Bạn đang xem bài viết Tìm hiểu về ý nghĩa và các món ăn Tết Trung Thu của người Hàn (Chuseok) tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Để có thể biết thêm văn hóa của người Hàn, hãy cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu thêm về nguồn gốc, ý nghĩa, phong tục và hoạt động truyền thống cũng như các món ăn trong dịp lễ Chuseok này bạn nhé.
Tổng quan về Tết Chuseok – Tết Trung Thu Hàn Quốc
Nguồn gốc của Tết Chuseok
Tết Chuseok còn được gọi bằng nhiều tên khác như Hangawi, 중추절 – Tết Trung Thu, Gabae – Ngày Gia Bài. Tuy vẫn chưa xác định được nguồn gốc của Tết Chuseok nhưng dựa theo truyền thuyết ở Hàn Quốc, người ta cho rằng Tết Chuseok có từ thời Gabae, đời vua Yuri của nước Silla (từ năm 57 TCN đến năm 935).
Theo truyền thuyết kể rằng, quân vương thứ ba của Silla – vua Yuri đã mở một cuộc thi tài dệt vải để thách các nữ nhi ở kinh thành. Thời gian là từ 16 tháng 7 âm lịch đến 14 tháng 8 âm lịch, nếu ai dệt được nhiều sẽ được phần thưởng là một bữa cỗ rất thịnh soạn.
Dựa theo truyền thuyết này, vào hằng năm có rất nhiều người tham gia thách đấu, không khí ngày càng náo nhiệt và dần đã trở thành một ngày lễ lớn của người dân Hàn Quốc.
Thời gian diễn ra Tết Chuseok
Tết Chuseok cũng diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch (15/8 âm lịch) như những quốc gia châu Á khác. Chính cái tên của lễ Chuseok cũng thể hiện điều này, bởi người ta còn hay gọi lễ Chuseok là Hangawi mà bản thân chữ “gawi” còn có nghĩa là “rằm tháng 8”.
Vì Tết Chuseok là một trong những ngày lễ lớn ở Hàn Quốc nên người dân nơi đây sẽ được nghỉ lễ 3 ngày (từ ngày 14-16 tháng 8 âm lịch), mục đích là để mọi người có thể trở về quê hương tụ họp với gia đình sau những ngày dài làm việc không ngừng nghỉ.
Ý nghĩa Tết Trung Thu Chuseok của người Hàn Quốc
Tục ngữ Hàn Quốc có câu: “Nông dân tháng 5, thần tiên tháng 8”, câu tục ngữ này muốn nói rằng khi giai đoạn bận rộn vất vả với mùa màng vào tháng 5 qua đi, thì tháng 8 chính là lúc mọi người có thể nghỉ ngơi sau khi thu được thành quả, cảm giác nhàn rỗi như là thần tiên.
Ngoài việc nghỉ ngơi sau những ngày làm việc vất vả thì tháng 8 âm lịch cũng chính là thời điểm mà người dân sẽ làm cỗ để tạ ơn tổ tiên vì đã giúp họ có một mùa ấm no, cũng như cầu mong rằng sang năm cũng sẽ thu gặt được nhiều hoa lúa.
Bên cạnh đó, vì các thành viên đều sẽ tề tựu lại nên các gia đình sẽ có những giây phút vui vẻ an bình, mọi người quây quần bên nhau thưởng thức những món ăn ngon, cùng nhau trò chuyện tăng thêm tình cảm gia đình.
Những phong tục trong ngày Tết Chuseok
Cũng như những ngày lễ lớn khác như Tết Nguyên Đán,… Vào dịp lễ Chuseok, người dân Hàn Quốc cũng có những phong tục riêng trong những ngày này:
Beolcho – Bách thảo và Seongmyo – Tảo mộ
Để thể hiện đạo nghĩa làm con và lòng hiếu thảo với tổ tiên, người dân Hàn Quốc sẽ thực hiện nghi thức Beolcho và Seongmyo trong dịp Tết Chuseok này. Nghi thức này cũng gần giống như việc tảo mộ và tiết thanh minh trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt Nam chúng ta.
Trong dịp này, các gia đình sẽ dọn dẹp khu vực quanh mộ của tổ tiên. Sau đó dọn một mâm lễ gồm hoa quả, ngũ cốc cũng như những sản phẩm đã thu được trong mùa vụ trước đó để dâng lên tổ tiên như một cách để bày tỏ lòng biết ơn của mình.
Charye
Nghi thức Charye được thực hiện vào sáng sớm ngày đầu tiên của Tết Chuseok. Mọi người trong gia đình sẽ tụ họp lại để tiến hành nghi lễ cúng bái tại gian nhà chính – nơi bày bàn thờ tổ tiên với món ăn chính dùng để cúng bái là Mebap (cơm được làm từ gạo mới thu hoạch).
Nghi lễ cúng bái tổ tiên được tiến hành xong thì các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau ăn cỗ, cỗ này bao gồm Mebap và nhiều món ăn phụ rất phong phú được bày trong những đĩa nhỏ, gọi là banchan.
