Bạn đang xem bài viết Tìm hiểu các loại cảm biến trên smartphone, tablet tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trên mỗi chiếc smartphone, tablet nói riêng hay các thiết bị công nghệ nói chung được trang bị khá nhiều các loại cảm biến và hôm nay hãy cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu chức năng của từng loại cảm biến có trên một chiếc smartphone nhé!
Cảm biến tiệm cận là gì?
Cảm biến tiệm cận (tên tiếng Anh là Proximity Sensors) là loại cảm biến thường được đặt ở mặt trước của các smartphone có tác dụng để phát hiện khi có vật đến gần cảm biến. Ứng dụng dễ thấy nhất của loại cảm biến này chính là mỗi lần bạn áp điện thoại vào tai để trả lời cuộc gọi thì lập tức màn hình của máy sẽ tắt đi để tránh trường hợp bạn bấm nhầm vào màn hình.
Để làm được điều đó thì cảm biến tiệm cận thường phát ra một loại trường điện từ, một chùm bức xạ hoặc một loại ánh sáng (ví dụ như ánh sáng hồng ngoại), sau đó nó sẽ giám sát sự thay đổi của trường hoặc những tín hiệu trả về để quyết định xem bạn có đang smartphone lại gần hay không. Khoảng cách mà cảm biến tiệm cận trên smartphone có thể nhận biết đối tượng vào khoảng 2-5 cm.
Cảm biến la bàn là gì?
Đúng như tên gọi thì cảm biến la bàn có mục đích giúp bạn xác định phương hướng trên các thiết bị điện tử. Nhưng khác với các la bàn truyền thống thường sử dụng nam châm để xác định cực bắc và cực nam thì trên smartphone sẽ trang bị một hệ thống MEMS (vi cơ điện tử) chuyên cảm nhận từ trường và nó giúp việc định vị trên smartphone được chính xác hơn khi kết hợp cùng các loại dữ liệu địa lý khác như GPS hay GLONASS.
Sau một thời gian sử dụng thì cảm biến la bàn trên máy của bạn có thể hoạt động không chính xác và lúc đó điện thoại của bạn sẽ yêu cầu bạn cần cân chỉnh lại nó.
Cảm biến con quay hồi chuyển 3 chiều là gì?
Con quay hồi chuyển là một thiết bị dùng để đo đạc hoặc duy trì phương hướng, dựa trên các nguyên tắc bảo toàn mô men động lượng. Loại cảm biến này được sử dụng trên smartphone để bổ sung khả năng nhận biết chuyển động xoay theo phương dọc, hỗ trợ đắc lực trong lĩnh vực game di động.
Cảm biến khí áp kế là gì?
Cảm biến khí áp kế là cảm biến được dùng để đo áp suất khí quyển phục vụ cho việc dự báo thời tiết. Loại cảm biến này giờ đây rất ít khi được các hãng trang bị vì việc dự báo thời tiết có thể lấy dữ liệu từ internet. Tuy nhiên với một số mục đích nhất định thì vẫn có một số chiếc được trang bị cảm biến này với giải thích là cảm biến này khi kết hợp với GPS, la bàn và cảm biến gia tốc sẽ dễ dàng định hướng, tốc độ và vị trí của người sử dụng thêm phần chính xác.
Cảm biến gia tốc là gì?
Cảm biến gia tốc là thiết bị dùng để nhận diện các thay đổi về hướng/góc độ của máy dựa trên dữ liệu thu được và thay đổi chế độ màn hình (chế độ dọc hoặc ngang màn hình) dựa trên góc nhìn của người dùng.
Ví dụ khi bạn xem một đoạn video, bạn xoay máy theo chiều dọc thì video sẽ tự động phát theo chiều dọc, bạn xoay máy nằm ngang thì video phát theo chiều ngang.
Cảm biến vân tay là gì?
Cảm biến vân tay là loại cảm biến dùng để đọc dấu vân tay khi người dùng đặt ngón tay lên bộ phận cảm biến được trang bị sẵn trên máy. Sau khi phát hiện có dấu vân tay đặt vào thì phần cảm biến sẽ ghi nhận và so sánh với mẫu vân tay đã được lưu trữ từ trước từ đó đưa ra kết quả có cho phép người dùng vượt qua lớp bảo mật này hay không.
Trên smartphone thì Apple là hãng đi đầu với chiếc iPhone 5S được trang bị cảm biến vân tay tích hợp trên phím Home của máy. Giờ đây công nghệ cảm biến vân tay trên smartphone đã được cải thiện rất nhiều và có tốc độ nhận diện rất nhanh chóng.
Cảm biến ánh sáng là gì?
Cảm biến ánh sáng có tác dụng đúng như tên gọi của nó, cảm biến này nhằm mục đích nhận biết ánh sáng môi trường xung quanh phục vụ các mục đích nhất định. Loại cảm biến này sẽ gồm nhiều loại photodiode khác nhau, mỗi loại sẽ nhạy với một phần nhất định trong chùm ánh sáng trắng.
Bằng cách kết hợp dữ liệu từ các photodiode rồi tính toán, cảm biến có thể có thể xuất ra một kết quả tương đối chính xác về độ sáng môi trường xung quanh dưới hầu hết các nguồn sáng phổ biến. Cảm biến này thường được đặt ở mặt trước trên các smartphone và có tác dụng điều chỉnh độ sáng màn hình tăng lên hay hạ xuống để phù hợp với môi trường xung quanh.
Mọi thắc mắc vui lòng để lại câu hỏi ngay bên dưới để Pgdphurieng.edu.vn hỗ trợ bạn nhé.
Siêu thị Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tìm hiểu các loại cảm biến trên smartphone, tablet tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.