Giải Toán 6 Bài 3: Hình bình hành giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nhanh chóng trả lời toàn bộ câu hỏi phần Hoạt động, Luyện tập, Vận dụng, cùng 3 bài tập trong SGK Toán 6 Tập 1 Cánh diều trang 104.
Qua đó, giúp các em xác định được thế nào là hình bình hành và cách giải bài tập về hình bình hành. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Bài 3 Hình bình hành trong bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn nhé.
Giải bài tập toán 6 trang 104 tập 1
Bài 1 (trang 104 SGK Cánh diều Toán 6 Tập 1)
Xem Hình 28 và cho biết hình nào trong số các hình đó là hình bình hành
Hướng dẫn giải
Hình bình hành là hình:
+ Có các cặp cạnh đối song song
+ Có các cặp cạnh đối bằng nhau
+ Có hai góc ở các đỉnh đối nhau thì bằng nhau
Gợi ý đáp án:
Xem Hình 28 ta thấy các hình: ABCD và EGHI là hình bình hành
Bài 2 (trang 104 SGK Cánh diều Toán 6 Tập 1)
Một mảnh đất có dạng hình bình hành ABCD với AB = 47 m. Người ta mở rộng mảnh đất này thành hình bình hành AEGD có diện tích lớn hơn diện tích mảnh đất ban đầu là 189 m2 và BE = 7m ( Hình 29). Tính diện tích mảnh đất ban đầu.
Hướng dẫn giải
Hình bình hành là hình:
+ Có các cặp cạnh đối song song
+ Có các cặp cạnh đối bằng nhau
+ Có hai góc ở các đỉnh đối nhau thì bằng nhau
– Diện tích hình bình hành bằng cạnh đáy nhân với chiều cao
Gợi ý đáp án:
Một mảnh đất có dạng hình bình hành ABCD với AB = 47 m. Người ta mở rộng mảnh đất này thành hình bình hành AEGD có diện tích lớn hơn diện tích mảnh đất ban đầu là 189 m2 và BE = 7m ( Hình 29). Tính diện tích mảnh đất ban đầu.
Chiều cao của hình bình hành là: 189 : 7 = 27 m
Diện tích mảnh đất ban đầu là: 47 x 27 = 1269 (m2)
Bài 3 (trang 104 SGK Cánh diều Toán 6 Tập 1)
Sử dụng các mảnh bìa như hình 21 trang 101 để ghép thành một hình bình hành
Hướng dẫn giải
Hình bình hành là hình:
+ Có các cặp cạnh đối song song
+ Có các cặp cạnh đối bằng nhau
+ Có hai góc ở các đỉnh đối nhau thì bằng nhau
Gợi ý đáp án:
Bài này các em tự làm theo hướng dẫn trong sách giáo khoa nhé.
Lý thuyết Hình bình hành
I. Nhận biết hình bình hành
Cho hình bình hành ABCD
Khi đó hình bình hành ABCD có:
+ Hai cạnh đối AB và CD, BC và AD song song với nhau;
+ Hai cạnh đối bằng nhau: AB = CD; BC = AD;
+ Hai góc ở các đỉnh A và C bằng nhau; hai góc ở các đỉnh B và D bằng nhau.
II. Vẽ hình bình hành
Ta có thể vẽ hình bình hành bằng thước và compa.
Chẳng hạn, vẽ hình bình hành ABCD nhận hai đoạn thẳng AB, AD làm cạnh.
Để vẽ hình bình hành ABCD ta thực hiện các bước sau:
Bước 1. Lấy B làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn có bán kính AD. Lấy D làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn có bán kính AB. Gọi C là giao điểm của hai phần đường tròn này.
Bước 2. Dùng thước vẽ các đoạn thẳng BC và CD.
Ta được hình bình hành ABCD.
III. Chu vi và diện tích của hình bình hành
Hình bình hành có độ dài hai cạnh là a và b, độ dài đường cao ứng với cạnh a là h, ta có:
– Chu vi của hình bình hành là C = 2(a + b);
– Diện tích của hình bình hành là S = a . h.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 6 Bài 3: Hình bình hành Giải Toán lớp 6 trang 104 – Tập 1 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.