Bạn đang xem bài viết Tìm hiểu 15 loại gia vị Hàn Quốc đặc trưng nhất và được sử dụng phổ biến tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hàn Quốc còn chiếm trọn con tim của nhiều người không chỉ nhờ văn hóa hay âm nhạc, mà một phần đến từ nền ẩm thực đồ sộ, vô cùng đa dạng lại rất dễ để chế biến và thưởng thức. Để tạo ra được những món ăn đúng điệu của xứ sở kim chi chúng ta sẽ không bao giờ có thể thiếu được các loại gia vị trứ danh. Vậy những gia vị đó có gì đặc biệt? Cùng đi vào nội dung bài đọc để hiểu rõ hơn nhé!
Nước tương Hàn Quốc (Ganjang)
Sẽ là thiếu sót nếu nhắc đến gia vị Hàn mà không nhắc đến nước tương, vì nó là một trong những thành phần thứ yếu trong nhiều món ăn đặc trưng như: Cua, tôm hay trứng ngâm tương, canh tương đậu,… Tương Hàn có ba loại rất phổ biến là: Joseon ganjang, Jin ganjang và Yangjo ganjang.
Joseon ganjang hay còn gọi là guk-ganjang, được sử dụng rất nhiều tại các gia đình Hàn. Được làm từ đậu nành, muối, nước và ủ lên men trong vòng 1 năm nên joseon ganjang đậm vị hơn hẳn những loại còn lại. Thường được sử dụng các món súp, banchan, kimbap,…
Jin ganjang được coi là sản phẩm sinh học nhờ lên men bằng cách phân hủy protein đậu nành bằng các enzym hoá học. Vì vậy, nên tương jin ganjang được sản xuất rất nhanh chóng và giá cả cũng rẻ hơn. Tuy vẫn thơm ngon nhưng sẽ không được quá đậm đà nên thường được dùng cho các món cần dùng tương với số lượng lớn như cua ngâm tương.
Yangjo ganjang được lên men như Joseon ganjang, nhưng lúa mì sẽ là thành phần chính và thời gian lên men cũng chỉ gói gọn trong 6 tháng. Có lúa mì nên yangjo ganjang sẽ có vị ngọt thanh hơn, rất phù hợp để pha chế các loại sốt chấm hoặc ướp thịt sẽ cho ra mùi vị rất riêng.
Giá tham khảo:
- Nước tương Miwon: Khoảng 22.000đ/chai 650ml
- Nước tương Sempio: Khoảng 60.000đ/chai 500ml
- Nước tương Chungwoo: Khoảng 115.000đ/chai 1,05L
Tương đậu lên men (Doenjang)
Doenjang của Hàn thường được so sánh với tương miso của Nhật Bản vì đều được lên men từ đậu nành và đều rất đặc trưng nhờ hai vị mặn, ngọt vô cùng hài hòa. Tuy nhiên, nếu sành ăn bạn sẽ thấy doenjang có màu sắc sẫm và mùi đậm đà hơn hẳn, cũng như không hề có vị hơi hăng của đậu đen.
Người ta thường dùng doenjang để nấu món canh doenjang jjigae, tẩm ướp hoặc pha nước sốt và đặc biệt sẽ rất tuyệt khi ăn kèm với các loại phô mai lâu năm.
Giá tham khảo:
Tương đậu lên men Chungjungone: Khoảng 60.000đ/ hộp 500g
Tương ớt Hàn Quốc (Gochujang)
Gochujang hay tương ớt Hàn “có tuổi đời khá trẻ” so với các loại gia vị khác ở Nam Triều Tiên nhưng lại rất được ưa chuộng và rất phổ biến. Được lên men từ nhiều nguyên liệu như: Bột meju, bột gochugaru, ngũ cốc, ớt và muối.
Tương ớt có vị ngọt rất tự nhiên nên được ứng dụng vào nhiều món ăn như dùng để chế biến tokbokki, cơm trộn (bibimbap), sashimi,…
Giá tham khảo:
- Tương ớt gạo lứt: Khoảng 78.000đ/ hộp 500g và khoảng 38.000đ/ hộp 200g
- Tương Hàn Haechandle: Khoảng 53.000/ hộp 500g
Ớt bột Hàn Quốc (Gochugaru)
Có hương vị không quá cay lại ngọt dịu, độ nóng lại lâu hơn và màu sắc bắt mắt, nên ớt bột Hàn được dùng trong đa số các món ăn từ ăn kèm cho đến món chính ở Hàn. Ớt bột là loại bột mịn dùng để ướp thịt, cá nhằm tạo màu sắc, còn loại có vảy to thì dùng để muối kim chi, nấu súp, ăn lẩu.
Giá tham khảo:
Ớt bột Ottogi: Khoảng 60.000đ – 70.000đ/ gói 400g
Deapa
Deapa có hình dáng bên ngoài thì to hơn nhiều hành lá của Việt Nam, khá giống hành paro (tỏi tây), nhưng lại dậy mùi hơn. Người dân Hàn dùng phần đầu hành để làm gia vị, còn phần lá sẽ thả lên các món canh, soup để trang trí để gia tăng hương thơm.
