pgdphurieng.edu.vn - Kiến Thức Bổ Ích

Toán 11 Bài 1: Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian Giải Toán 11 Chân trời sáng tạo trang 88, 89, 90, ..99

Tháng 4 7, 2024 by Pgdphurieng.edu.vn

Bạn đang xem bài viết ✅ Toán 11 Bài 1: Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian Giải Toán 11 Chân trời sáng tạo trang 88, 89, 90, ..99 ✅ tại website Pgdphurieng.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Toán lớp 11 tập 1 trang 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99 Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích mà Pgdphurieng.edu.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 11 tham khảo.

Giải Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 1 Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian được biên soạn đầy đủ, chi tiết trả lời các câu hỏi phần bài tập cuối bài trang 99. Qua đó giúp các bạn học sinh có thể so sánh với kết quả mình đã làm. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Toán 11 tập 1 Bài 1 Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Mục Lục Bài Viết

  • Toán 11 Bài 1: Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian
    • Bài 1
    • Bài 2
    • Bài 3
    • Bài 4
    • Bài 5
  • Luyện tập Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian

Toán 11 Bài 1: Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian

Bài 1

Cho hình chóp S.ABCD, gọi O là giao điểm của AC và BD. Lấy M,N lần lượt thuộc các cạnh SA, SC.

a) Chứng minh đường thẳng MN nằm trong mặt phẳng (SAC)

b) Chứng minh O là điểm chung của hai mặt phẳng (SAC) và (SBD)

Tham Khảo Thêm:   Hướng dẫn cài đặt game Tượng Kỳ trên PC

Bài làm

a)

Toán 11 Bài 1: Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian Giải Toán 11 Chân trời sáng tạo trang 88, 89, 90, ..99

M ∈ SA và SA ⊂ (SAC) nên M ∈ (SAC)

N ∈ SC và SC ⊂ (SAC) nên N ∈ (SAC)

Vậy MN ⊂ (SAC)

b) Ta có: O ∈ AC, AC ⊂ (SAC) nên O ∈ (SAC)

O ∈ BD, BD ⊂ (SBD) nên O ∈ (SBD)

Nên O là điểm chung của hai mặt phẳng (SAC) và (SBD)

Bài 2

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Gọi M là trung điểm của SC.

a) Tìm giao điểm I của đường thẳng AM và mặt phẳng (SBD). Chứng minh IA = 2IM.

b) Tìm giao điểm E của đường thẳng SD và mặt phẳng (ABM).

c) Gọi N là một điểm tuỳ ý trên cạnh AB. Tìm giao điểm của đường thẳng MN và mặt phẳng (SBD)

Bài làm

a)

Gọi I là giao điểm của SO và AM. Ta có: I ∈ AM

Do I ∈ SO; SO ⊂ (SBD) nên I ∈ (SBD)

Vậy I giao điểm của AM và (SBD)

Trong tam giác SAC, ta có: M là trung điểm của SC, O là trung điểm của AC nên SO cắt AM tại I là trọng tâm của tam giác SAC

Suy ra AI = frac{2}{3}AM hay AI = 2IM

b) Trên mặt phẳng (SCD) kẻ một đường thẳng song song với AB cắt SD tại E.

Do ME//AB nên A,B,M,E cùng thuộc một mặt phẳng, hay E ∈ (ABM)

Vậy E là giao của (ABM) và SD

c)

Trong mặt phẳng (ABCD), gọi NC cắt BD tại P.

Ta có S và P là hai điểm chung của hai mặt phẳng (SNC) và (SBD) nên SP là giao tuyến của (SNC) và (SBD).

Trong mặt phẳng (SNC), gọi MN cắt SP tại Q.

Do SP ⊂ (SBD) nên Q ∈ (SBQ)

Tham Khảo Thêm:   Văn mẫu lớp 8: Dàn ý thuyết minh về trò chơi dân gian (3 mẫu) Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)

Vậy giao điểm của MN và (SBD) là Q

Bài 3

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Gọi O là giao điểm của AC và BD; M, N lần lượt là trung điểm của SB, SD; P thuộc đoạn SC và không là trung điểm của SC.

a) Tìm giao điểm E của đường thẳng SO và mặt phẳng (MNP)

b) Tìm giao điểm Q của đường thẳng SA và mặt phẳng (MNP)

c) Gọi I, J, K lần lượt là giao điểm của QM và AB, QP và AC, QN và AD. Chứng minh I, J, K thẳng hàng

Bài làm

a)

Trong mặt phẳng SBD, Gọi E là giao điểm của SO và MN

Do MN ⊂ (MNP) nên E ∈ (MNP)

Vậy E là giao điểm của SO và (MNP)

b)

Trong mặt phẳng (SAC), gọi Q là giao điểm của EP Và SA.

