Giải Toán 9 Bài 2: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập trong SGK Toán 9 Cánh diều tập 1 trang 101, 102, 103, 104, 105.
Giải bài tập Toán 9 Cánh diều tập 1 Bài 2 – Chương V: Đường tròn được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
Giải Toán 9 Cánh diều Tập 1 trang 104, 105
Bài 1
Đồng hồ treo tường trang trí ở Hình 29 gợi nên vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.
Quan sát Hình 29 và chỉ ra một hình ảnh đường thẳng và đường tròn:
a) Cắt nhau;
b) Tiếp xúc nhau;
c) Không giao nhau.
Hướng dẫn giải:
a) Đường thẳng màu đen cắt đường tròn màu cam.
b) Đường thẳng màu đen tiếp xúc với đường tròn màu xanh mạ non.
c) Đường thẳng màu vàng không giao nhau với đường tròn màu đỏ.
Bài 2
Trong Hình 30, mép ngoài cửa ra vào có dạng một phần của đường tròn bán kính 1,6 m. Hãy tính chiều cao HK của cửa đó (làm tròn kết quả đến hàng phần mười của mét), biết AH = 0,9 m.
Bài 3
Trên mặt phẳng, một vật nhỏ chuyển động trên đường tròn tâm O bán kính 2 m, một vật khác chuyển động trên đường thẳng a sao cho khoảng cách từ điểm O đến đường thẳng a bằng 3 m. Hai vật nhỏ có bao giờ gặp nhau không?
Hướng dẫn giải:
Vì 3 > 2 nên khoảng cách từ O đến đường thẳng a lớn hơn bán kính của đường tròn (O; 2 m).
Vậy đường thẳng a và đường tròn (O; 2 m) không giao nhau nên hai vật nhỏ không bao giờ gặp nhau.
Bài 4
Cho bốn điểm O, M, N, P cùng nằm trên một đường thẳng sao cho điểm M nằm giữa hai điểm O và N; điểm N nằm giữa hai điểm M và P. Gọi a, b, c lần lượt là các đường thẳng đi qua M, N, P và vuông góc với đường thẳng OP. Xác định vị trí tương đối của mỗi đường thẳng a, b, c và đường tròn (O; ON).
Hướng dẫn giải:
– Vì điểm M nằm giữa hai điểm O và N nên OM < ON suy ra khoảng cách từ O đến đường thẳng a nhỏ hơn bán kính của đường tròn (O; ON). Vậy đường thẳng a và đường tròn (O; ON) cắt nhau.
– Vì khoảng cách từ O đến đường thẳng b (là ON) bằng bán kính của đường tròn (O; ON). Vậy đường thẳng b và đường tròn (O; ON) tiếp xúc nhau.
– Vì điểm M nằm giữa hai điểm O và N; điểm N nằm giữa hai điểm M và P nên điểm N nằm giữa hai điểm O và P.
Suy ra OP > ON nên khoảng cách từ O đến đường thẳng c lớn hơn bán kính của đường tròn (O; ON). Vậy đường thẳng b và đường tròn (O; ON) không giao nhau.
Bài 5
Cho điểm O và đường thẳng a không đi qua O.
a) Vẽ điểm H là hình chiếu của điểm O trên đường thẳng a.
b) Từ đó, vẽ ba đường tròn tâm O lần lượt: không giao với đường thẳng a; tiếp xúc với đường thẳng a; cắt đường thẳng a tại hai điểm phân biệt.
Hướng dẫn giải:
a)
b)
Đường tròn (O; OM) không giao với đường thẳng a;
Đường tròn (O: OH) tiếp xúc với đường thẳng a;
Đường tròn (O; OK) cắt đường thẳng a tại hai điểm A và B phân biệt.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 9 Bài 2: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn Giải Toán 9 Cánh diều tập 1 trang 101, 102, 103, 104, 105 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.