Bạn đang xem bài viết Tinh dầu hương thảo có tác dụng gì? Cách làm tinh dầu hương thảo tại nhà tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hương thảo là một loại cây khá quen thuộc, dễ tìm lá nhiều, hẹp, hình dải có mùi hương rất dễ chịu, ấm áp thường được sử dụng trong ẩm thực, sản xuất mỹ phẩm. Giờ thì cùng tìm hiểu một số thông tin thú vị về tinh dầu của loại cây này nhé.
Tinh dầu hương thảo là gì?
Tinh dầu hương thảo chủ yếu được chiết xuất từ lá và hoa của cây hương thảo (Rosmarinus officinalis), một loại cây phân nhánh mọc thành bụi rất phổ biến ở vùng Địa Trung Hải, được gọi bằng cái tên mỹ miều là “giọt sương của biển cả”, thuộc họ bạc hà giống với húng quế, oải hương.
Tinh dầu hương thảo được làm ra từ một số phương pháp như chưng cất hơi nước hoặc chiết xuất dung môi, có hương thơm nhẹ nhàng, ấm áp hơi giống mùi gừng, khi mới chưng cất tinh dầu thường không có màu hoặc hơi vàng, về sau sẫm dần.
Với chưng cất hơi nước, người ta sẽ cho nguyên liệu vào một bình kín, sau đó nấu lên, hơi nước sẽ đem theo tinh dầu qua bình ngưng tụ, ngưng tụ lại thành hỗn hợp chất lỏng.
Vì tinh dầu không thể tan trong nước và thường nặng hoặc nhẹ hơn nước nên sau khi loại bỏ nước và tạp chất ta có thể thu được tinh dầu nguyên chất.
Nếu sử dụng phương pháp chiết xuất dung môi sẽ cho ra thành phẩm tinh dầu có độ nguyên chất rất cao nhưng lại có thể lẫn tạp chất dung môi còn sót lại nên thành phẩm thường không được sử dụng trong trị liệu.
Thông thường đối với tinh dầu chiết xuất từ hoa, người ta sẽ dùng dòng không khí ẩm nóng đẩy tinh dầu ra khỏi hoa, và cho tinh dầu hấp thụ vào chất hấp thụ rắn như than hoạt tính, sau đó sẽ giải hấp bằng dung môi dễ bay hơi, từ đó sẽ thu được tinh dầu nguyên chất.
Công dụng của tinh dầu hương thảo
Theo Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh – Chuyên ngành nội tổng quát – Hồi sức cấp cứu, đồng thời là Giám định viên tại Bệnh viện Ung bướu, TPHCM, tinh dầu hương thảo có một số công dụng sau.
- Cải thiện sức khỏe răng miệng: Dầu hương thảo có khả năng kháng khuẩn, giúp ngừa các bệnh về răng miệng như sâu răng nhờ loại bỏ vi khuẩn Streptococcus sobrinus (một loại vi khuẩn gây sâu răng), nha chu, viêm nướu và mảng bám.
- Giúp tinh thần thư giãn, giảm stress: Mùi hương của tinh dầu hương thảo có khả năng làm giảm cortisol, một loại nội tiết tố do cơ thể tiết ra khi chúng ta căng thẳng, stress. Cortisol có thể làm mất cân bằng nội tiết tố và rối loạn quá trình trao đổi chất, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tinh thần lẫn thể chất.
- Khử mùi: Vì có hương thơm ấm áp, dễ chịu mà tinh dầu hương thảo thường được sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm tinh dầu, xịt phòng, sữa tắm, nến và nước hoa giúp khử mùi hiệu quả.
- Các bệnh về hô hấp: Ngoài công dụng khử mùi thì tinh dầu hương thảo còn được chứng minh là có thể giảm bớt sự tắc nghẽn của thanh hầu, thường dùng để điều trị các bệnh như cảm lạnh, đau họng, dị ứng hô hấp,… nhờ hợp chất eucalyptol và long não có trong thành phần.
Cách làm tinh dầu hương thảo tại nhà
Nguyên liệu làm tinh dầu hương thảo
- 6 nhánh hương thảo tươi (bạn cũng có thể sử dụng hương thảo khô tuy nhiên hương thảo tươi chứa nhiều khoáng chất như vitamin A, C, sắt, canxi,.. hơn hương thảo khô, và nên mua tại những cửa hàng hoa kiểng uy tín nhé.)
- 1 chén dầu oliu (dầu jojoba, hạnh nhân,… tùy mục đích sử dụng)
- Dụng cụ: Bếp, nồi, rây lọc, chén, chai thủy tinh có nắp kín.
Cách làm tinh dầu hương thảo
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu, dụng cụ. Hương thảo rửa sạch, ngắt lá ra khỏi thân. Rửa sạch dụng cụ, phơi khô.
- Bước 2: Nấu hương thảo, lọc và làm nguội. Đổ dầu oliu vào nồi, thả hương thảo vào đun lửa nhỏ.
- Bước 3: Khuấy đều liên tục trong khoảng từ 5 – 10 phút đến khi dầu nóng và mùi hương thảo bốc lên.
Thành phẩm
Tinh dầu hương thảo có thể sử dụng để làm đẹp như dưỡng tóc, dưỡng da hoặc xông phòng, khử mùi,… Tuy nhiên bạn nên lưu ý bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và tránh ánh nắng mặt trời nhé vì tinh dầu này rất dễ hỏng.
Chỉ với vài bước đơn giản là bạn đã có thể làm ra tinh dầu hương thảo rồi, thật đơn giản phải không nào? Mong rằng bài viết đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích về tác dụng của tinh dầu hương thảo cũng như cách làm ra loại tinh dầu này nhé.
>> Mua lá hương thảo (Rosemary) tươi và khô ở đâu ở TP.HCM?
>> Cách làm tinh dầu quýt để khử mùi, đuổi côn trùng
>> Cách làm tinh dầu bưởi tại nhà
Kinh nghiệm hay Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tinh dầu hương thảo có tác dụng gì? Cách làm tinh dầu hương thảo tại nhà tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.