Bạn đang xem bài viết Thủy đậu kiêng gì? 3 loại thực phẩm bạn cần tránh xa khi bị thủy đậu tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bệnh thủy đậu được phát hiện từ rất lâu thông qua các ban bóng nước ở da. Đa số bệnh có diễn tiến lành tính, tuy nhiên một số trường hợp có thể tử vong do biến chứng. Dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng để giúp bạn mau khỏi bệnh. Cùng đọc bài viết sau để tìm hiểu về thủy đậu kiêng gì nhé!
Thức ăn cay, mặn
Phát ban do bệnh thủy đậu không chỉ ở da mà còn gây tổn thương ở miệng, lưỡi và cổ họng của bạn.
Một nghiên cứu năm 2001 đã cho kết quả các tổn thương ở miệng do bệnh thủy đậu có liên quan đến mức độ nặng của bệnh. Cụ thể, đối với các trẻ có phát ban bóng nước ở miệng có tỉ lệ bệnh nặng hơn so với các trẻ khác.[1]
Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2017 cho kết luận: đối với những người có tình trạng suy giảm miễn dịch, virus thủy đậu có thể gây ra một số biến chứng khác như viêm dạ dày, dẫn đến các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn.[nguon title=”Varicella-Zoster Virus Gastritis: Case Report and Review of the Literature” link=”https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28381144/”][/nguon]
Một số thực phẩm cay, mặn cần tránh như:
- Ớt.
- Nước sốt cay.
- Salsa.
- Tỏi.
- Bánh quy.
- Khoai tây chiên.
- Nước dùng súp.
Thực phẩm có chứa nhiều axit
Những thực phẩm chứa nhiều axit có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng đối với những người có vấn đề về dạ dày như loét hoặc trào ngược. Vì vậy, bạn nên tránh những loại thức ăn này trong thời gian bệnh.
Một số thực phẩm có độ axit cao như:
- Quả nho.
- Trái dứa.
- Cà chua.
- Trái cây/nước trái cây họ cam quýt.
- Thực phẩm ngâm giấm.
- Cà phê.
Thực phẩm cứng, giòn
Tương tự với thức ăn cay nóng và chứa nhiều axit, bạn cũng nên hạn chế những thực phẩm giòn, cứng nếu bạn đang bị lở loét trên môi, miệng hoặc lưỡi. Vì những thực phẩm này có thể làm nặng thêm tình trạng của bạn, gây vỡ các bóng nước, làm tăng tình trạng lây lan các mụn nước và có nguy cơ nhiễm trùng tại vị trí đó.
Các thực phẩm bạn nên tránh như:
- Bắp rang bơ.
- Quả hạch.
- Những loại hạt.
- Đồ chiên.
Bị thủy đậu nên ăn gì cho nhanh khỏi?
Thực phẩm giàu sắt
Mặc dù chưa hiểu rõ về cơ chế bệnh sinh, nhưng nghiên cứu trước đây về mối liên quan giữa thiếu máu và nhiễm thủy đậu kết luận ở những người mắc thủy đậu có nguy cơ thiếu máu cao hơn.[nguon title=”Association of various risk factors with childhood herpes zoster: A case–control study in Indian patients”link=”https://ijdvl.com/association-of-various-risk-factors-with-childhood-herpes-zoster-a-case-control-study-in-indian-patients/”][/nguon] Do đó, bạn nên ăn những thực phẩm có nhiều chất sắt để có thể giảm nguy cơ này. Các thực phẩm chứa nhiều sắt bao gồm:
- Thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu, thịt bê, thịt heo).
- Nội tạng (gan, thận, pate).
- Gia cầm (gà, vịt, cút).
- Cá hoặc động vật có vỏ (cá hồi, cá mòi, cá ngừ).
- Trứng.
- Mì ống và bánh mì nguyên cám.
- Các loại đậu (đậu hỗn hợp, đậu nướng, đậu lăng, đậu gà).
- Rau lá xanh đậm (cải bó xôi, củ cải bạc, bông cải xanh).
- Yến mạch.
- Đậu hũ.
Uống nhiều nước
Bệnh thủy đậu có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến vùng miệng và cổ họng dẫn đến khó khăn trong việc ăn uống của bạn. Giữ dinh dưỡng và ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh rất quan trọng, giúp cơ thể bạn chống lại virus và hồi phục nhanh chóng.
Bên cạnh đó, việc giữ đủ nước là một phần quan trọng trong quá trình điều trị. Một số đồ uống cung cấp nước bao gồm:
- Nước khoáng.
- Nước dừa.
- Trà thảo mộc.
- Đồ uống chứa chất điện giải.
Khi nào gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Khi có bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ bị thủy đậu, bạn nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác bệnh. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp giảm bớt mức độ nghiêm trọng và điều trị các biến chứng nếu có. Ngoài ra, bạn nên đi khám ngay nếu:
- Nổi ban bóng nước lan đến một hoặc cả hai mắt.
- Bóng nước rất đỏ, ấm hoặc mềm. Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng da thứ phát do vi khuẩn.
- Nổi bóng nước kèm chóng mặt, tim đập nhanh, khó thở, run, ho nhiều, nôn ói, cứng cổ hoặc sốt cao trên 39 độ C.
- Người suy giảm miễn dịch/trẻ dưới 6 tháng.
Chẩn đoán bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu thường được chẩn đoán dựa trên phát ban nổi bóng nước.
Một số trường hợp nghi ngờ chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân làm các xét nghiệm như:
- Công thức máu.
- Phết các bóng nước trên da tìm tế bào đa nhân khổng lồ (xét nghiệm tế bào Tzanck)
- Huyết thanh chẩn đoán.
- Cấy máu hoặc dịch bóng nước để phân lập virus.
- PCR tìm DNA của virus.
Các bệnh điều trị bệnh thủy đậu uy tín
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, Bệnh viện Y Học Cổ Truyền TP.HCM,…
- Tại Hà Nội:Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương, Bệnh Viện Bạch Mai, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa,…
- Cách chăm sóc bệnh nhân thủy đậu hiệu quả không để lại sẹo.
- Sởi.
Tóm lại, nếu bạn đang mắc thủy đậu và có phát ban dạng bóng nước tại miệng, lưỡi và cổ họng. Tốt nhất bạn nên tránh ăn các loại thực phẩm có thể gây kích ứng thêm các tổn thương như: thức ăn cay, chua, mặn hoặc giòn. Chia sẻ với người thân và bạn bè nếu thấy bài viết hữu ích nhé!
Nguồn: Medscape, HealthLine, Mayo Clinic, PubMed, Science Direct, NHS
Nguồn tham khảo
-
Oral manifestations of infections of infections due to varicella zoster virus in otherwise healthy children
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11314207/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Thủy đậu kiêng gì? 3 loại thực phẩm bạn cần tránh xa khi bị thủy đậu tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.