Hầu hết chúng ta đều được khuyến cáo sử dụng các biện pháp bảo vệ da để chống lại tác động của các tia UV có trong ánh sáng mặt trời. Vậy tia UV là gì? Chúng có tác động như thế nào đối với làn da? Làm thế nào để phòng tránh tác hại của tia UV?
Tia UV là gì?
Bên cạnh những lợi ích to lớn của ánh sáng mặt trời thì đâu đó vẫn tiềm tàng những rủi ro đối với sức khỏe con người. Tia UV còn được gọi là tia cực tím hoặc tia tử ngoại, là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng khả kiến nhưng dài hơn tia X.
Với sự phát triển của khoa học, các nhà nghiên cứu đã khám phá và phân loại ánh sáng mặt trời thành 3 nhóm chính dựa trên độ dài bước sóng:
- Tia hồng ngoại
- Ánh sáng mà mắt người có thể nhìn thấy
- Tia UV
Tia UV có mấy loại?
Tia UV có 3 loại: UVA, UVB và UVC, trong đó tia UVA (bước sóng 380-315 nm) còn gọi là sóng dài hay ánh sáng đen, tia UVB (bước sóng 315-280 nm) còn gọi là sóng trung bình, tia UVC có bước sóng nhỏ hơn 280 nm) cũng là gọi là sóng ngắn hay sóng khử trùng.
Tia UV (Ultraviolet)
Tia UV mang lại cho con người những lợi ích như giúp tổng hợp vitamin D trong cơ thể, ở liều lượng vừa phải tia cực tím có thể kích thích mọi quá trình hoạt động chính của cơ thể,…
Tuy nhiên song song với những lợi ích trên, tia cực tím ẩn chứa khá nhiều tác nhân gây hại đến làn da và nghiêm trọng hơn có thể gây nên các vấn đề liên quan đến sức khỏe con người.
Tia hồng ngoại
Là bức xạ điện từ có bước sóng dài hơn ánh sáng có thể nhìn thấy. Ta không thể nhìn thấy tia hồng ngoại tuy nhiên vẫn cảm nhận được chúng thông qua nhiệt độ của Mặt trời mang đến cho Trái Đất.
Ánh sáng có thể nhìn thấy
Ánh sáng mà mắt người có thể nhìn thấy (ánh sáng khả kiến) chiếm 40% trên tổng tỉ lệ bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt đất, đây là nguồn năng lượng tự nhiên ngày nay được sử dụng khá phổ biến.
Tia UV có mấy loại?
Mặt Trời tỏa ra cả 3 loại tia cực tím: UVA, UVB và UVC. Tuy nhiên, theo lí thuyết, bởi vì sự hấp thụ của tầng ozone, 99% tia cực tím đến được mặt đất thuộc dạng tia UVA, trong khi đó bản thân tầng ozon được tạo ra nhờ các phản ứng hóa học với sự tham gia của tia UVC nên UVC bị tầng ozon hấp thụ. Do đó, nơi nào có ánh sáng mặt trời nghĩa là có tia cực tím.
- Tia tử ngoại UVA (380 – 315 nm): không bị lớp ozon hấp thụ, có thể nhìn thấy đối với chim, côn trùng và cá.
- Tia tử ngoại UVB (315 – 280 nm): bị lớp ozon hấp thụ phần lớn.
- Tia tử ngoại UVC (280 – 100 nm): bị lớp ozon và khí quyển hấp thụ hoàn toàn.
Tuy vậy, tình trạng thủng tầng ozon hiện nay đang ở mức báo động khiến các tia UVB, UVC trở nên dày đặc hơn trong ánh sáng mặt trời.
Các loại thủy tinh tùy theo chất lượng, thông thường trong suốt với tia UVA (UVA đi xuyên thủy tinh) nhưng mờ đục với các tia sóng ngắn hơn (UVB, UVC không chiếu qua được thủy tinh). Silic hay thạch anh tùy theo chất lượng có thể trong suốt với cả tia UVC.
Mức độ ảnh hưởng của tia UV theo các yếu tố
- Vị trí địa lý
Cường độ của tia UV thường lớn ở những vùng nhiệt đới, đặc biệt là các khu vực gần xích đạo, các khu vực ở xa hơn vị trí xích đạo thì nguy cơ sẽ ít hơn.
- Độ cao so với mực nước biển
Cường độ của UV thường tỉ lệ thuận với độ cao cao hơn mực nước biển.
- Thời điểm trong ngày
Tia bức xạ UV thường tập trung cao vào buổi trưa, khi mặt trời ở vị trí cao và chiếu sáng trực tiếp, gần như vuông góc với mặt đất (mặt trời trên đỉnh đầu, đứng bóng), thường khoảng từ 10h sáng đến 14h chiều.
- Khung cảnh và môi trường
Mức độ UV thường lớn ở những nơi có không gian rộng, đặc biệt ở những bề mặt có tính phản xạ cao như: bề mặt tuyết và bề mặt cát biển. Trên thực tế, mức độ của tia UV gần như tăng gấp đôi khi tia UV được phản xạ từ bề mặt của tuyết.
Trong các khu vực thành phố thường ít tia UV hơn do tập trung các tòa nhà cao tầng và bóng râm, cây cối ở trong thành phố.
Tia UV nào ảnh hưởng đến da?
Tia tử ngoại UVA
Tia UVA chiếm 9.5% trong tổng lượng bức xạ mặt trời và gần như xuất hiện bất cứ nơi nào có ánh sáng mặt trời. Tia này có khả năng xuyên qua quần áo, cửa kính, vì vậy chúng có thể tác động trực tiếp đến chúng ta.
