng đã từ bỏ cách viết chữ nho theo cột, mà viết theo dòng như chữ quốc ngữ đó thôi. Với thời gian thì thói quen mới sẽ được hình thành và sẽ lại có cách tạo dáng thẩm mĩ mới cho lối viết cải tiến ngắn gọn này.
Thử nghiệm trực tiếp.
Chỉ cần đọc kĩ bảng chuyển đổi cách đọc các chữ cái mới và cũ, học nhẩm ít phút những chữ in đậm, rồi tập trung học thật thuộc 6 chữ cái sau trong vòng 10 phút là có thể đọc được văn bản mới:
C (chờ) = ch, tr; K (cờ) = k, c, q ; Q (thờ) = th;
W(ngờ) = ng, ngh ; X (khờ) = kh; Z (dờ) = d, gi, r .
Mời đọc (Trích “Nhân dân . 16-12-2017” )
Tổw Bí qư Wuyễn Fú Cọw biểu qị dồw tình kao với báo káo kuổ Kuân ủy C.Ư và ý kiến fát biểu kuổ kák dồw cí Ủy viên Qườw vụ, Ủy viên Kuân ủy C.Ư, dại ziện kák ban, bộ, wành C.Ư tại Hội wị.
Tổw Bí qư dánh zá, năm 2017, Dảw bộ Kuân dội dã ciển xai kuyết liệt Wị kuyết kuổ Kuân ủy C.Ư và hoàn qành kák mục tiêu, nhiệm vụ dề za, cên kák lĩnh vựk kôw ták. Kụ qể là dã qựk hiện kôw ták wiên kứu, qam mưu ciến lượk về kuân sự kuốk fòw một kác kăn kơ, bài bản, nắm cắk tình hình và dề suất kák dối sác kụ qể, dúw hướw, xôw dể bị dộw bất wờ, tiếp tụk zữ vữw ổn dịnh cên kák vùw, miền, kák dịa bàn ciến lượk. Dồw qời, Kuân dội dã hoàn qành việk wiên kứu, sây zựw kák ciến lượk, qôw kua kák wị kuyết, dề án kuan cọw về kuân sự, kuốk fòw; dã tổ cứk tốt kôw ták ziễn tập ciến dấu, tổ cứk qành kôw nhiều kuộk ziễn tập lớn; sây zựw qế cận kuốk fòw toàn zân gắn với qế cận an ninh nhân zân vữw cắk; qam za bảo vệ, tổ cứk zất qành kôw Năm APEC 2017, dặk biệt là Tuần lễ kấp kao APEC tại Dà Nẵw qáw 11 vườ kua.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toàn bộ đề xuất cải tiến phụ âm chữ viết ‘Tiếng Việt’ thành ‘Tiếq Việt’ Đề xuất cải tiến phụ âm ‘Tiếq Việt’ của PGS Bùi Hiền của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.