Bạn đang xem bài viết Tìm hiểu về bệnh trầm cảm: Nguyên nhân – dấu hiệu – điều trị tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ngày nay bệnh trầm cảm càng diễn ra với nhiều người, không những người trưởng thành mà còn là giới trẻ. Hãy cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu về dấu hiệu bệnh trầm cảm, nguyên nhân và các phương pháp điều trị nhé.
Bệnh trầm cảm là gì?
Theo bệnh viện đa khoa Tâm Anh, bệnh trầm cảm hay còn gọi là Depression, đây là một loại bệnh tâm thần học đặc trưng bởi sự rối loạn khí sắc trong suy nghĩ của con người. Nguyên nhân gây ra bệnh do một số yếu tố tâm lý áp lực hay tiêu cực đè nặng lên chúng ta. Người bị trầm cảm sẽ có những biến đổi bất thường trong suy nghĩ và hành vi tác phong. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cứ 20 người bình thường sẽ có một người đã từng bị một giai đoạn trầm cảm trong năm trước.
Tìm hiểu về bệnh trầm cảm
Trầm cảm là một loại bệnh không còn xa lạ, ngày nay có còn phổ biến hơn. Đây là bệnh có thể chữa trị hoàn toàn vì vậy cần phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời tránh để trường hợp quá nặng dẫn đề quá trình điều trị tốn nhiều thời gian.
Trầm trọng nhất của bệnh trầm cảm chính là tơi 50% trường hợp tự sát. Nguyên nhân dẫn đến chính là các áp lực, rối loạn trong suy nghĩ về việc trong đời sống hằng ngày như thất nghiệp, phá sản, ly hôn,…
Theo những nghiên cứu ngày nay thì phụ nữ sẽ thường xuyên bị trầm cảm hơn nam giới, với tỷ lệ khoảng 2:1. Tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm ngày một tăng và theo các ước tính của tổ chức Y tế Thế giới thì mỗi năm có khoảng 850.000 ca chết do hành vi tự sát của bệnh trầm cảm.
Các mức độ và dấu hiệu của bệnh trầm cảm
Trầm cảm nhẹ (Trầm cảm cấp độ 1)
Đây là giai đoạn đầu của quá trình tiến triển bệnh trầm cảm. Những dấu hiệu của giai đoạn này chưa quá rõ ràng nên nhiều người chưa thể nhận biết được. Một số triệu chứng thường xảy ra chỉ là buồn chán tạm thời như
- Cảm thấy khó chịu, dễ tức giận, cáu gắt
- Cảm thấy tự ti, tuyệt vọng
- Cảm thấy buồn chán, không có hứng thú với những hoạt động xảy ra xung quanh
- Không có động lực làm việc hay sức sống làm bất cứ việc gì
- Rối loạn giấc ngủ, thường buồn ngủ vào ban ngày và mất ngủ vào ban đêm
- Cơ thể mệt mỏi, cảm giác thèm ăn nhưng không ngon miệng, thường xuyên bỏ bữa
Trầm cảm vừa (Trầm cảm cấp độ 2)
Nếu giai đoạn đầu không phát hiện và cứu chữa kịp thời thì tình trạng bệnh của bạn sẽ càng nặng hơn. Các triệu chứng lúc này cũng tương tự trầm cảm thông thường nhưng mức độ biểu hiện sẽ trầm trọng hơn. Một số ảnh hưởng này như sau:
- Suy giảm khả năng làm việc và không làm tốt công việc hằng ngày
- Cảm thấy dễ tổn thương, tự tin và hạ thấp bản thân
- Hay lo lắng, hoảng sợ quá mức, hay khóc lóc mà không rõ nguyên nhân
- Làm giảm khả năng chăm sóc bản thân và gia đình
- Suy giảm khả năng giao tiếp với mọi người
Thông thường với những người bị trầm cảm vừa sẽ được điều trị bằng phương pháp trị liệu tâm lý hoặc sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm. Nếu thực hiện theo điều trị của bác sĩ thì tình trạng bệnh cũng sẽ sớm cải thiện.
Trầm cảm nặng (Trầm cảm cấp độ 3)
Trầm cảm nặng là giai đoạn nghiêm trọng nhất trong quá trình bị bệnh trầm cảm. Các hậu quả mà bệnh này gây ra cũng nặng nề hơn rất nhiều. Hành động nghiêm trọng nhất của giai đoạn này có thể dẫn đến tự sát. Theo các chuyên gia, thì trầm cảm nặng chia ra thành hai loại khác nhau:
Trầm cảm nặng không kèm theo loạn thần
- Giai đoạn này sẽ gặp một số dấu hiệu như tâm trạng buồn bã, chán nản kéo dài dai dẳng
- Cơ thể chậm chạp và dễ kích động
- Cảm thấy bản thân vô cùng tội lỗi và không làm được việc có ích
- Suy nghĩ về cái chết và có ý định tự sát nhiều lần
- Mất dần sự tự tin và không còn niềm tin vào cuộc sống
Thông thường ở giai đoạn này người bệnh sẽ xuất hiện đồng thời 3 triệu chứng ở giai đoạn nhẹ và vừa. Tối thiểu 4 triệu chứng nặng, biểu hiện của bệnh kéo dài ít nhất khoảng 14 ngày và ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến công nghiệp, sinh hoạt hằng ngày.
