Bạn đang xem bài viết Thực hư việc lông mày dựng là dấu hiệu khi mang thai? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bên cạnh việc thử thai hay tiến hành xét nghiệm tại bệnh viện, dân gian thường truyền tai nhau một số dấu hiệu để nhận biết việc mang thai, trong đó có dấu hiệu lông mày dựng lên. Thực hư của dấu hiệu này thế nào? Cùng đi tìm giải đáp qua bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn nhé!
Lông mày dựng ngược là có thai?
Lông mày là dải lông màu đen, rậm và mảnh, nằm ở phía trên mắt, có chiều dài khoảng 4cm, độ đậm nhạt tùy vào cơ địa của mỗi người. Trung bình mỗi người có khoảng 250 – 1100 sợi lông nhỏ trong chân mày. Những sợi lông này có chức năng ngăn mồ hôi và bụi bẩn rơi xuống mắt.
Theo kinh nghiệm dân gian, nếu phần chân mày nằm trên cùng đường thẳng với đầu mắt và cánh mũi dựng ngược lên thì đó là dấu hiệu của việc mang thai.
Theo thông tin từ MarryBaby – Trang thông tin và cộng đồng Mẹ & Bé, nhiều chị em phụ nữ đã chia sẻ hình ảnh lông mày dựng và khẳng định đây là một dấu hiệu đúng để nhận biết việc mang thai.
Tuy nhiên, nói về độ chính xác thì quan niệm này chỉ là kinh nghiệm được truyền miệng từ các bà, các mẹ thời xưa. Dấu hiệu lông mày dựng là có thai không được công nhận bởi công trình nghiên cứu hay căn cứ khoa học nào.
Trên thực tế, có khá nhiều trường hợp lông mày bị dựng ngược là do bẩm sinh. Trong một số trường hợp đặc biệt, khi cơ thể có cảm giác lo sợ hay đang trong một cảm xúc mạnh mẽ nào đó, phần lông mày cũng có xu hướng dựng đứng lên. Do đó, việc lông mày dựng lên trong các tình huống cụ thể thì không thể xem đó là dấu hiệu của việc mang thai.
Vì vậy, dấu hiệu lông mày dựng lên chỉ nên xem là một dự báo để bạn nghĩ tới việc mang thai, từ đó sẽ có định hướng tiến hành các bước kiểm tra có khoa học tiếp theo.
Các dấu hiệu mang thai khác
Ngoài thắc mắc việc lông mày dựng lên như thế nào là có thai thì chị em phụ nữ cũng cần quan sát và chú ý thêm một số dấu hiệu mang thai dưới đây.
Ngực căng
Trong những tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu sẽ thường có cảm giác bầu ngực căng hơn bình thường. Nguyên nhân của việc này là do khi có bầu, hormone trong cơ thể tăng cao và lưu lượng máu tập trung ở vùng ngực nhiều hơn.
Bên cạnh đó, trong thời gian này, đầu nhũ hoa cũng có màu sẫm hơn thường ngày.
Buồn nôn
Buồn nôn là một dấu hiệu rất phổ biến ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn thai kỳ đầu tiên. Đa số mẹ bầu thường nhạy cảm với mùi nên rất dễ buồn nôn. Với các trường hợp nghén nặng, mẹ bầu có thể bị buồn nôn trong suốt thai kỳ, chỉ kết thúc sau khi sinh con.
Đi tiểu nhiều
Khi mang thai, tử cung của phụ nữ sẽ phát triển dần dần và đè ép lên bàng quang. Tình trạng này khiến cho khả năng chứa nước tiểu của bàng quang giảm đi nên các mẹ bầu thường có xu hướng đi tiểu nhiều hơn. Dấu hiệu này càng rõ dần khi bào thai ngày càng lớn lên.
Ngáp liên tục
Theo thông tin từ Vinmec, trong giai đoạn mang thai đầu tiên, quá trình sản xuất hormone progesterone trong cơ thể sẽ tăng mạnh để hỗ trợ thai kỳ và giúp làm tăng các tuyến sữa cho con bú. Tuy nhiên, sự thay đổi này có thể làm cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, ngáp liên tục và thường xuyên buồn ngủ.
Chậm kinh
Ngoài buồn nôn thì chậm kinh cũng là dấu hiệu phổ biến của việc mang thai. Ngoại trừ nguyên nhân do tuổi tác và kinh nguyệt không đều, nếu thấy chậm kinh quá 5 ngày thì bạn hãy nghĩ ngay đến trường hợp mang thai nhé!
Chuột rút
Tình trạng chuột rút không chỉ xuất hiện ở thời gian đầu của thai kỳ mà có thể xảy ra xuyên suốt thai kỳ. Nguyên nhân là do khi mang thai, tử cung bị kéo giãn ra, mạch máu ở phần thân dưới bị chèn ép, gây ra tình trạng chuột rút.
Thân nhiệt tăng
Thân nhiệt cơ thể tăng bất thường là dấu hiệu của việc có em bé. Thông thường, thân nhiệt của mẹ bầu sẽ tăng khoảng 0.5 – 1ºC. Vì vậy, ở trong cùng một môi trường, mẹ bầu sẽ thường cảm thấy nóng bức và dễ ra mồ hôi hơn những người khác.
Nổi mụn, rôm sảy
Khi có bầu, hormone progesterone sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường, làm cho nhiệt độ cơ thể tăng, khiến mồ hôi tiết ra nhiều hơn. Việc này sẽ làm lỗ chân lông bị bịt kín, gây ra mụn nhọt, rôm sảy.
Đau bụng dưới
Phần bụng dưới bị đau âm ỉ trong 1 – 2 ngày có thể là một dấu hiệu mang thai mà bạn cần biết. Tuy nhiên, nếu cơn đau dữ dội, kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên kịp thời đến bác sĩ để kiểm tra nhé!
Khí hư ra nhiều
Khí hư ra nhiều hơn bình thường cũng là một dấu hiệu điển hình của mang thai. Thông thường, khí hư trong giai đoạn thai kỳ có màu trắng ngả vàng, mùi hăng nhẹ, không gây cảm giác ngứa hay khó chịu.
Hiện tượng này xảy ra có tác dụng ngăn vi khuẩn xâm nhập vào vùng kín và bảo vệ cơ quan sinh sản của chị em phụ nữ.
Trên đây là chia sẻ của Pgdphurieng.edu.vn về thực hư việc lông mày dựng là dấu hiệu khi mang thai. Hy vọng với bài viết này, bạn có thể bỏ túi được những thông tin hữu ích. Cảm ơn vì đã theo dõi!
Nguồn: Trang thông tin và cộng đồng Mẹ & Bé – MarryBaby, Vinmec
Chọn mua sữa bột cho phụ nữ mang thai bán tại Pgdphurieng.edu.vn:
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Thực hư việc lông mày dựng là dấu hiệu khi mang thai? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.