Giá tham khảo:
Deapa: Khoảng 6.000đ -10.000đ/ 1 cây
Hạt mè rang (bokkeum-kkae)
Hạt mè thường không được dùng nhiều trong quy trình chế biến đồ ăn, nhưng nếu để ý bạn có thể thấy mè được rải lên trang trí hầu hết các món ăn của Hàn. Nên mè rang luôn được các bà nội trợ trữ trong nhà để rắc nhiều món ăn gia đình chẳng hạn như: Miến trộn, cơm trộn bibimbap, tokbokki,…
Giá tham khảo:
Mè được nhập khẩu từ Hàn: Khoảng 130.000đ/ chai 230g
Nước mơ ngâm (maesil cheong)
Nước mơ ngâm hay tên gọi phổ biến hơn là siro mơ Hàn Quốc. Được làm từ những trái mơ xanh ủ trong trong đường, trải qua 3 tháng nước trong mơ sẽ tiết ra hòa quyện với đường. Tạo ra một loại nước màu nâu sóng sánh khá giống mật ong, vị thì ngọt thanh rất dễ chịu nên thường được dùng thay thế đường trong nấu ăn.
Giá tham khảo:
Nước mơ: Khoảng 150.000đ – 165.000đ/ chai 1kg – 1,2kg
Dầu mè (cham gireum)
Dầu mè thường được dùng để rưới lên bề mặt món ăn sau khi đã hoàn tất, tạo nên mùi thơm dịu nhẹ, khó cưỡng cho món ăn. Ngoài ra, họ cũng dùng dầu hạt tía tô (deul gireum) với mục đích tương tự.
Giá tham khảo:
Dầu mè: Khoảng 55.000đ/ chai 55ml, Khoảng 280.000đ/ chai 500ml,…
Giấm Hàn Quốc
Giấm, tương ớt gochujang và nước tương ganjang được người Hàn dùng như gia vị cho các món ăn kèm banchan. Họ cũng trộn giấm với tương ớt Hàn Quốc (Gochujang) để làm nước chấm món rau luộc và cá sống có tên là cho-gochujang.
Giá tham khảo:
Giấm táo Hàn: Khoảng 100.000đ/ chai 500ml
Rượu nấu ăn
Rượu nấu ăn hay còn được gọi là rượu gia vị, phần lớn để khử mùi tanh từ thịt và cá vì người Hàn rất kỵ mùi tanh. Họ cũng có thể thay thế bằng rượu soju hoặc rượu vodka.
Giá tham khảo:
Rượu gia vị: Khoảng 150.000đ – 165.000đ/ chai 1l.
Joet
Joet là các loại hải sản khác nhau được ướp muối và lên men, giúp hương bị của nó trở nên thực sự hài hoà giữa vị ngọt và mặn. Joet cũng có nhiều dạng như: Lỏng, sệt và cả nguyên con.
Có đến 160 loại joet khác nhau như: Mực, tôm, ngao,… thịnh hành nhất là hai loại là myeolchi jeot (jeot cá cơm) và gganari aekjeot (jeot cá cát).
Cá cơm khô
Nếu cá cơm khô ở Việt Nam thường được sử dụng để chiên hoặc rim mắm đường, thì ở Hàn cá cơm được cho vào nồi hầm nước dùng để làm ngọt nước hoặc làm đồ ăn kèm. Nếu muốn thử áp dụng cách nấu này thì nên lựa cá cơm khô kích thước cỡ ngón tay út, còn nguyên vẹn không bị nát và khi sơ chế bạn phải bỏ đi phần đầu và ruột cá để không bị đắng nhé!
Giá tham khảo:
Cá cơm khô nhập khẩu từ Hàn: Khoảng 25.000/ gói 100g.
Dasima
Dasima là các loại rong biển hay tảo bẹ khô, thường có hình dạng to bản để nấu canh, trộn hoặc được cắt nhỏ đi. Được dùng trong nhiều món ăn Hàn, nhất là các loại nước dùng. Dasima khi mua về bạn không nên rửa dưới vòi nước, hãy dùng một chiếc khăn ẩm, sạch để lau bột trắng cũng như bụi bẩn bám vào bề mặt.
Giá tham khảo:
- Wakame Ock Dong Ja: Khoảng 36.000đ/ gói 50g
- Rong biển hữu cơ Alvins vị rau củ: Khoảng 89.000đ/ gói 21g
Tương chấm thịt nướng (Ssamjang)
BBQ Hàn quen thuộc đến mức ở các thành phố lớn tại Việt Nam, bạn có thể dễ dàng kiếm một quán nướng kiểu Hàn trên đường. Nếu muốn ăn BBQ Hàn đúng chuẩn không thể nào thiếu tương chấm thịt nướng hay còn gọi là ssamjang, được lên men từ đậu nành và tương ớt, hành, tỏi và đường nâu. Tương thấm vào từng thớ thịt nướng nóng hổi vừa gắp ra, làm hương vị của thịt trở nên dậy mùi, kích thích vị giác.
Giá tham khảo:
Tương chấm thịt nướng CJ: Khoảng 40.000đ/ hộp 200g và khoảng 75.000đ/ hộp 450g.
Nước mắm (Myeochil aeg)
Khác đôi chút với Việt Nam, người Hàn không dùng nước mắm để chấm. Họ dùng nước mắm (hay còn gọi là myeochil aeg) từ cá cơm để muối kim chi hoặc nước mắm cá ngừ để nấu canh, kho đồ ăn.
Giá tham khảo:
- Nước mắm cá cơm: Khoảng 45.000đ/ chai 500g
- Nước mắm cá chình: Khoảng 50.000đ/ chai 500g.
Hiện nay, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tìm mua các loại gia vị chuẩn Hàn ở Việt Nam tại các chuỗi cửa hàng lớn như Pgdphurieng.edu.vn, hay các siêu thị chuyên bán đồ Hàn Quốc như: K – Market, Emart,…
Hy vọng với những thông tin về 15 loại gia vị đặc trưng của Hàn Quốc này, sẽ giúp bạn hiểu và thêm yêu nền ẩm thực phong phú này.
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tìm hiểu 15 loại gia vị Hàn Quốc đặc trưng nhất và được sử dụng phổ biến tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.