Thuốc nhỏ mắt là người bạn đồng hành giúp đôi mắt sáng khỏe, cùng tìm hiểu thuốc nhỏ mắt là gì và cách sử dụng an toàn cho sức khỏe nhé.
Thuốc nhỏ mắt là dược phẩm không thể thiếu trong việc hỗ trợ phục hồi thương tổn và giúp cho đôi mắt khỏe mạnh. Nhưng bạn có biết cách sử dụng thuốc nhỏ mắt an toàn chưa. Hãy để Pgdphurieng.edu.vn mách bạn những điều cần biết về thuốc nhỏ mắt nhé!
Thuốc nhỏ mắt là gì?
Thuốc nhỏ mắt là một loại dược phẩm được điều chế từ dung dịch nước cất hoặc dung dịch dầu cùng với các loại dược liệu có ích cho đôi mắt. Thuốc nhỏ mắt phải luôn đảm bảo là những chế phẩm vô khuẩn, không chứa chất gây hại và hỗ trợ giải quyết được những vấn đề về mắt.
Thành phần có trong thuốc nhỏ mắt có thể chứa thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, steroid,…
Tác dụng của thuốc nhỏ mắt
- Chống khô, mỏi và ngứa mắt: Chứa vitamin E, vitamin B6 và vitamin A giúp tăng cường trao đổi chất trong mắt, dưỡng ẩm và chống mỏi mắt.
- Bảo vệ mắt, kháng viêm, kháng khuẩn: Chứa corticosteroid (Polydexa, Dexacol,…) có tác dụng kháng viêm nhanh, mạnh và một số thành phần kháng khuẩn vượt trội khác như chloramphenicol, azithromycin, tobramycin,…
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt (viêm kết mạc, viêm mống mắt, loét giác mạc,…): Chứa một số hoạt chất hỗ trợ chữa lành những tổn thương trên mắt như tetracain hydroclorid, oxybuprocain clorua,…
Các loại thuốc nhỏ mắt phổ biến hiện nay
Thuốc nhỏ mắt sẽ được phân thành nhiều loại với công dụng dược lý khác nhau dựa vào tình trạng mắt của bệnh nhân:
Nhóm thuốc làm giãn đồng tử
- Homatropine hydrobromid: Được chiết xuất dưới dạng muối hydrobromid 2% có tác dụng làm giãn đồng tử. Thuốc được sử dụng trong những lúc khám mắt và trong quá trình phẫu thuật mắt.
- Tropicamide: Duy trì đồng tử giãn nở đến 7 tiếng và có tác dụng sau 20 đến 25 phút. Thuốc chuyên dụng cho việc soi đáy mắt, đo khúc xạ và các ca phẫu thuật mắt từ nhỏ đến lớn.
Nhóm thuốc làm co đồng tử
- Pilocarpin: Hỗ trợ làm co đồng tử, mi mắt giúp các ống thông dịch giãn ra, thuận tiện trong việc chữa trị các bệnh về mắt như huyết khối võng mạc hoặc viêm teo dây thần kinh dị ứng.
- Carbachol: Giúp điều trị chứng tăng nhãn áp, hạn chế mù lòa và tổn thương dây thần kinh.
Nhóm thuốc kháng khuẩn
- Gentamicin: Chỉ định cho những bệnh nhân bị viêm mi mắt, viêm kết mạc, nhiễm khuẩn do dị vật. Gentamicin có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại cho mắt như liên cầu, tụ khuẩn cầu, phế cầu,…
- Natri clorid: Là chất điện giải giúp dưỡng ẩm, bù muối khoáng cho mắt. Ngoài ra, natri clorid còn có tác dụng rửa mắt, chống kích ứng và sát trùng nhẹ cho mắt.
Nhóm thuốc kháng viêm
- Corticosteroids: Thành phần ưu việt giúp điều trị những triệu chứng viêm hiệu quả như viêm củng mạc, viêm màng bồ đào, viêm mống mắt,…
- Cromoglycate, Antihistamines, Diclofenac: Ức chế các triệu chứng viêm giác mạc, viêm kết mạc dị ứng mà không để lại tác dụng phụ.
Cách sử dụng thuốc nhỏ mắt đúng cách theo từng bước
Bước 1Rửa tay sạch sẽ với xà phòng và lau khô.
