Bạn đang xem bài viết Thực hư việc tắm bằng lá khiến da bé bị đen tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tắm cho bé bằng lá trà xanh gây đen da
Lá trà có chứa chất catechin có tác dụng diệt vi khuẩn có hại cho da, ngoài ra còn chứa Vitamin, các hoạt chất chống oxy hóa, kháng viêm cho da.
Tắm cho bé bằng lá trà xanh có rất nhiều lợi ích nhưng nếu mẹ không rửa sạch nhựa trong lá trà thì có thể nhựa sẽ “nhuộm” da bé thành màu sẫm hơn. Tuy nhiên, mẹ không cần lo lắng vì khi nào ngưng không tắm lá trà nữa, da con sẽ dần trắng trở lại.
Do đó, thông tin tắm cho bé bằng lá trà xanh gây đen da là không có cơ sở khoa học.
Cách đun lá trà làm nước tắm bé: Rửa thật sạch 300 gram lá trà non còn tươi, vò nát rồi cho vào nồi nước đun sôi vài phút để chất trà hòa vào nước. Vớt bã, lấy nước đó pha thêm cho loãng rồi tắm bé.
Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi tắm lá trà xanh cho trẻ
Lá trầu không gây đen da bé
Nước lá trầu không vốn dĩ có màu vàng nhạt, khi để lâu sẽ bị ngả sang màu sậm khiến nhiều mẹ cho rằng tắm nước lá trầu không thường xuyên cho bé sẽ khiến da bé đen đi.
Tuy nhiên, thành phần lá trầu không chứa chất kháng sinh giúp sát trùng, tiêu viêm, kháng khuẩn rất tốt. Bé tắm nước trầu không thường được làm sạch da, hương thơm mát, nên dễ ăn dễ ngủ, ít khóc về đêm. Do đó, thông tin tắm nước lá trầu khiến da bé bị đen là không có cơ sở.
Cách làm: Rửa sạch 10 lá trầu không, cắt nhỏ hoặc vò nát rồi cho vào nồi đun sôi. Đợi khoảng vài phút cho nước trầu tiết ra, sau đó pha với nước ấm thật loãng rồi tắm cho bé.
Cây cỏ mực là thủ phạm gây đen da
Cái tên cỏ mực (nhọ nồi) khiến nhiều mẹ tin rằng, nó chính là thủ phạm gây đen da bé. Sự thực không phải như vậy. Cỏ mực có tác dụng hỗ trợ điều trị rôm sảy vì có thể làm sạch da dịu nhẹ. Ngoài ra cỏ mực cũng giúp xua đuổi côn trùng, khiến muỗi, kiến… tránh xa bé.
Lưu ý cách tắm cho bé với các loại lá
Rửa lá qua nước muối thật kĩ để làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn, trứng côn trùng, lông tơ gây ngứa…
Nên nấu loãng nước, không nấu quá đậm, vớt bỏ hết bã lá, chỉ giữ phần nước.
Cần tắm cho bé bằng nước ấm với ít sữa tắm dành cho bé trước khi tắm lá để loại bỏ bã nhờn trên da.
Nếu da bé đang bị mưng mủ, trầy xước, rôm sảy hoặc có bệnh ngoài da, mẹ không nên tự tắm bé bằng lá mà nên hỏi ý kiến bác sỹ chuyên khoa.
Cẩn thận với các loại lá không rõ nguồn gốc, không rõ là lá gì, vì một số loại lá có thể chứa độc tố.
Hi vọng qua bài viết này, bố mẹ sẽ không còn hoang mang trước tin đồn tắm nước lá có thể gây đen da bé. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn nên cẩn thận khi tắm nước lá cho bé, ngưng ngay khi bé có dấu hiệu dị ứng và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Thực hư việc tắm bằng lá khiến da bé bị đen tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.