Trầm cảm nặng có kèm theo loạn thần
Trầm cảm nặng có kèm theo loạn thần cực kỳ nguy hiểm. Người bệnh sẽ thường xuyên có những triệu chứng hoang tưởng, ảo giác như nghe thấy âm thanh, tiếng nói lạ. Thường xuyên tưởng tượng đến cảnh bị tai nạn, hỏa hoạn, chiến tranh khủng khiếp,…
Nguyên nhân dẫn tới bệnh trầm cảm
Nguyên nhân dẫn tới bệnh trầm cảm như sau
- Các yếu tố nội sinh chưa rõ nguyên nhân: Có thể do di truyền, yếu tố tự miễn, môi trường sống và xã hội.
- Trầm cảm do căng thẳng: Do các áp lực từ công việc, gia đình, con cái, phá sản hay do những biến cố trong cuộc đời của con người như người thân mất, mất tiền,…
- Do chấn thương não bộ: Đây cũng là một nguyên nhân gây ra trầm cảm khi bị các bệnh lý hoặc những tác động trực tiếp đến não bộ của con người.
Tác động của bệnh trầm cảm
Trầm cảm được xem là một căn bệnh tâm thần và để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Nó có thể tác động lên nhiều khía cạnh của cuộc sống
Ảnh hưởng đến tinh thần và cuộc sống
- Trầm cảm sẽ gây ra mất tập trung, giảm hiệu quả học tập và công việc.
- Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội vì khó quản lý cảm xúc, thu mình lại và giới hạn mối quan hệ giao tiếp
- Dễ suy nghĩ đến cái chết và hay tự làm đau mình.
Ảnh hưởng sức khỏe và thể chất
- Ảnh hưởng đến sức khỏe và thể chất của bản thân vì hay mất ngủ
- Nếu thiếu ngủ thường xuyên sẽ dẫn đến tinh thần mệt mỏi và có thể giảm ham muốn tình dục
- Trầm cảm kéo dài ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận khác trong cơ thể
Các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm
Điều trị hóa dược
Điều trị hóa dược chính là phương pháp phổ biến nhất để điều trị trầm cảm. Nghiên cứu khoa học cho thấy thuốc chống trầm cảm hữu ích cho những người bị trầm cảm trung bình hoặc trầm cảm nặng. Vì thế đối với người bị trầm cảm nhẹ chỉ nên điều trị bằng biện pháp tâm lý.
Các loại thuốc uống khi điều trị bệnh trầm cảm phải được tâm theo những hướng dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc phổ biến như ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc ức chế monoamine oxidase, thuốc chống trầm cảm không điển hình.
Điều trị tâm lý
Ngày nay, điều trị tâm lý được xem là liệu pháp chữa trị trầm cảm phát huy hiệu quả. Các tâm lý gia được đào tạo bài bản với các liệu pháp và kỹ thuật để đồng hành cùng các bệnh nhân bị trầm cảm.
Việc điều trị tâm lý không chỉ giúp bệnh nhân dần phục hồi mà còn gia tăng sự tự tin để thích nghi với cuộc sống hiện tại. Một số biện pháp điều trị tâm lý hiệu quả phổ biến như nhận thức & trị liệu hành vi, trị liệu nghệ thuật, trị liệu gia đình,…
Chế độ sinh hoạt của bệnh trầm cảm
Bạn cần có các chế độ sinh hoạt để ngăn ngừa và kiểm soát bệnh trầm cảm
- Chế độ ăn uống hợp lý ngừa trầm cảm: Người bệnh cần ăn uống đầy đủ, tập trung các loại thực phẩm giàu Omega 3, khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa.
- Điều chỉnh thói quen sinh hoạt: Hạn chế sử dụng thuốc lá, bia rượu và các chất kích thích. Thường xuyên tập thể dục và không thức khuya, không sử dụng nhiều thiết bị điện tử, mạng internet. Nên phát triển các mối quan hệ xã hội lành lạnh xung quanh mình.
Trên đây là một số thông tin mà bạn cần biết về bệnh trầm cảm. Bạn nên nắm rõ những kiến thức này để có thể phòng tránh hoặc điều trị bệnh trầm cảm. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích với bạn nhé.
Nguồn: Tâm Anh Hospital
Mua ngay khẩu trang tại Pgdphurieng.edu.vn để bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch nhé
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tìm hiểu về bệnh trầm cảm: Nguyên nhân – dấu hiệu – điều trị tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.