Giải Toán 9 Bài tập cuối chương II: Bất đẳng thức, bất phương trình bậc nhất một ẩn là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập trong SGK Toán 9 Cánh diều tập 1 trang 42, 43.
Giải bài tập Toán 9 Cánh diều tập 1 trang 42, 43 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
Giải Toán 9 Cánh diều Tập 1 trang 42, 43
Bài 1
Cho bất đẳng thức a > b. Kết luận nào sau đây là không đúng?
A. 2a > 2b.
B. –a < –b.
C. a – 3 < b – 3.
D. a – b > 0.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Do a > b nên a – 3 > b – 3.
Vậy kết luận ở phương án C là không đúng.
Bài 2
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Bất phương trình ax + b < 0 với a > 0 có nghiệm là
b) Bất phương trình ax + b < 0 với a ≠ 0 có nghiệm là
c) Bất phương trình ax + b < 0 với a < 0 có nghiệm là
d) Bất phương trình ax + b < 0 với a ≠ 0 có nghiệm là
Hướng dẫn giải
⦁ Xét bất phương trình: ax + b < 0 với a > 0.
ax + b < 0
ax < –b
⦁ Xét bất phương trình: ax + b < 0 với a < 0.
ax + b < 0
ax < –b
Vậy trong các khẳng định đã cho, khẳng định a và c là khẳng định đúng; khẳng định b và khẳng định d là sai.
Bài 3
Chứng minh:
a) Nếu a > 5 thì ;
b) Nếu b > 7 thì
Bài 4
Cho 4,2 < a < 4,3. Chứng minh: 13,8 < 3a + 1,2 < 14,1.
Hướng dẫn giải
Do 4,2 < a nên 12,6 < 3a, suy ra 13,8 < 3a + 1,2.
Do a < 4,3 nên 3a < 12,9, suy ra 3a + 1,2 < 14,1.
Vậy 13,8 < 3a + 1,2 < 14,1.
Bài 5
Cho a ≥ 2. Chứng minh:
a) a2 ≥ 2a;
b) (a + 1)2 ≥ 4a + 1.
Hướng dẫn giải
a) Do a ≥ 2 nên a.a ≥ 2a hay a2 ≥ 2a.
b) Xét hiệu (a + 1)2 – (4a + 1) = a2 + 2a + 1 – 4a – 1 = a2 – 2a = a(a – 2).
Do a ≥ 2 nên a – 2 ≥ 0.
Suy ra a.(a – 2) ≥ 0 nên (a + 1)2 – (4a + 1) ≥ 0.
Vậy (a + 1)2 ≥ 4a + 1.
Bài 6
Chứng minh nửa chu vi của một tam giác lớn hơn độ dài mỗi cạnh của tam giác đó.
Hướng dẫn giải
Gọi độ dài ba cạnh của tam giác là a, b, c (a, b, c > 0).
Theo bất đẳng thức trong tam giác, ta có: a + b > c.
Suy ra a + b + c > 2c
Do đó
Chứng minh tương tự ta cũng có và
Vậy nửa chu vi của một tam giác lớn hơn độ dài mỗi cạnh của tam giác đó.
Bài 7
Giải các bất phương trình:
a) 5 + 7x ≤ 11;
b) 2,5x – 6 > 9 + 4x;
c) ;
d)
Bài 8
Để đổi từ độ Fahrenheit (độ F) sang độ Celsius (độ C), người ta dùng công thức sau:
a) Giả sử nhiệt độ ngoài trời của một ngày mùa hè ít nhất là 95°F. Hỏi nhiệt độ ngoài trời khi đó ít nhất là bao nhiêu độ C?
b) Giả sử nhiệt độ ngoài trời của một ngày mùa hè ít nhất là 95°C. Hỏi nhiệt độ ngoài trời khi đó ít nhất là bao nhiêu độ F?
