Bạn đang xem bài viết Thực phẩm có nhiều flavonoid tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Flavonoid là tên của một nhóm các chất có nguồn gốc thực vật, có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu về những thực phẩm giàu flavonoid và những lợi ích mà nó mang lại nhé.
Flavonoid được tìm thấy trong nhiều loại trái cây, rau củ và nhiều thực phẩm khác như rượu vang, trà. Nó là chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp chống lại các gốc tự do, sử dụng nhiều thực phẩm giàu flavonoid trong chế độ ăn uống hàng ngày là một cách tuyệt vời giúp cơ thể bạn khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính.
Táo
Táo giàu flavonoid như kaempferol và quercetin trong khi vỏ táo giàu luteolin. Khoảng 100 gam táo sẽ chứa gần 136 miligam flavonoid. Tất cả ba loại flavonoid nói trên đều được biết là có tác dụng chống tái phát và chống nhiễm trùng đối với vi rút, đặc biệt là vi rút cúm. Ngoài flavonoid, táo còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe như tăng cường sức khỏe tim mạch, điều chỉnh lượng đường trong máu, giảm các triệu chứng hen suyễn, hỗ trợ giảm cân,…
Cần tây
Cần tây rất giàu flavonoid như apigenin, 1 gam cần tây cung cấp 14,82 miligam flavonoid. Cần tây có thể giúp điều trị chứng viêm do virus gây ra, đồng thời làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh và cúm như đau họng, đau nhức cơ thể và ho.
Rượu vang đỏ
Các flavonoid chính được tìm thấy trong rượu vang đỏ bao gồm các flavanol như catechin; flavonols như myricetin và quercetin; và anthocyanins như malvidin-3-glucoside. Uống rượu vang đỏ vừa phải sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại một số chủng vi rút cúm và các loại vi rút khác, cải thiện sức khỏe đường ruột, giảm huyết áp. Đây là một lựa chọn yêu thích của nhiều người do các chất chống oxy hóa mà nó cung cấp. Mỗi 100 ml rượu vang đỏ có khoảng 101 mg flavonoid. Rượu vang trắng và rượu vang hồng có lượng flavonoid thấp hơn so với rượu vang đỏ.
Trà đen
Hàm lượng flavonoid của trà đen cao hơn trà xanh: trà đen chứa khoảng 200 mg flavonoid trên 100 ml so với 71-126 mg của trà xanh trên 100 ml. Catechin là flavonoid chính được tìm thấy trong trà đen cùng với isoflavone và anthocyanins. Uống trà đen thường xuyên giúp giảm nguy cơ béo phì, giúp hạ cholesterol và giảm lượng đường trong máu.
Cải bó xôi
Theo nghiên cứu về hàm lượng phenolic và flavonoid trong một số loại rau của Dược sĩ Nguyễn Khánh Thùy Linh, 1 gam cải bó xôi chứa 4,29 miligam flavonoid. Hai loại flavonoid được tìm thấy nhiều nhất trong cải bó xôi là Kaempferol và quercetin có tác dụng chống viêm, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và các bệnh mãn tính. Ngoài ra, cải bó xôi còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu, các carotenoid mang lại nhiều lợi ích khác như giúp ngăn ngừa béo phì, bảo vệ mắt, chắc xương,…
Bông cải xanh
Kaempferol, quercetin là những flavonoid chính có trong bông cải xanh mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như: bảo vệ chống lại bệnh tim, ung thư, dị ứng và giúp hạ huyết áp. 1 gam bông cải xanh cung cấp 2,33 miligam flavonoid.
Bắp cải trắng
Bắp cải trắng là một loại thực phẩm đặc biệt tốt cho sức khỏe vì nó chứa nhiều chất dinh dưỡng: vitamin C, vitamin K, vitamin B6, folate, canxi, magie,…và chứa các flavonoid như kaempferol, anthocyanins mang lại nhiều lợi ích sức khỏe: hạ cholesterol, cải thiện hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ ung thư,… riêng các flavonoid trong bắp cải có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim, giúp hạ huyết áp, chống viêm. Bắp cải trắng cũng được xem là nguồn giàu flavonoid: 1 gam bắp cải trắng chứa 10,03 miligam flavonoid.
Diếp cá
Rau diếp cá hay còn gọi là giấp cá, theo Đông y nó là một thảo dược có vị cay, chua, có mùi hơi tanh, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Trong lá diếp cá có 0,2% quercitin, trong hoa và quả có isoquercitin, cả hai loại flavonoid đó đều có tác dụng lợi tiểu, giúp vững bền mao mạch, kháng viêm. 1 gam diếp cá khô cung cấp 16,01 miligam flavonoid.
Chùm ngây
Chùm ngây có giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho những người thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng cần thiết: lá, rễ, hạt, thân cây chùm ngây chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa như quercetin và axit chlorogenic giúp ngăn ngừa tổn thương do các gốc tự do gây ra. Thường xuyên ăn chùm ngây giúp kiểm soát lượng đường trong máu, cân bằng nội tiết tố, làm chậm quá trình lão hóa. 1 gam lá chùm ngây khô cung cấp 18,38 miligam flavonoid, ngoài ra, nó còn giàu vitamin B6, vitamin C, vitamin A, sắt, magie, chất đạm,…
Xà lách
Xà lách là loại rau xanh được nhiều người ưa chuộng trong các bữa ăn hàng ngày. Xà lách chứa nhiều chất dinh dưỡng như đạm, chất xơ, sắt, mangan, kali, vitamin C, vitamin K,… Ngoài ra, xà lách còn chứa lutein và zeaxanthin giúp tăng cường thị lực, bảo vệ đôi mắt khỏi thoái hóa điểm vàng. 1 gam xà lách khô cung cấp 10,57 miligam flavonoid.
Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn nhiều thông tin về các loại thực phẩm giàu flavonoid và những lợi ích của chúng, giúp bạn bổ sung vào thực đơn hàng ngày để tăng cường sức khỏe cho cả gia đình.
Nguồn: Healthline, Wiki
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Flavonoid là gì? Tác dụng của Flavonoid đối với sức khỏe
>>>>> Flavonoid có chống lại bệnh ung thư không?
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Thực phẩm có nhiều flavonoid tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.