Tổ hợp đề thi THPT quốc gia 2017 môn khoa học xã hội, gồm 3 môn: Sử, Địa, Giáo dục công dân được Pgdphurieng.edu.vn tổng hợp từ các trường THPT trên toàn quốc có đáp án, lời giải chi tiết và file tải về giúp các em học sinh ôn luyện dễ dàng. Mời các em cùng tải về để ôn tập và chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2017 sắp tới nhé!
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý (Có đáp án)
Tổng hợp 15 đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Lịch sử
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân (Có đáp án)
Đề thi thử THPT quốc gia 2017 môn Địa lý
Câu 1: Cát trắng, nguyên liệu quý để làm thủy tinh, pha lê tập trung chủ yếu thuộc tỉnh:
A. Quảng Nam B. Bình Định C. Khánh Hòa D. Bình Thuận
Câu 2: Ở nước ta, nơi có chế độ khí hậu với mùa hạ nóng ẩm, mùa đông lạnh, hai mùa chuyển tiếp xuân thu là:
A. Khu vực phía đông dãy Trường Sơn. B. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ.
C. Khu vực phía nam vĩ tuyến 16°B. D. Khu vực phía bắc vĩ tuyến 16°B.
Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành gió mùa là:
A. Sự hạ khí áp đột ngột
B. Sự chênh lệch nhiệt giữa ngày và đêm
C. Sự chênh lệch khí áp giữa lục địa và đại dương
D. Sự chênh lệch độ ẩm giữa ngày và đêm
Câu 4: Nhận định nào sau đây chưa chính xác về vị trí địa lí nước ta:
A. Nước ta nằm trong vành đai ôn đới B. Nằm trong khu vực múi giờ số 7
C. Vị trí địa lý đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mạng tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
D. Nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới
Câu 5: Nguyên nhân gây mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng Bắc Bộ vào nửa sau mùa đông là do
A. Gió mùa Đông Bắc B. Gió mậu dịch nửa cầu Bắc
C. Gió Tây Nam từ vịnh Bengan D. Gió mậu dịch nửa cầu Nam
Câu 6: Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm:
A. Xuất hiện thành từng đợt từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm.
B. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm.
C. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.
D. Kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20°C.
Câu 7: Biện pháp nào không đúng với việc sử dụng đất của vùng đồi núi, trung du nước ta.
A. Mở rộng diện tích để chăn nuôi
B. Tập trung phát triển cây công nghiệp dài ngày
C. Áp dụng hình thức canh tác nông- lâm kết hợp
D. Tích cực trồng cây lương thực.
Câu 8: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4,5 cho biết tỉnh nào sau đây không có đường biên giới với Campuchia?
A. Bình Phước. B. Đắc Nông. C. Tây Ninh. D. Quảng Trị.
Câu 9: Hạn chế nào không phải do hình dạng kéo dài và hẹp ngang của lãnh thổ Việt Nam mang lại.
A. Việc bảo vệ an ninh và chủ quyền lãnh thổ khó khăn
B. Khí hậu phân hóa phức tạp.
C. Khoáng sản nước ta đa dạng nhưng trữ lượng không lớn
D. Giao thông Bắc- Nam trắc trở
Câu 10: Vùng biển nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư…là vùng
A. Đặc quyền kinh tế B. Tiếp giáp lãnh hải C. Thềm lục địa D. Lãnh hải
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp
Đề thi thử THPT quốc gia 2017 môn Lịch sử
Câu 1. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài duy nhất của thế giới trong thời gian nào của thế kỉ XX
A. Thập niên 40 – 50.
B. Thập niên 50 – 60.
C. Thập niên 60 – 70.
D. Thập niên 70 – 80.
Câu 2. Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng sự kiện?
A. Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM ) năm 1972.
B. Định ước Henxinki năm 1975.
C. Cuộc gặp không chính thức giữa Bu-so và Gooc-ba-chốp tại đảo Manta (12/1989)
D. Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT-1)
Câu 3. Những nước nào tham gia thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á tại Băng Cốc (8/1967)?
A. Việt Nam, Philippin, Singapo, Thái Lan, Indonexia.
B. Philippin, Singapo, Thái Lan, Indonexia, Brunây.
C. Philippin, Singapo, Thái Lan, Indonexia, Malaixia.
D. Malaixia, Philippin, Mianma, Thái Lan, Indonexia.
Câu 4. Mốc đánh dấu sự khởi sắc trong hoạt động của tổ chức ASEAN là:
A. Việc ký kết Hiệp ước Bali (1976).
B. Việc mở rộng kết nạp thêm thành viên.
C. Việc chấm dứt cuộc nội chiến tại Campuchia.
D. Việc các nước ASEAN Ký Hiến chương ASEAN (2007).
Câu 5. Liên Hợp quốc hoạt động không dựa trên nguyên tắc nào sau đây:
A. Hợp tác phát triển có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.
B. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước
C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào.
D. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Câu 6. cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới là:
A. Hội đồng Bảo an.
B. Ban Thư ký.
C. Đại Hội đồng.
D. Tòa án quốc tế.
Câu 7. Sự ra đời của các tổ chức nào đánh dấu xác lập cục diện hai cực, hai phe sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. NATO và Tổ chức Hiệp ước Vacxava
B. NATO và SEV
C. Liên Hợp Quốc và NATO
D. EU và Tổ chức Hiệp ước Vacxava
Câu 8. Nhân tố nào chi phối quan hệ quốc tế phần lớn thời gian nửa sau thế kỷ XX?
A. Chiến tranh lạnh
B. Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật
C. Chính sách đối ngoại của các nước lớn
D. Xu thế toàn cầu hóa
Câu 9. Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. Anh. B. Pháp. C. Mĩ. D. Nhật
Câu 10. Thành tựu nào của Liên Xô đã mở ra kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?
A. Phóng thành công tàu vũ trụ “Phương Đông 1”.
B. Phóng thành công vệ tính nhân đạo.
C. Đưa người lên Mặt trăng.
D. Xây dựng trạm vũ trụ ngoài không gian.
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tổ hợp đề thi THPT quốc gia 2017 3 môn Sử, Địa, Giáo dục công dân (Có đáp án) Đề thi thử THPT quốc gia 2017 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.