Bài 9
Một nhà máy sản xuất xi măng mỗi ngày đều sản xuất được 100 tấn xi măng. Lượng xi măng tồn trong kho của nhà máy là 300 tấn. Hỏi nhà máy đó cần sản xuất trong ít nhất bao nhiêu ngày để có thể xuất đi 15 300 tấn xi măng (tính cả lượng xi măng tồn trong kho)?
Hướng dẫn giải
Gọi x (ngày) là số ngày sản xuất xi măng của nhà máy đó (x > 0).
Khối lượng xi măng sản xuất được sau x ngày là: 100x (tấn).
Khối lượng xi măng tính cả lượng xi măng tồn trong kho sau x ngày là: 100x + 300 (tấn).
Theo bài, sau x ngày thì nhà máy xuất đi ít nhất 15 300 tấn xi măng nên ta có bất phương trình: 100x + 300 ≥ 15 300.
Giải bất phương trình:
100x + 300 ≥ 15 300
100x ≥ 15 000
x ≥ 150.
Vậy nhà máy đó cần sản xuất trong ít nhất là 150 ngày để có thể xuất đi 15 300 tấn xi măng (tính cả lượng xi măng tồn trong kho).
Bài 10
Đến ngày 31/12/2022, gia đình bác Hoa đã tiết kiệm được số tiền là 250 triệu đồng. Sau thời điểm đó, mỗi tháng gia đình bác Hoa đều tiết kiệm được 10 triệu đồng. Gia đình bác Hoa dự định mua một chiếc ô tô tải nhỏ để vận chuyển hàng hoá với giá tối thiểu là 370 triệu đồng. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu tháng gia đình bác Hoa có thể mua được chiếc ô tô tải đó bằng số tiền tiết kiệm được?
Hướng dẫn giải
Gọi x (tháng) là thời gian gia đình bác Hoa có thể mua được chiếc ô tô tải bằng số tiền tiết kiệm được.
Sau x tháng, số tiền gia đình bác Hoa tiết kiệm được là: 10x (triệu đồng).
Khi đó tổng số tiền gia đình bác Hoa tiết kiệm được là: 250 + 10x (triệu đồng).
Theo bài, gia đình bác Hoa dự định mua một chiếc ô tô tải nhỏ để vận chuyển hàng hoá với giá tối thiểu là 370 triệu đồng nên ta có bất phương trình:
250 + 10x ≥ 370.
Giải bất phương trình:
250 + 10x ≥ 370
10x ≥ 120
x ≥ 12.
Vậy sau ít nhất 12 tháng, gia đình bác Hoa có thể mua được chiếc ô tô tải đó bằng số tiền tiết kiệm được.
Bài 11
Chỉ số khối cơ thể BMI cho phép đánh giá thể trạng của một người là gầy, bình thường hay béo. Chỉ số khối cơ thể của một người được tính theo công thức sau: BMI = , trong đó m là khối lượng cơ thể tính theo kilôgam, h là chiều cao tính theo mét.
Dưới đây là bảng đánh giá thể trạng ở người lớn theo chỉ số BMI đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương:
Nam |
Nữ |
BMI < 20: Gầy 20 ≤ BMI < 25: Bình thường 25 ≤ BMI < 30: Béo phì độ I (nhẹ) 30 ≤ BMI < 40: Béo phì độ II (trung bình) 40 ≤ BMI: Béo phì độ III (nặng) |
BMI < 18: Gầy 18 ≤ BMI < 23: Bình thường 23 ≤ BMI < 30: Béo phì độ I (nhẹ) 30 ≤ BMI < 40: Béo phì độ II (trung bình) 40 ≤ BMI: Béo phì độ III (nặng) |
a) Giả sử một người đàn ông có chiều cao 1,68 m. Hãy lập bảng về chỉ số cân nặng của người đó dựa theo bảng đánh giá thể trạng trên.
b) Giả sử một người phụ nữ có chiều cao 1,6 m. Hãy lập bảng về chỉ số cân nặng của người đó dựa theo bảng đánh giá thể trạng trên.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 9 Bài tập cuối chương II Giải Toán 9 Cánh diều tập 1 trang 42, 43 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.