Chúc Tết và tặng quà
Cũng như những dịp lễ tết quan trọng khác, trong dịp Tết Chuseok mọi người sẽ tặng cho nhau những món quà đặc biệt với những câu chúc ý nghĩa, như là một lời chúc sức khỏe luôn dồi dào, công việc may mắn suôn sẻ…
Những hoạt động vui chơi ngày Tết Chuseok
Là một ngày lễ lớn nên tất nhiên sẽ không thể thiếu những hoạt động vui chơi truyền thống. Trong dịp này đặc biệt có khá nhiều trò chơi truyền thống đặc sắc như:
Múa Ganggangsullae
Đây là một hoạt động nghệ thuật được truyền lại từ những người phụ nữ ở tỉnh Seonam Haean, cũng chính là hoạt động tiêu biểu trong dịp Tết Trung Thu này.
Điệu múa Ganggangsullae được thể hiện bởi những cô gái mặc trang phục hanbok truyền thống, cùng nắm tay nhau xếp thành hình vòng tròn, vừa hát vừa nhảy múa dưới ánh sáng đêm trăng rằm huyền ảo.
Điệu múa truyền thống này còn có một ý nghĩa rất đẹp, đó là để ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ trong thời khắc “khai hoa nở nhụy” hòa cùng với vẻ đẹp của thiên nhiên.
Juldarigi – Kéo co
Mọi người cũng thường chơi trò kéo co này trong dịp Tết Chuseok để gắn kết tình cảm gia đình, bạn bè và nâng cao tinh thần đồng đội của người dân trong các làng xóm.
Trò chơi được tổ chức với quy mô khá lớn khi các đội thường là những người từ các làng, các thôn xóm khác nhau. Cuộc thi sẽ càng đông vui và hấp dẫn hơn nếu càng có nhiều người tham gia kéo co.
Trò đấu vật
Đây là một hoạt động đặc sắc không thể thiếu trong dịp Tết Trung Thu để thể hiện sức mạnh thể lực của các chàng trai.
Được tổ chức dưới hình thức loại trực tiếp, người chiến thắng cuối cùng trong trò đấu vật sẽ được mọi người gọi là jangsa và nhận được phần quà lớn từ người dân như vải vóc, gạo hoặc là một con bê.
Những món ăn tiêu biểu vào dịp Tết Trung Thu (Tết Chuseok) của người Hàn Quốc
Songpyeon
Songpyeon là một món bánh gạo truyền thống thường thấy trong dịp lễ Chuseok của Hàn Quốc. Đây là loại bánh có nhân thường là vừng, đậu đen, quế, hạt thông, hạt dẻ và mật ong… được bọc lại bởi lớp vỏ mềm dẻo.
Bánh mang hương thơm đặc trưng của lá thông, bởi những chiếc bánh có tạo hình giống trăng non này được đem đi hấp trên một lớp lá thông, có ý nghĩa như là một tương lai tươi sáng và thành công cho thành viên trong gia đình.
Hangwa
Hangwa được làm từ bột gạo, mật ong, hoa quả và các loại rễ cây được sắp xếp tỉ mỉ, bắt mắt. Bánh không những chỉ đẹp mắt mà còn có giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe. Vì vậy, người ta thường ăn hangwa trong các dịp lễ lớn ở Hàn Quốc.
Jeon – Bánh kếp
Bánh kếp là một loại bánh tuy đơn giản nhưng rất được ưa chuộng trong các dịp lễ lớn ở Hàn Quốc. Với nguyên liệu chính là bột mì cùng với những thành phần phụ tùy theo khẩu vị, chỉ cần được rán cho giòn vàng là đã tạo ra được một bánh kếp truyền thống.
Japchae – Miến xào
Japchae hẳn đã không còn xa lạ vì đây là một món ăn thường thấy không chỉ trong những trong những dịp đặc biệt. Để hoàn thành món miến xào japchae này, bạn chỉ cần cắt thành miếng nhỏ các loại rau củ và thịt rồi xào chung với miến là xong.
Bulgogi – Thịt nướng
Thịt nướng là món ăn rất phù hợp để thưởng thức cùng với gia đình trong dịp Tết Trung Thu này. Với những miếng thịt bò hoặc thịt lợn được ướp rồi nướng lên, ăn kèm với rau củ và kim chi hoặc ăn kèm với cơm trắng đã tạo nên một bàn ăn vô cùng thơm ngon và hấp dẫn.
Canh khoai sọ (khoai môn)
Canh khoai sọ được hầm cùng với gân bò hoặc ức bò tạo nên món ăn thơm ngon nhưng vẫn đảm bảo tốt cho sức khỏe với hương vị vô cùng thanh đạm nhẹ nhàng. Đây chắc chắn là một món không thể thiếu trong dịp lễ Chuseok của người Hàn Quốc.
Lê
Có thể nói lê là một loại quả thanh mát rất được yêu thích tại Hàn Quốc, vì vậy cũng không còn xa lạ gì khi lê thường xuất hiện trong những mâm cỗ của người Hàn Quốc. Loại quả này có thể được dùng để chế biến món ăn, để trưng bày hay làm món tráng miệng đều rất phù hợp.
Với những thông tin về nguồn gốc, ý nghĩa cũng như những phong tục, hoạt động truyền thống và các món ăn trong dịp Tết Chuseok này, Pgdphurieng.edu.vn mong rằng đây là những thông tin bổ ích để bạn có thể hiểu thêm về Tết Chuseok của người Hàn Quốc nhé.
Mua nươc ngọt tại Pgdphurieng.edu.vn
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tìm hiểu về ý nghĩa và các món ăn Tết Trung Thu của người Hàn (Chuseok) tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.