Bạn đang xem bài viết Tiêu chảy tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bệnh tiêu chảy là gì?
Bệnh tiêu chảy (Diarrhea) được định nghĩa bởi Tổ chức Y tế Thế giới khi bệnh nhân có số lần đi phân lỏng nhiều hơn ba lần mỗi ngày. Tiêu chảy có thể gây ra mất một lượng đáng kể của nước và muối. Hầu hết các trường hợp tiêu chảy khỏi mà không cần điều trị. Nhưng gặp bác sĩ nếu tiêu chảy kéo dài, trở nên mất nước hoặc nếu có máu trong phân.
Phân loại:
– Tiêu chảy cấp tính được định nghĩa là tình trạng tiêu chảy kéo dài dưới 4 tuần (có nơi định nghĩa dưới 2 tuần). Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài hơn 4 tuần, ca bệnh được xem là tiêu chảy mãn tính.
– Tiêu chảy thẩm thấu: Là hiện tượng tiêu chảy do một loại dung dịch mà ruột không thể hấp thu, gây áp lực thẩm thấu đến màng nhầy trong ruột, dẫn đến tình trạng thải nước thái quá.
– Tiêu chảy xuất tiết: Là sự rối loạn về chuyển tải ion trong các tế bào biểu mô của ruột làm tăng sự bài tiết và giảm hấp thu hoặc là cả hai.
Có khoảng 1,7 đến 5 tỷ ca mắc tiêu chảy mỗi năm. Vào năm 2012, tiêu chảy là nguyên nhân phổ biến đứng thứ hai trên thế giới làm chết trẻ em dưới năm tuổi. Bệnh tiêu chảy mạn cũng là nguyên nhân phổ biến của tình trạng suy dinh dưỡng và đó là nguyên nhân chính yếu làm trẻ dưới năm tuổi bị suy dinh dưỡng. Các hậu quả về lâu về dài khác có thể xảy ra do hay mắc tiêu chảy gồm có thể chất yếu ớt, và kém phát triển trí tuệ.
Các triệu chứng của tiêu chảy
Tiêu chảy thường không nghiêm trọng và bệnh nhân tự hồi phục, nhưng một số trường hợp nghiêm trọng cần phải đi khám ngay. Những trường hợp dưới đây cần sự tư vấn của bác sĩ:
– Đi tiêu chảy hơn 3 ngày;
– Cảm thấy đau bụng hay đau ruột dữ dội;
– Nhiệt độ trong người trên 38 độ C;
– Đi tiêu chảy có máu trong phân hay phân màu đen;
– Dấu hiệu mất nước: da khô, mắt trũng sâu.
Nguyên nhân gây tiêu chảy
Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra hiện tượng tiêu chảy:
– Vi rút: Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng tiêu chảy cấp tính. Trường hợp được biết đến như là viêm dạ dày ruột do virus (viral gastroenteritis) hay gọi là “cúm dạ dày” (stomach flu).
– Vi trùng: Một số vi trùng (hay còn gọi là “vi khuẩn”) có thể là nguyên nhân của tiêu chảy.
– Ký sinh trùng: Ký sinh trùng có thể vào cơ thể chúng ta qua đường thực phẩm hay nước, do trực tiếp tiếp xúc qua tay dơ bẩn kể cả quan hệ tình dục.
– Thuốc men. Có khá nhiều thuốc có thể gây ra tiêu chảy. Một số thuốc thông thường là: Thuốc trụ sinh; thuốc chống cao huyết áp; nhuận tràng; antacids chứa magnesium.
– Rượu, cà phê :Kích thích ruột gây tiêu chảy.
– Buồn phiền, lo lắng, nhiễm trùng máu (sepsis), các bệnh truyền nhiễm liên quan đến sex, viêm tai… cũng có thể gây ra tiêu chảy.
– Cơ thể không dung nạp được đường lastose (có trong sữa bò).
Điều trị bệnh tiêu chảy
Hầu hết các trường hợp tiêu chảy tự khỏi trong vòng một vài ngày mà không cần điều trị. Bác sĩ có thể khuyên nên dùng thuốc hoặc phương pháp điều trị khác.
– Cho uống nước điện giải: Pha 100ml nước với 1/2 muỗng cà phê muối và 1/2 muỗng cà phê đường. Pha gói Oresol hoặc viên Hydrite có chứa điện giải.
– Uống nhiều chất lỏng kể cả nước, canh và nước mỗi ngày. Nhưng tránh táo và nước ép quả lê cho đến khi cảm thấy tốt hơn bởi vì chúng có thể làm cho bị tiêu chảy nặng hơn.
– Không uống cà phê, rượu.
– Ăn thực phẩm nhiều tinh bột: bánh mì nướng, cơm.
– Kiêng sữa, thực phẩm béo trong một vài ngày.
– Ăn thực phẩm nhiều probiotic như sữa chua, pho mát…giúp giảm đầy hơi.
– Kháng sinh: Kháng sinh có thể giúp điều trị tiêu chảy gây ra bởi vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Nếu bệnh tiêu chảy do vi rút, thuốc kháng sinh sẽ không giúp đỡ gì.
– Điều chỉnh thuốc đang dùng: Nếu xác định rằng thuốc kháng sinh gây ra tiêu chảy, bác sĩ có thể sửa đổi kế hoạch điều trị bằng cách giảm liều hoặc chuyển sang thuốc khác.
Kê thuốc chống tiêu chảy như Loperamide và Subsalicylate Bitmut có thể giúp giảm số lượng đi tiêu chảy nước.
Nếu triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn cần đưa đến các cơ sở y tế kịp thời.
Cách phòng tránh tiêu chảy
– Ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống, gỏi cá hải sản, mắm tôm…
– Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn.
– Đảm bảo vệ sinh khi chế biến thức ăn.
– Giữ nguồn nước sạch, đảm bảo sử dụng nước sạch khi chế biến món ăn.
– Bệnh tiêu chảy dễ lây nên cách ly người bệnh với khu nấu ăn.
Xem thêm: Tiêu chảy và những điều cần biết
(Hình ảnh tổng hợp từ agiadinh.net, Pinterest, google,…)
Bác sĩ chuyên khoa 1 Phạm Đạo
Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tiêu chảy tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.