Bước 2 Mở lọ thuốc nhỏ mắt và để lọ thuốc trên mắt với đầu nhỏ hướng vào mắt, cách mắt từ 1 đến 2 cm.
Bước 3 Dùng một tay kéo mi mắt dưới xuống, tập trung nhìn lên trên và tay kia bóp nhẹ lọ thuốc để dung dịch nhỏ giọt xuống.
Bước 4Nhắm mắt lại thật chậm rãi và cúi mặt xuống đất từ 1 đến 2 phút. Trong lúc này, bạn tiếp tục dùng ngón tay đẩy nhẹ từ bọng mắt đến khóe mắt để tránh dung dịch chảy xuống mũi và miệng.
Bước 5 Dùng khăn khô hoặc khăn giấy tiệt trùng lau những giọt dung dịch chảy ra ngoài.
Những điều nên và không nên làm khi sử dụng thuốc nhỏ mắt
Những điều nên làm khi sử dụng thuốc nhỏ mắt
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ về thời hạn sử dụng của thuốc nhỏ mắt sau khi mở nắp. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những kích ứng của thuốc khi hết hạn.
- Sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt theo thứ tự được khuyến cáo. Bạn nên ưu tiên dùng các loại dung dịch trước, sau đó là hỗn dịch hoặc thuốc mỡ.
Những điều không nên làm khi sử dụng thuốc nhỏ mắt
- Không để phần đầu của lọ thuốc nhỏ mắt tiếp xúc với tay, mắt hoặc bất cứ vật gì khác. Điều này dễ phát sinh vi khuẩn trong dung dịch nhỏ mắt và gây hại cho mắt của bạn.
- Không đeo kính áp tròng khi nhỏ mắt trừ khi có sự cho phép của bác sĩ. Bạn nên đeo kính áp tròng sau tối thiểu 15 phút nhỏ mắt.
- Không sử dụng chung thuốc nhỏ mắt với người khác vì vi khuẩn sẽ dễ lây lan và gây ra các vấn đề về mắt.
- Không cần nhỏ thêm thuốc nhỏ mắt sau khi thấy dung dịch dư chảy ra ngoài. Những trường hợp như thế này là bình thường nên bạn không cần phải lo lắng về việc thuốc đã vào hay chưa.
Những điều không nên làm khi sử dụng thuốc nhỏ mắt
- Sử dụng thuốc nhỏ mắt trong thời gian dài: Chúng ta thường nghĩ rằng thời hạn sử dụng in trên thuốc lên đến vài năm nên không phải lo nhiều. Nhưng thực chất đó là thời hạn khi chưa mở nắp.
- Thời gian thuốc đem lại hiệu quả cao nhất là khoảng 15 ngày kể từ lần mở nắp đầu tiên: Theo các chuyên gia và bác sĩ về mắt, nếu bạn sử dụng thuốc nhỏ mắt trên 1 tháng thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị lực và gây ra những hậu quả khó lường cho đôi mắt của bạn.
- Nhỏ quá nhiều giọt: Nhiều người sợ rằng nhỏ quá ít thì bệnh sẽ lâu khỏi nên đã nghĩ tới việc nhỏ một lúc nhiều giọt. Nhưng việc làm này không những hao phí thuốc nhỏ mắt mà còn không đem lại hiệu quả như mong muốn. Theo khuyến nghị của bác sĩ, bạn chỉ nên nhỏ từ 1 đến 3 giọt trong 1 lần.
- Tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt: Mắt là bộ phận quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Một số thành phần trong thuốc nhỏ mắt có thể gây tác dụng phụ lên đôi mắt và dẫn đến những hậu quả không mong muốn.
Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến với bác sĩ về những loại thuốc nhỏ mắt nên dùng để có được một đôi mắt sáng và khỏe nhé!
Trên đây là chia sẻ của Pgdphurieng.edu.vn về những điều cần biết về thuốc nhỏ mắt. Hy vọng bạn sẽ tìm được loại thuốc nhỏ mắt cho riêng mình để sở hữu một đôi mắt sáng khỏe nhé!
Nguồn: Bệnh viện đa khoa MEDLATEC
Mua trái cây tươi các loại tại Pgdphurieng.edu.vn để bổ sung vitamin cho mắt:
Pgdphurieng.edu.vn