Do EP ⊂ (MNP) nên Q ∈ (MNP)

Vậy Q là giao điểm của SA và (MNP)

c)

Ta có: I và K là điểm chung của hai mặt phẳng (QMN) và (ABCD). Nên IK là giao tuyến của (MNPQ) và (ABCD)

Ta có J ∈ QP, QO ⊂ (MNPQ) nên J ∈ (MNPQ)

J ∈ AC, AC ⊂ (ABCD) nên J ∈ (ABCD)

Do đó J là giao điểm của (ABCD) và (MNPQ) hay J nằm trên giao tuyến của (ABCD) và (MNPQ)

Vậy I, J, K thẳng hàng.

Bài 4

Cho tứ diện ABCD. Gọi E, F, G lần lượt là ba điểm trên ba cạnh AB, AC, BD sao cho EF cắt BC tại I (I≠C), EG cắt AD tại H (H≠D)

a) Tìm giao tuyến của các mặt phẳng (EFG) và (BCD); (EFG) và (ACD)

b) Chứng minh ba đường thẳng CD, IG, HF cùng đi qua một điểm

Tham Khảo Thêm:   Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2018 trường THPT Đặng Thúc Hứa, Nghệ An Đề thi minh họa môn Toán, Lịch sử, Ngữ văn THPT Quốc gia năm 2018

Bài làm

a)

Ta có I và G là hai điểm chung của mặt phẳng (EFG) và (BCD) nên giao tuyến của (EFG) và (BCD) là GI

Gọi M là giao điểm của GI và CD. CD ⊂ (ACD) nên M ∈ (ACD)

Ta có M và F là điểm chung của mặt phẳng (EFG) và (ACD) nên giao tuyến của (EFG) và (ACD) là MF

b) Ta có H ∈ AD, AD ⊂ (ACD) nên H ∈ (ACD)

H ∈ EG; EG ⊂ (EFG) nên H ∈ (EFG)

Suy ra H là giao điểm của (EFG) và (ACD) nên H nằm trên giao tuyến của (EFG) và (ACD): H ∈ FM.

Hay HF đi qua M.

Do đó, CD, IG, HF cùng đi qua điểm M.

Bài 5

Thước laser phát ra tia laser, khi tia này quay sẽ tạo ra mặt phẳng ánh sáng (Hình 41). Giải thích tại sao các thước kẻ laser lại giúp người thợ xây dựng kẻ được đường thẳng trên tường hoặc sàn nhà.

Bài làm

Do tia laser tạo ra một mặt phẳng, mặt phẳng này giao với mặt phẳng tường hoặc sàn nhà tại một đường thẳng.

Do đó có thể giúp người thợ kẻ được đường thẳng trên tường hoặc sàn nhà

Luyện tập Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian

Bài trắc nghiệm số: 4358

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 11 Bài 1: Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian Giải Toán 11 Chân trời sáng tạo trang 88, 89, 90, ..99 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Bài Viết Liên Quan

Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 12 Kết nối tri thức Bài 15 (Có đáp án) Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai Sử 12 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 12 Kết nối tri thức Bài 13 (Có đáp án) Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai Sử 12 Kết nối tri thức
Nói và nghe: Chương trình nghệ thuật em yêu thích – Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 28
Nói và nghe: Chương trình nghệ thuật em yêu thích – Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 28
Previous Post: « Hình ảnh mâm cơm hàng ngày ngon & đơn giản
Next Post: Nên đạp xe vào lúc nào thì tốt cho sức khỏe nhất? »

Primary Sidebar

Tra Cứu Điểm Thi

  • Tra Cứu Điểm Thi Lớp 10
  • Tra Cứu Điểm Thi Tốt Nghiệp THPT
  • Tra Cứu Đại Học – Tìm Trường

Công Cụ Hôm Nay

  • Thời Tiết Hôm Nay
  • Tử Vi Hôm Nay
  • Lịch Âm Hôm Nay
  • Lịch Thi Đấu Bóng Đá Hôm Nay
  • Giá Vàng Hôm Nay
  • Tỷ Giá Ngoaị Tệ Hôm Nay
  • Giá Xăng Hôm Nay
  • Giá Cà Phê Hôm Nay

Công Cụ Online Hữu Ích

  • Photoshop Online
  • Casio Online
  • Tính Phần Trăm (%) Online
  • Giải Phương Trình Online
  • Ghép Ảnh Online
  • Vẽ Tranh Online
  • Làm Nét Ảnh Online
  • Chỉnh Sửa Ảnh Online
  • Upload Ảnh Online
  • Paint Online
  • Tạo Meme Online
  • Chèn Logo Vào Ảnh Online

Liên Kết Hữu Ích

DMCA.com Protection Status DMCA compliant imageCopyright © 2025 · Pgdphurieng.edu.vn - Kiến Thức Bổ Ích 78win xoilac tv xem bong da truc tuyen KUBET 78win Hitclub