- Với bước sóng ngắn, tia UVA có thể gây ảnh hưởng đến tầng hạ bì của da khiến da bị sạm và nám.
- Còn với bước sóng dài, chúng xâm nhập sâu vào tầng hạ bì của da, phá hủy collagen khiến da nhanh chóng lão hóa.
Tia tử ngoại UVB
Tia UVB có bước sóng nhỏ và đã suy giảm trước ở tầng khí quyển nên phần lớn bị chặn lại bởi các cửa kính hoặc quần áo thông dụng. Dù có vẻ tia này không quá “hung hăng” như tia UVA, tuy nhiên mức độ nguy hiểm của chúng không hề kém cạnh.
- Tia UVB là tác nhân trực tiếp tấn công tầng biểu bì của da, gây ra hàng loạt tổn hại cho làn da như: khô nẻ, sạm, cháy nắng, nám, tàn nhang, đồi mồi và kích ứng.
- Tệ hơn nữa, với cường độ cao, tia UVB sẽ ảnh hưởng đến lớp đáy tầng biểu bì, sinh ra các tế bào hỏng. Các tế bào này theo thời gian sẽ liên kết với nhau hình thành khối u và gây ung thư da.
Tia tử ngoại UVC
Và “kẻ hủy diệt” số một – tia UVC. Đây là tia có năng lượng cao nhất so với hai tia còn lại. Tia UVC gây tổn thương nghiêm trọng đến làn da và đôi mắt của chúng ta.
May mắn là tầng ozone trong bầu khí quyển đã ngăn chặn gần như toàn bộ tia này chiếu xuống mặt đất. Dù vậy, với sự suy yếu dần của tần ozone, các bức xạ năng lượng cao của tia UVC vẫn có thể thâm nhập xuống bề mặt Trái Đất, dễ dàng gây ra các vấn đề trầm trọng đối với sức khỏe.
Chỉ số tia UV bao nhiêu là có hại?
Trong các báo động về phân độ tia cực tím từ các Trung tâm Khí tượng thủy văn thường sử dụng thuật ngữ: Chỉ số tia cực tím hay còn gọi là chỉ số UV là phép đo tiêu chuẩn quốc tế về độ mạnh của bức xạ cực tím từ ánh sáng mặt trời.
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA)
- Chỉ số UV dao động từ 0 – 2 được xem là thấp
- Chỉ số UV từ 8 – 10 có thời gian gây bỏng là 25 phút
- Chỉ số UV từ 11 trở lên được xem là cực kỳ cao, rất nguy hiểm, nguy cơ làm tổn thương da, mắt bị bỏng nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong khoảng 15 phút mà không được bảo vệ.
Cách bảo vệ làn da trước tác hại của tia UV
Như đã được các nhà khoa học khuyến cáo, cách tốt nhất để chống lại tác hại của tia UV là chống nắng. Có nhiều biện pháp chống nắng khác nhau và dùng chúng đúng cách cũng vô cùng quan trọng:
Bôi kem chống nắng
Đây là cách phổ biến nhất và cũng mang lại hiệu quả tốt nhất. Ngoài việc chọn cho mình một sản phẩm kem chống nắng phù hợp thì bạn cũng nên quan tâm đến các chỉ số chống nắng như SPF và PA.
SPF là chỉ số chống tia UVB, chỉ số càng cao thì khả năng chống tia UVB càng mạnh mẽ. PA là chỉ số cho biết khả năng chống nắng.
Số cộng của chỉ số này càng nhiều thì khả năng bảo vệ da khỏi tia UVA càng lớn. Bạn có thể chọn các sản phẩm có chỉ số PA+++ đến PA++++ để bảo vệ da tốt nhất.
Dù thời tiết mát mẻ hay ngồi trong phòng làm việc bạn cũng nên sử dụng kem chống nắng để bảo vệ tối đa làn da của mình.
Dùng viên uống chống nắng
Viên uống chống nắng là một biện pháp bảo vệ da mới và được nhiều người ưa chuộng. Viên uống chống nắng giúp bổ sung các chất chống oxy hóa cho cơ thể cũng như trung hòa gốc tự do, sữa chữa DNA bị hư hại, phòng ngừa ung thư da và chống lão hóa da hiệu quả.
Một số cách khác để bảo vệ làn da
- Ăn uống hợp lý, bổ sung các chất chống oxy hóa có trong thực phẩm (cam quýt, trà xanh, cà rốt, và ớt chuông đỏ,…)
- Sử dụng các trang phục chống nắng chuyên dụng, trang bị thêm kính râm chống tia UV, khẩu trang chống tia UV để ngăn ngừa các tác hại nguy hiểm từ tia tử ngoại.
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào các giờ cao điểm (11h đến 14h)
- Hạn chế các nguồn bức xạ nhân tạo (ánh sáng từ màn hình máy tính, điện thoại), sử dụng các tấm phim cách nhiệt cho cửa kính trong phòng hoặc trong ô tô,…
Nguồn: Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Thu Hằng – Bác sĩ Da Liễu – Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng
Các tác hại của tia UV có sức ảnh hưởng vô cùng lớn và bất kỳ ai trong chúng ta cũng cần có kiến thức và biện pháp bảo vệ hiệu quả. Thông qua bài viết này, hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về tia UV là gì, bổ sung thêm cho mình những cách thức phòng tránh các vấn đề gây tổn hại đến làn da cũng như sức khỏe.
Bạn sẽ quan tâm:
- Cách sử dụng kem chống nắng hiệu quả cho làn da không cháy nắng
- Cách chọn kem chống nắng phù hợp nhất cho từng loại da
- Sự khác biệt của kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hoá học
Kinh nghiệm hay Pgdphurieng.edu.vn